• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.2.2. Phân tích chất lượng tín dụng

2016. Từ những dữkiện trên ta chưa thể đưa ra được kết luận mà phải phân tích vào bên trong cụthểtừng chi tiết hơn.

Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá chất lượng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao. Dựa vào bảng 12, tỷlệnày của Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 -2017 có biến động giảm từ0,31% (năm 2015) xuống 0,17% (năm 2016) và tăng lên lại 0,30% (năm 2017) vẫn rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Và tỷ lệ này luôn ở dưới 0,31%. Theo quy định của NHNN thì tỷlệnợ quá hạn trên tổng dư nợ của các TCTD tối đa là 5%, điều này chứng tỏrằng chất lượng tín dụng tại Sacombank Huếvẫn đang ởmức an toàn.

Tỷlệkhách hàng có nợ quá hạn: số lượng khách hàng có nợ quá hạn ởmột tỷlệ thấp nhất định so với tổng sốkhách hàng. Cụthể, tỷlệkhách hàng có nợ quá hạn trong năm 2015là 6,28%, giảm xuống 5,88% vào năm 2016và tăng lên lại 6,40%trong năm 2017. Tỷlệnày càng thấp chứng tỏchính sách tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả.

Bên cạnh đó, tỷlệ này cao hơn chỉtiêu tỷlệnợ quá hạn nên có thể nói răng hoạt động tín dụng tại Sacombank Huếchủyếu tập trung vào khách hàng nhỏlẻ.

Tỷlệnợquá hạn theo kỳhạn: Nợ quá hạn từkhoản vay ngắn hạn đang giảm qua các năm. Trong khi đó khoản vay trung dài hạn đang tăng. Cụthể, trong năm 2016 nợ quá hạn đối với khoản vay trung dài hạn tăng 534 triệu đồng (tương đương tăng 95,70%) so với năm 2015. Và trong năm 2017 tăng 1.727 triệu đồng (tương đương tăng 158,15%). Thông qua tỷlệnợ ngắn hạn quá hạn và tỷlệnợ trung dài hạn quá hạn trong nhưng năm qua, cho thấy có sựchuyển đổi cơ cấu nợ quá hạn rõ rệt. Nợquá hạn từ các khoản vay ngắn hạn từ tỷ lệ gần 70% trong năm 2015 giảm xuống dưới 10%

trong năm 2017. Thay vào đó là sự gia tăng tỷtrọng nợquá hạn từcác khoản vay trung dài hạn.

Nợ xấu

Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay. Theo quy định hiện hành, nợxấu dùng đểchỉ các khoản nợ được phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5. Nợxấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tếvà tính an toàn, hiệu quảkinh doanh của chính các ngân hàng.

Bảng13: Các chỉ tiêu đánh giá nợxấu tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017 Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Tổng dư nợ 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77% 219.295 26,26%

Nợ xấu 1.305 1.328 2.525 23 1,76% 1.197 90,14%

Tỷ lệ nợ xấu 0,22% 0,16% 0,24% -0,06% -28,22% 0,08% 50,59%

Tổng số khách hàng vay 6.768 7.341 8.299 573 8,47% 958 13,05%

Tổng số khách hàng có nợxấu 21 19 25 -2 -9,52% 6 31,58%

Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu 0,31% 0,26% 0,30% -0,05% -16,59% 0,04% 16,39%

