• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên vớitổ chức. Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, muốn có sự gắn kết với nhân viên của mình thì các doanh nghiệp đãđưa ra cách làm thỏa mãn nhân viên của mình bằng cáckhía cạnhsau:

- Bản chất công việc

- Cơ hội đào tạo và thăng tiến - Lãnhđạo

- Đồng nghiệp - Lương, thưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Điều kiện làm việc - Phúc lợi

Bản chất công việc

Công việc làm hài lòng công việc của nhân viên phụ thuộc vào sự hài lòng với các thành phần công việc, chẳng hạn như bản chất công việc đó (Loke, 1995 dẫn theo Luddy, 2005). Sự phù hợp của công việc với người lao động được thểhiện qua nhiều khía cạnh thuộc vềbản chất công việc.

Bản chất công việc liên quan đến những thách thức của công việc, cơ hội đểsử dụng các năng lực cá nhân và cảm nhận thú vị khi thực hiện công việc. Các yếu tốsau của bản chất công việc sẽ được xem xét bao gồm:

- Công việc cho phéo sửdụng tốt các năng lực cá nhân - Công việc rất thú vị

- Công việc có nhiều thách thức

- Công việc được phân công một cách rõ ràng

Nhiều nghiên cứu bằng thực nghiệm cho thấy nhân tốcông việc có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của người lao động (Luddy, 2005; Hà Nam Khánh Giao, 2011; Châu Văn Toàn, 2009).

Cơ hội đào tạo -thăng tiến

Đào tạo được xem là một hình thức đầu tư của cá nhân hoặc tổ chức cho nguồn vốn con người (Wetland,2003). Trong nghiên cứu của Jamrog (2002), nhân viên muốn có nhiều cơ hội đào tạo tốt để nâng cao khả năng xử lý công việc. Các đợt đào tạo giúp nhân viên cập nhật những kiến thức tốt cho công việc, việc công nhân viên được cử tham gia các khóa đào tạo hiệu quả giúp họ cảm thấy tự tin trong hoàn thiện công việc, có sự phát triển cải tiến trong công việc. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến các công nhân viên, điều này có thể làm tăng mức độ hài lòng của công nhân viên đối với doanh nghiệp, và họ sẽ có nhiều khả năng gắn bó lâu hơn với công ty.

Một sốnhà nghiên cứu cho rằng cơ hội thăng tiến có liên hệchặt chẽvới sựhài lòng trong công việc của người lao động (Pergarnit & Veum, 1999; Peterson và cộng sự, 2003; Sclafane, 1999 dẫn theo Luddy, 2005). Quan điểm này được hổ trợ bởi nghiên cứu của Elickson and Logidon (2002) khi nghiên cứu nhân viên cơ quan chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyền thành phố cho thấy cơ hội thăng tiến được cho là có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng vềcông việc.

Liên quan đến nhận thức của nhân viên về các cơ hội được đào tạo, phát triển năng lực cá nhân và cơ hội được thăng tiến trong tổchức. Các yếu tốvề cơ hội đào tạo và thăng tiến được xem xét bao gồm:

- Chính sách thăng tiến của công ty công bằng

- Công ty thường xuyên nâng cao trình độcho nhân viên - Nhân viên được phổbiến rõ ràng về chính sách thăng tiến - Cơ hội phát triển cá nhân…

Lãnhđạo

Theo các kết quả nghiên cứu, công tác lãnhđạo có khả năng tăng cường sự gắn kết của tổ chức. Lãnhđạo đóng vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành bại của doanh nghiệp. Sự thỏa mãn của công nhân viên tăng lênkhi cấp trên của họ là người hiểu biết, thân thiện, đưa ra những lời khen ngợi hợp lý, đúng lúc khi người lao động thực hiện tốt công việc, sự thỏa mãn tăng lên khi cấp trên biết lắng nghe ý kiến của nhân viên, khi biết quan tâm đến lợi ích của nhân viên.

Người lãnh đạo cần có khả năng truyền cảm hứng để mọi người trong tổ chức của mình hăng say, nỗ lực làm việc, sẵn sàng hoàn thành tốt những công việc được giao, tạo thái độ và suy nghĩ tích cực đối với công việc, mang lại động lực làm việc, sẽ thu hút được nhiều nhân tài, đồng thời sẽ giữ chân những nhân tài đó.

