• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ

2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp

2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty:

2.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô

Sau 25 năm thành lâp, xí nghiệp đãđối mặt với không ít những khó khăn, biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các yếu tố như như chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệlà những yếu tố bên ngoaifanhr hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để đảm bảo quá trình hoạt động cần phân tích được những yếu tốtrên để tìm ra cơ hội và những hạn chếmà xí nghiệp cần phải nắm rõ.

 Chính trị- pháp luật

Bất cứmột loại hình kinh doanh nào, nhân tốpháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tốpháp luật ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả trong dài hạn. Và ngành sữa là một trong những ngành chịu sựgiám sát chặt chẽcủa pháp luật và cơ quan chức năng của chính phủ.ll

Việt Nam là nước có tình hình chính trị tương đối ổn định. Hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, nhà nước không ngừng tạo cơ hôi, môi trường kinh doanh lành

Trường Đại học Kinh tế Huế

mạnh, an toàn, loại bỏ các rào cản tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp phát triển kinh doanh.

Môi trường pháp lý sẽ đem cho ngành sữa một loạt các cơ hội mới và cảnhững thách thức mới. Chính phủViệt Nam đang thực thi một kếhoạch phát triển nâng cao thểlực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kếhoạch là phát triển ngành sữa nội địa bằng cách tăng qui mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp hơn 2 lần qui mô đàn hiện tại) và tăngsản lượng sữa tươi lên 350.000 tấn vào năm 2019. Với kế hoạch này chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội địa không phụ thuộc vào nhập khẩu.

 Kinh tế

Mặc dù nền kinh tế chung của tỉnh Thừa Thiên Huế đang còn đó những khó khan thách thức, nhất là bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra những tháng cuối năm 2017. Song với sựquyết tâm của cảhệthống chính trị, nền kinh tếcủa tỉnh đã có những chuyển biến tích cực..

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 9 tháng 2018 ước đạt 14.400 tỷ đồng, bằng 72% KH năm, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách ước 9 tháng đầu năm 2018 đạt 5.476,1 tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán năm, tăng 8,5%; tổng chi ngân sách ước đạt 6.174 tỷ đồng, bằng 61,89% dự toán (trong đó chi đầu tư phát triển 1.269 tỷ đồng, bằng 42,42% dự toán). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm ước đạt trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳ (trong đó, kinh doanh bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,54% tổng số, tăng 10,66% so với cùng kỳ năm trước).

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 667,8 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 72,6% kế hoạch năm. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực gồm có: Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 580 triệu USD, tăng 8,5%

và chiếm tỷ trọng 86,85%; nhóm hàng nông, thuỷ sản ước đạt 50,02 triệu USD, tăng 12,77% và chiếm tỷ trọng 7,49%...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tăng cao so cùng kỳ, nhất là nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp thành lập mới. Trong 9 tháng năm 2018, có 492 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10% so với cùng kỳ với tổng số vốn đăng ký là 3.602 tỷ đồng; có 137 doanh nghiệp hoạt động trở lại, 82 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động...Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 40.600 tỷ đồng (trong đó, 18 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng và 07 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.640 triệu USD).

Về thương mại, dịch vụ

Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt Lễ hội Festival Huế 2018 thành công tốt đẹp, đã thu hút nhiều khách quốc tế và trong nước tham gia. Tổ chức chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại tỉnh lần thứ XII năm 2018”, các Phiên chợ bán hàng Việt về nông thôn, miền núi. Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế đi vào hoạt động. Công tác dự trữ hàng hóa, bìnhổn thị trường trong các dịp lễ, tết, mùa mưa bão thực hiện tốt. Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm 2018 tình hình giá cả thị trường ổn định, doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt mức tăng khá so cùng kỳ, sức mua trong dân có phần cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn cònđó những hạn chế như mức độ tăng trưởng kinh tếvẫn còn chậm, chưa xuất hiện những nhân tố có tính chất đột phá; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, chưa hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm; nguồn thu ngân sách chưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư. Công tác cải cách hành chính vẫn chưa triệt để; công tác tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp, người dân có khi vẫn còn thiếu kịp thời, năng động...

 Khoa học kĩ thuật- công nghệ

Việcứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệcao vào sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng nhằm tăng giá trị, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là hướng đi tất yếu đểbắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế , tỉnh luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động sáng tạo công nghệ để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Cụthể, tỉnh đã triển khai khởi nghiệp đối mới sáng tạo chương trình công tác, tổchức “ Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018”

Đã triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, áp dụng, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa trên thị trường

Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệtiên tiến đồng thời đầu tư mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệcủa các công ty hàng đầu thếgiới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho thiết bị sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu kĩ thuật hiện đại, khuyến khích các nhà đầu tư sửdụng thiết bịchếtạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu. Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất, thiết bị bảo quản đông lạnh ứng dụng trong ngành sữa cũng được khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệnhằm đảm bảo vệsinh an toàn thựphẩmởmức cao nhất.

• Nhân tố văn hóa xã hội

Tỉnh Thừa Thiên Huếcó diện tích tựnhiên 71,68 km2, dân số đến năm 2018 là 455.230 người.

Kết cấu dân sốtỉnh được đánh giá là kết cấu dân sốtrẻ. Tổng lượng tiêu thụsữa tại tỉnh liên tục tăng mạnh với mức từ 10-12% trên một năm, theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi, mức tiêu thụ sữa trung bình tại tỉnh hiện nay khoảng 6kg/người/năm tức là đã tăng gấp 5 lần so với nhưng năm đầu thập niên 90.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên so với các tỉnh thành phốkháclượng sữa tại tỉnh tiêu thụvẫn còn ít, có lẻ chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây. Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ giành cho trẻcon. Bên cạnh đó nhiều người không thể tiêu hóa được lượng đường Lactose trong sữa do đó dễ bị tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bịhạn chế. Tiếp đến so với các thực phầm khác vàđại bộphận gia đìnhtrên địa bàn tỉnh nhất làởcác vùng nông thôn thì giá của các sản phẩm sữa vẫn còn khá cao. Cònở nhiều tỉnh khác, với nhiều mức thu nhập cao, việc uống sữa trởthành việc không thểthiếu được trong thực đơn hàng ngày.