Nợ ngắn hạn nợ xấu 1.026 363 300 -663 -64,62% -63 -17,36%

Tỷ lệ nợ ngắn hạn nợ xấu 78,62% 27,33% 11,88% -51,29% -65,23% -15,45% -56,53%

Nợ trungdài hạn nợ xấu 279 965 2.225 686 245,88% 1.260 130,57%

Tỷ lệ nợ trung dài hạn nợ xấu 21,38% 72,67% 88,12% 51,29% 239,89% 15,45% 21,27%

Nợ xấu của KHCN 48 89 113 41 85,42% 24 26,97%

Nợ xấu của KHDN 1.257 1.239 2.412 -18 -1,43% 1.173 94,67%

(Nguồn: Tính toán bằng Excel dựa trên sốliệu từSacombank Huế) Nhìn vào bảng 13 ta thấy trong năm 2016 nợ xấu tăng nhẹ so với năm trước đó, tăng 23 triệu (tương đương tăng 1,76%). Trong năm 2017, nợ xấu tăng 1.197 triệu đồng (tương đương tăng 90,14%) so với năm 2016. Số lượng khách hàng có nợ xấu cũng tăng nhẹ qua các năm. Từ 21 khách hàng vào năm 2015, đến năm 2017số lượng khách hàng có nợ xấu tăng lên 25 khách hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu nợ xấu theo thời hạn cấp tín dụng đang chuyển đổi cơ cấu sang các món nợtrung dài hạn. Cụthể, trong năm 2015, tỷlệ nợ trung dài hạn có nợ xấu chỉ chiếm hơn 20%, sau đó tăng mạnh lên đến hơn 70% vào năm 2016và gần 90% vào năm 2017. Nguyên nhân của mức tăng nợ xấu đột biếnở năm 2017chủyếu xuất phát từnguồn cấp tín dụng dài hạn. Điều này lý giải bởi sự khó khăn trong hoạt động SXKD của khách hàng trong giai đoạn kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việt Nam nói chung và kinh tế tại địa phương nói riêng vẫn còn nhiều biến động.

Khách hàng bị ảnh hưởng bởi giá cảcác nguyên vật liệu đầu vào hay không thu hồi lại được vốn trong chu kỳkinh doanh của mình.

Tỷlệnợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Theo quy định của NHNN thì tỷlệ nợ xấu trên tổng dư nợ của các TCTD tối đa là 3%. Từ bảng số liệu trên, nợxấu trong 3 năm qua tại Sacombank Huếluôn chiếm một tỷlệkhá thấp so với tổng dư nợ và luôn dưới 0,24%. Trong lý thuyết, các chỉsốnày càng thấp càng tốt.

Điều này cho thấy ngân hàng hoàn toàn kiểm soát được rủi ro, các khoản cấp tín dụng vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, ngân hàng có đang quá cẩn trọng trong việc cho vay nên có thể đánh mất những cơ hội tăng trưởng tốt hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng. Câu hỏi đặt ra cho ngân hàng trong thời gian tới phải đẩy mạnh thêm để tăng trưởng tín dụng đểtạo ra thêm lợi nhuận hay vẫn tiếp tục giữvững mức độrủi ro trong ngưỡng an toàn?

Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng14: Hệsốrủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017

Chỉtiêu 2015 2016 2017

Tổng dư nợvay (triệu đồng) 589.102 835.189 1.054.484

Tổng tài sản (triệu đồng) 984.496 1.126.836 1.313.016

Hệsốrủi ro tín dụng 0,60 0,74 0,80

(Nguồn: Phòng Kiểm soát rủi ro Sacombank Huế) Hệsốrủi ro tín dụng thểhiện mức độ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận bằng tổng dư nợ/ tổng tài sản. Hệ số này cho thấy tỷ trọng các khoản mục tín dụng trong hoạt động ngân hàng, khoản mục tín dụng trên tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Đối với Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017, hệsố rủi ro tín dụng có xu hướng tăng qua các năm, tăng từ 0,60 (năm 2015) lên 0,80 (năm 2017) và hệ số này đang nằm trong ngưỡng trung bình. Điều này phản ánh những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng. Đây là ngưỡng mà các ngân hàng thương mại đều muốn hướng tới để đảm bảo hiệu quảvàổn định trong hoạt động tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dựphòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thểxảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết. Dựphòng rủi ro được tính theo dư nợgốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.

Trích lập dự phòng RRTD được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp các ngân hàng tăng khả năng chống đỡ tổn thất từ các khoản vay không tốt, tạo điều kiện cho ngân hàng có thểquản lý tốt chất lượng các khoản tín dụng,ổn định hiệu quả kinh doanh trong trường hợp có tổn thất xảy ra.

Bảng15: Tỷlệkhả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Dựphòng rủi ro (triệu đồng) 2.767 2.669 8.383

Nợxấu (triệu đồng) 1.305 1.328 2.525

Khả năng bù đắp nợxấu (lần) 2,12 2,01 3,32

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế)

Khả năng bù đắp RRTD cho biết khả năng bù đắp được bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Thông thường thì tỷlệnày nên lớn hơn 1, chứng tỏ khả năng bù đắp được toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng, tránh đem lại tổn thất vềtín dụng.

Trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ số khả năng bù đắp nợ xấu của ngân hàng lần lượt là 2,12 lần; 2,01 lần và 3,32 lần đang ở mức rất cao. Đảm bảo nếu có RRTD xảy ra đối với các khoản nợ xấu khó đòi thì vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngân hàng luôn chứng tỏ khả năng bù đắp nợ xấu khi xảy ra rủi ro. Hay nói cách khác, ngân hàng đã dự báo và quản trị rủi ro của hoạt động tín dụng nhờ đánh giá tốt và đề ra các khoản dự phòng rủi ro hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế