• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm giải pháp cải thiện nhân tố “bố trí, sử dụng lao động”

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH XNK thủy sản Phú

3.2.4 Nhóm giải pháp cải thiện nhân tố “bố trí, sử dụng lao động”

Việc bố trí, sử dụng lao động một cách hợp lí không những đem lại lợi ích cho công ty mà còn ảnh hưởng đến tâm lí, động lực làm việc của NLĐ tại công ty

Mối quan tâm của NLĐ sau khi chú ý tới tiền lương đó chính là công việc của họ như thế nào. Như vậy, để có thể có một công việc ổn định, thì Công ty cần hoàn thiện khâu phân tích công việc một cách tích cực hơn.

Đại học kinh tế Huế

Công tác phân tích và thiết kế công việc hiện nay tại Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề, trong đó: Công ty chỉ mới chú ý xây dựng bảng miêu tả công việc tức là mới chỉ ra được cho NLĐ rằng họ có quyền hạn, trách nhiệm như thế nào trong công việc chứ chưa đưa ra được những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ làm việc tốt hay kém của họ.

Bảng tiêu chuẩn THCV có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác tạo động lực lao động. Ngoài mục đích làm cơ sở của việc đánh giá THCV của tổ chức đối với NLĐ, nó còn là thước đo để NLĐ tự đánh giá khả năng, trình độ của mình trong công việc.

Từ sự đánh giá đó mà NLĐ tự so sánh với những người đồng nghiệp trong cùng cơ quan, với NLĐ trong cơ quan khác và NLĐ nói chung (theo học thuyết công bằng của Jack Stacy Adam). Nếu các tiêu chuẩn đưa ra không rõ ràng dễ dẫn đến hiểu lầm về sự công bằng trong tổ chức, từ đó dẫn đến các hành vi làm việc không mong muốn từ phía NLĐ.

Công ty cần phân tích và thiết kế lại các công việc hiện tại để viết xây dựng các tiêu chuẩn THCV chi tiết hơn và viết lại các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc cho phù hợp với thực tế. Cách thức thực hiện phân tích và thiết kế lại các công việc có thể thực hiện như sau:

-Thứ nhất, xác định các công việc cần phân tích: Công ty sẽ phải tiến hành rà soát lại toàn bộ các công việc hiện tại.

-Thứ hai, thu thập thông tin để thực hiện phân tích công việc: Để có thể xây dựng được bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn THCV được chính xác, cần thu thập một số loại thông tin như:

+ Các yếu tố của điều kiện làm việc như điêu kiện tổ chức hoạt động của cơ quan, chế độ tiền lương, khen thưởng, tầm quan trọng của công việc trong cơ quan, các yếu tố của điều kiện vệ sinh lao động, sự cố gắng về thể lực, ....

+ Các hoạt động thực tế của công nhân viên tiến hành tại nơi làm việc như phương pháp làm việc với đối tượng hoặc đơn vị sử dụng lao động, cách thức phối hợp với các CBCNV khác, cách thức làm việc với các loại máy móc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công việc, ...

+ Thông tin về những phẩm chất mà CBCNV thực hiện công việc cần có như trình độ học vấn, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện công việc, tuổi đời, ngoại hình, sở thích, sức khỏe, quan điểm, tham vọng, ...

Đại học kinh tế Huế

+ Thông tin về các loại thiết bị, máy móc ở các bộ phận làm việc

+ Thông tin về các tiêu chuẩn mẫu trong việc THCV đối với CBCNV, bao gồm cả các quy định về tiêu chuẩn hành vi và tiêu chuẩn kết quả THCV.

-Thứ ba, sử dụng thông tin thu thập: Các thông tin thu thập được từ quá trình ghi chép sẽ dùng để viết các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc và bản tiêu chuẩn THCV. Các bảng này sẽ là cơ sở cho các hoạt động QTNL của Công ty.

Đối với các bản tiêu chuẩn THCV sẽ do nhân viên phòng Tổ chức hành chính hướng dẫn những người quản lý, những người giám sát bộ phận cách viết và để họ tự viết. Tốt nhất là nên xây dựng các tiêu chuẩn THCV theo phương pháp thảo luận dân chủ. Phương pháp này thu hút được NLĐ vào việc xây dựng các tiêu chuẩn nên được họ ủng hộ và tự nguyện thực hiện hơn.

+ Trưởng phòng, các tổ trưởng cần có thông báo và thu hút toàn bộ nhân viên dưới quyền vào việc xây dựng các tiêu chuẩn THCV và phổ biến cách thức viết cho họ.

+ Mỗi công nhân viên tự dự thảo tiêu chuẩn cho công việc của mình và nộp cho người quản lý trực tiếp của mình.

+ Người quản lý trực tiếp sẽ thảo luận với từng nhân viên về các tiêu chuẩn dự thảo đó và đi đến thống nhất cuối cùng. Đối với các bản mô tả công việc và bản yêu cầu của công việc mà có sự thay đổi với bản cũ thì cần thực hiện các bước sau:

+ Viết bản thảo lần 1

+ Lấy ý kiến đóng góp của NLĐ và người quản lý trực tiếp có liên quan và sửa lại bản thảo theo các ý kiến đó

+ Thảo luận với Trưởng phòng tổ chức về các bản thảo và sửa lại theo các ý kiến đóng góp

+ Trình bản thảo lên giám đốc để phê duyệt

+ Sao in thành nhiều bản, lưu phòng tổ chức và gửi các bộ phân trong công ty.

Qua các trình tự trên, ta sẽ thiết kế được bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc của các công việc trong Công ty. Đây là cơ sở để Công ty thực hiện các hoạt động nhân sự, nhất là công tác tạo động lực một cách chính xác và bài bản.

Đại học kinh tế Huế