• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

3.2. Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín-

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro

Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng

Việc phân tích và thẩm định. Bước này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và hạn chếrủi ro hiệu quả định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo tính chínhxác trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụkháchhàng đểgiải quyết cácđòi hỏi này cần thực hiện các yêu cầu:

Phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác dịnh giới hạn tín dụng theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Công việc này sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý theo khả năng trả nợ của khách hàng tại từng thời điểm thẩm định. Ngoài ra một khách hàng có thể đồng thời đi vay tại nhiều ngân hàng khách nhau trên địa bàn, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng trảnợ của khách hàng một khi có sự vỡ nợ tại các ngân hàng khác. Vì vậy ngân hàng cần phải kèm theo các điều kiện tín dụng khác (tổng dưnợ; cơ cấu tài chính của khách hàng…) nhằm hạn chếnhững rủi ro có thểphát sinh

Trên cơ sở giới hạn tín dụng đãđược phê duyệt, trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó đểgiảm bớt thời gian xửlý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phươngán hay dự án vay, sau đó kiểm tra tính khảthi của phương án hay dựán vay thông qua nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Ðồng thời ngân hàng cần phải dự đoán những rủi ro có thểxảy ra cũng như phươngán xửlý khi rủi ro xảy ra.

Các điều kiện trong hợp đồng tín dụng như: lãi suất; tỷ lệ vốn tựcó; các tài sản bảo đảm… phải được kết hợp chặt chẽnhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàngtương xứng với mức độ rủi ro của khoản vay, đồng thời làm nâng cao trách nhiệm khách hàng trong việc sửdụng vốn vay, hạn chếrủi ro xảy ra. Các khách hàng có mức độxếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

hạng tín dụng càng thấp thì cần nâng tỷlệtham gia của vốn tựcó, cần lựa chọn những TSĐB có tính thanh khoản cao.

Đa dạng hóa danhmục đầu tư tíndụng

Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán, phòng ngừa rủi ro tín dụng. Ngân hàng Sacombank Huế nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những khu vực khác nhau trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Cụthể giải pháp này xoay quanh việc thực hiện các vấn đềsau:

Đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau tránh sự cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn về các ngành nghề đang phát triển, cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghềnhất định trong kếhoạch cơ cấu lại một sốngành nghềkinh tế.

Tránh tập trung cho vay sản xuất một sốloại sản phẩmđặc biệt là những loại sản phẩm nằm trong danh mục hạn chếmà Nhà nước không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.

Lưuý khi cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, đảm bảo một tỷlệcho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh những rủi ro bất ngờ có thểxảy ra với khách hàngđó.

Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa sốvốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng và sự thay đổi tỷgiá hốiđoái.

Mặc dù biện pháp này giúp ngân hàng phân tán rủi ro tín dụng một cách chủ động nhất, tuy nhiên, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng quá mức cũng sẽ có nhữngtác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng như: làm cho việc quản lý trở nên khó khăn; tốn nhiều công sức điều tra, thẩm định, phân tích, đánh giá khách hàng; làm tăng chi phí kiểm tra, giám sát. Vì vậy, ngân hàng Sacombank Huếcần phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực hiện biên pháp này một cách hợp lý, phù hợp với tình hình, năng lực hiện tại của mình.

Tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay

Quy trình giải ngân phải được thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng Sacombank, có sự đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sửdụng vốn vay có đầy đủchứng từchứng minh và hợp lệ. Ngân hàng nên hạn chếgiải ngân bằng tiền mặt, thay vào đó chỉ nên áp dụng phương thức thanh toán chuyển khoản để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng một cách hiệu quả.