Lãnh đạo liên quan đến các mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo cấp trên trực tiếp; sựhỗ trợ của cấp trên; phong cách lãnh đạo và khả năng lãnh đạo thực hiện các chức năng quản trị tổchức. Các yếu tốvềlãnh đạo được xem xét bao gồm:

- Cán bộlãnhđạo gương mẫu

- Cán bộlãnhđạo quan tâm đến nhân viên - Sự tin tưởng đối với lãnhđạo

- Sựhỗtrợcủa cấp trên khi cần thiết…

Lương, thưởng

Tiền lương là nhân tố rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến sự trung thành công việc của công nhân viên. Chính sách lương bổng là chiến lược kích thích, động viên họ nhằm duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động mãi mãi

Trường Đại học Kinh tế Huế

làm việc với tổ chức. Chính sách đó phải là một chính sách linh động, uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với khả năng của từng công ty, xí nghiệp, đối chiếu với các công ty xí nghiệp trong cùng một ngành. Theo Willis (2000), tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng nhất để thu hút và giữ được nhân tài”. Theo Parker và Wright (2001), số tiền có thể ảnh hưởng đến hành vi, tiền lương ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và giữ chân người lao động

Theo Stanton và Croddley (2000), sự thỏa mãn về tiền lương, thưởng liên quan đến cảm nhận của người lao động về tính công bằng trong trả lương, thưởng. Sự thỏa mãn vềtiền lương, thưởng được đo lường dựa trên các tiêu thức: người lao động được trả lương cao, người lao động có thểsống hoàn toàn dựa vào thu nhập từcông ty, tiền lương tương xứng với kết quảlàm việc, tiền lương được trảcông bằng, đủ và đúng thời hạn.

Sự thỏa mãn về tiền lương, thưởng liên quan đến cảm nhận của nhân viên về tính công bằng trong trả lương, thưởng. Sựhài lòng về tiền lương được đo lường dựa trên các tiêu thức:

- Người lao động có thểsống hoàn toàn dựa và thu nhập của công ty - Tiền lương thu nhập được trảcông bằng

- Tiền lương, thưởngtương xứng với kết quảlàm việc - Người lao động hài lòng vềchế độ lương, thưởng

Đồng nghiệp

Đồng nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong công việc của mỗi nhân viên.

Khi có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, nhân viên sẽ không cảm thấy chán nản mỗi khi đến nơi làm việc, bởi những mối quan hệ sẽ giúp khích lệ, động viên tinh thần làm việc của họ, đó cũng là động lực khiến họ trở nên yêu công việc của mình hơn. Mặt khác, mối quan hệtốt giữa các đồng nghiệp sẽ là cầu nối để mọi người cùng chia sẻ với nhau kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc.

Đồng nghiệp là những cảm nhận liên quan đến các hành vi, quan hệ với đồng nghiệp trong công việc tại nơi làm việc, sựphối hợp và giúp đỡ nhau trong công việc với các đồng nghiệp. Các yếu tốvề đồng nghiệp được xem xét bao gồm:

- Đồng nghiệp thỏa mái và dễchịu - Có tinh thần đồng đội

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Sẵn sàng giúp đỡ nhau - Có sựnhất trí cao

Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì nó bao gồm môi trường và không khí làm việc, liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Môi trường làm việc không tốt thì công nhân viên sẽ không có được cảm giác thoải mái, luôn bức bối hoặc có cảm giác không an toàn. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc, năng suất lao động. Nếu được làm việc trong một môi trường tốt, đầy đủ thiết bị cần thiết phục vụ công việc thì công nhân viên sẽ không cảm thấy nhàm chán, từ đó họ có thể phát huy tính sáng tạo và hoàn thành công việc.

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc của nhân viên với tổchức. Các yếu tố điều kiện làm việc được xem xét như sau:

- Điều kiện an toàn, sạch sẽ, với đầy đủ các trang thiết bị, máy móc phục vụ hữu ích cho công việc

- Nơi làm việc thoải mái, vui vẻ - Điều kiện đi lại tới công ty...

Mặt khác, nhân viên không thểtựtin làm việc trong một điều kiện thiếu an toàn, ẩn chứa nhiều rủi ro, họcàng không hài lòng khi doanh nghiệp mà họ đang gắn bó quá thờ ơ đến điều kiện làm việc của họ.

Phúc lợi

Phúc lợi là khoản thù lao gián tiếp trả lương dưới dạng hỗ trợ về cuộc sống dành cho người lao động. Phúc lợi bao gồm hai loại chính:

Phúc lợi bắt buộc: bao gồm năm chế độ bảo hiểm xã hội đó là thai sản, tửsuất, tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp, trợcấpốm đau, hưu trí.

Phúc lợi tựnguyện: bao gồm phúc lợi bảo hiểm, phúc lợi bảo đảm, tiền trả thời gian không làm việc, các phúc lợi do lịch làm việc linh hoạt, các loại dịch vụ cho

người lao động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo Trần Kim Dung (2003), phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với doanh nghiệp.

Thực hiện tốt các chương trình phúc lợi thì sẽ kích thích động viên nhân viên làm việc và duy trì nâng cao năng suất lao động mức sống vật chất và tinh thần cho người lao động, từ đó có thể góp phần làm cho nhân viên hài lòng trong công việc và gắn bó dài lâu với doanh nghiệp.