Việc kiểm tra mục đích sửdụng vốn của khách hàng cần phải tiến hành một cách nghiêm túc, thực hiện kiểm tra thực tế, có đánh giá vềviệc sửdụng vốn, vềtài sản bảo đảm của khách hàng, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Cần có sự theo dõi và phân tích khoản vay của khách hàng sau khi giải ngân, nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như: khách hàng gặp khó khăn trong quá trình trảnợ do sự thay đổi của môi truờng kinh doanh; biến động thị trường làm ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh hay khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến làm ăn thua lỗ, từ đó có biện pháp chủ động xử lý kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Thường xuyên đánh giá lại giá trị Tài sản đảmbảo

Phần lớn TSĐB của khách hàng là bất động sản, giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn, trong khi đó giá trị của TSĐB trên thực tế có sự biến đổi ít nhiều vào các thời điểm.Vì vậy, sau khi cấp tín dụng, ngân hàng Sacombank Huế cần tiến hành quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng như trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp ngân hàng Sacombank Huếkiểm soát sựbiến động của cácTSĐB.

Việc thường xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản đểtrảnợvay ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiềnđểmua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp.

Đối với tài sản thếchấp có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính là cơ hội để ngân hàng xác định rõ được tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai và ai là người đang quản lý và sửdụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩmđịnh tài sản là để xác định giá trịquyền sửdụng đất, giá trịtài sản gắn liền với đất làm cơ sởthỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứkhi xửlýTSĐB.

Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp TSĐB đãđược thếchấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thếchấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xácđịnh vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thểthông báo với khách hàng để khách hàng có thể trảtrước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB banđầu.

Nâng cao hiệu quả mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nộib

Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng là căn cứ quan trọng để ngân hàng Sacombank Huế đưa ra quyết định cho vay hoặc không chấp nhận cho vay đối với khách hàng. Tuy nhiên, công tác chấm điểm, xếp hạng tại ngân hàng Sacombank Huếvẫn còn nhiều bất cập như: thông tin đầu vào có độtin cậy chưa cao; nhiều khách hàng vẫn chưa trung thực trong việc cung cấp thông tin; các CBTD chấm điểm mang tính chất thủtục hình thức để đẩy nhanh tiến độlàm hồ sơ;phần mềm còn hay xảy ra lỗi trong lúc hoạt đông. Để nâng cao hiệu quảmô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng, ngân hàng nên thực hiện các biên pháp sau:

Nhân viên tín dụng cần phải thu thập đủ lượng thông tin cần thiết, đồng thời kiểm tra tính chính xác của lượng thông tin đó. Để có đủ lượng thông tin cần thiết cho việc chấm điểm tín dụng trước tiên cần thiết lập một hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau cảtừnguồn chính thức và phi chính thức. Ngân hàng cần tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻtrong việc cung cấp thông tin khách hàng với các ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng khách trên địa bàn. Ngoài ra tiến hành trao đổi thông tin với trung tâm thông tin CIC đểcó thểthu thập lượng thông tin một các trực tiếp và thuận lợi hơn.

Với các đối tượng vay vốn là doanh nghiệp thì Ngân hàng cần yêu cầu các doanh nghiệpđó cung cấp đầy đủcác báo cáo tài chính gồm cả4 loại báo cáo : Bảng cân đối kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính, các báo cáo tài chính này phải được kiểmtoán để đám bảo tính xác thực.

Nếu doanh nghiệp nào cung cấp không đầyđủ các báo cáo tài chính, ngân hàng có thể từ chối không tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp đó cho đến khi nào doanh nghiệp có đầyđủcác báo cáo tài chính thì ngân hàng mới tiếp nhận hồ sơ và xem xét đềnghị cấp tín dụng của doanh nghiệpđó.

Ngân hàng cần phải thiết lập hệ thống thông tin mang quy mô tập trung, một hệ thống thông tin mang quy mô tập trung sẽ không chỉ giúp cho ngân hàng trong việc đánh giá, so sánh các khách hàng được thường xuyên với chi phí thấp mà nó còn có thểphát hiện những trường hợp mà doanh nghiệp có tiền sửtín dụng không tốt để hạn chếcấp vốn.

Tùy theo những đặc điểm của từng loại khách hàng, ngân hàng có thể tiến hành phân công việc cho các nhân viên tín dụng một các hợp lý, giảm áp lực tập trung công việc cho nhân viên tín dụng, từ đó có điều kiện giúp khách hàng lập hồ sơ chính xác tránh việc lặp đi lặp lại nhiều lần gây phiền hà cho các khách hàng.

Công việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng do các cán bộnhân viên tín dụng thực hiện, do đó sẽ không thể tránh khỏi những đánh giá mang tính chủ quan, cán bộ nhân viên tín dụng có thể điều chỉnh một vài chỉ tiêu phi tài chính để có thểnâng cao số điểm tín dụng nhằm đưa khách hàng đó lên mức hạng xếp hạng cao hơn so với thực tế. Ngân hàng cần phải có biện pháp kiểm soát quá trình thực hiện của nhân viên tín dụng một cách chặt chẽ thông qua việc tiến hành kiểm tra một hoặc một số hồ sơ khách hàng nào đó đột xuất mà đang trong thời gian chấm điểm tín dụng, bằng cách này ngân hàng có thể theo dõi tình hình chấm điểm của nhân viên đó có diễn ra như đúng với quy trình hay là không.

Ngân hàng cần trang bị hệ thống công nghệ phần mềm hiện đại để cải tiến hiệu quảchấm điểm và xếp hạng, giúp cho quá trình nhập thông tin đầu vào diễn ra nhanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

chóng và không xảy tình trạng lỗi. Ngoài ra cần ứng dụng các phần mềm hiện đại vào việc xây dựng chương trình chấm điểm tín dụng, quản lý các nguồn thông tin vềkhách hàng, giúp cho nhân viên tín dụng có thể truy tìm thông tin dễ dàng, không mất thời gian khi cần thiết.

Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên tín dụng

Trong hoạt động ngân hàng, nhân sựlà yếu tốthen chốt đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụvà hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Để có được nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên môn cao, đạo đưc nghềnghiệp tốt cũng nhưgắn bó lâu dài, ngân hàng Sacombank Huếnên thực hiện những giải pháp sau:

Công tác tuyển dụng tại ngân hàng Sacombank Huếcần được thực hiện chặt chẽ hơn, đảm bảo theo các tiêu chí như: được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín và có liên quan đến nghiệp vụngân hàng; thành thạo ngoại ngữ và tin học theo chuẩn quốc tế; có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt; có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội; yêu thích công việc và có trách nhiệm với công việc trong quá trình thực hiện.

Ngân hàng nên có chế độ lương thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy các nhân viên tín dụng và cán bộquản trị RRTD chuyên tâm hơn vào côngviệc của mình, cống hiến hết mình cho ngân hàng và giảm tình trạng cán bộnhân viên có nghiệp vụtốt chuyển sang các ngân hàng khác trên địa bàn.

Điều chỉnh việc áp đặt doanh số quá cao đối với các cán bộ tín dụng, điều này khiến không ít người chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ tiêu, dẫn đến việc bỏ qua các chuẩn mực đạo đức nghềnghiệp, chất lượng tín dụng giảm sút và có thểgây ra rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn đểkhông xảy ra tình trạng tăng trưởng tín dụng cao mà chất lượng tín dụng thấp. Ngoài ra việc một nhân viên tín dụng quản lý quá nhiều khách hàng khác nhau làm việc kiểm soát khoản vay sẽ không được chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, ngân hàng nên giảm tải số khách hàng cho các nhân viên tín dụng bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên mới; tuyển các cộng tác viên hoặc lập thêm một bộphận hỗ trợtín dụng như một số ngân hàng đang làm hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thường xuyên liên kết, tổ chức các khoá đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cán bộ nhân viên cùng với đó Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộlàm việc không hiệu quảvà có phẩm chất đạo đức yếu kém và bổ sung thêm những nhân sựthực sự đủcảtâm lẫn tài nhằm giúp tổchức ngày càng phát triển hơn.