• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Ngân hàng Sài

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.1.5. Phân tích hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Ngân hàng Sài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 6: Tình hình tài sản–nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉtiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

TÀI SẢN 984.496 100 1.126.836 100 1.313.016 100 142.340 14,46 186.180 16,52

1. Dựtrữvà thanh toán 174.967 17,77 201.531 17,88 243.102 18,51 26.564 15,18 41.571 20,63 2. Đầu tư và cho vay 520.092 52,83 600.131 53,26 719.245 54,78 80.039 15,39 119.114 19,85

3. Thanh toán vốn 24.151 2,45 24.151 2,14 26.154 1,99 0 0,00 2.003 8,29

4. Tài sản khác 265.286 26,95 301.023 26,71 324.515 24,72 35.737 13,47 23.492 7,80

NGUỒN VỐN 984.496 100 1.126.836 100 1.313.016 100 142.340 14,46 186.180 16,52

1. Vốn huy động 860.176 87,37 997.410 88,51 1.170.254 89,13 137.234 15,95 172.844 17,33

2. Vay từNHNN và TCTD 7.423 0,75 6.150 0,55 7.125 0,54 -1.273 -17,15 975 15,85

3. Thanh toán vốn 99.157 10,07 101.351 8,99 114.485 8,72 2.194 2,21 13.134 12,96

4. Vốn và các quỹ 4.599 0,47 7.615 0,68 9.138 0,70 3.016 65,58 1.523 20,00

5. Tài sản nợkhác 13.141 1,33 14.310 1,27 12.014 0,91 1.169 8,90 -2.296 -16,04

(Nguồn: Phòng Kếtoán và QuỹSacombank- CN Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua các năm, tình hình tài sản - nguồn vốn của Sacombank Huế tăng đáng kể.

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay của các ngân hàng, nền kinh tế còn nhiều khó khăn thìđây là một dấu hiệu khá khảquan.

Vtài sn:qua các năm tài sản của Sacombank Huế đã tăng liên tục. Cụthể năm 2016 tổng tài sản tăng 142.340 triệu đồng, tương ứng tăng 14,46% so với năm 2015.

Năm 2017 tổng tài sản tăng 186.180 triệu đồng, tương ứng tăng 16,52% so với năm 2016. Con số tăng trưởng tài sản giai đoạn 2015 - 2017 cho thấy sự phát triển mạnh mẽvà ổn định của Sacombank Huế. Đểthấy rõ sựphát triển này, ta phân tích sâu hơn vào các chỉtiêu cụthể như sau:

Đầu tư và cho vay:Chỉtiêu này luôn chiếm tỷtrọng lớn và không ngừng tăng qua các năm. So với năm 2015, đầu tư và cho vay đã tăng từ 520.092 triệu đồng lên đến 600.131 triệu đồng vào năm 2016và tăng đến 719.245 triệu đồng vào năm 2017. Những con sốnày cho thấy sựphát triển vềmảng tín dụng của Sacombank Huếrất rõ rệt. Trong giai đoạn phục hồi của nền kinh tế, việc đẩy mạnh đầu tư và cho vay được đánh giá rất có ý nghĩa, không những tăng trưởng nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng mà là hoạt động tài trợvốn cho các tổchức cá nhân trên địa bàn có nguồn vốn đểphát triển kinh tế.

Dự trữ và thanh toán: Qua các năm, Sacombank Huế có giá trị dự trữ và thanh toán liên tục tăng phù hợp với sự tăng trưởng tài sản của mình.Đáng chú ý là tỷtrọng của dự trữ và thanh toán qua các năm vẫn ổn định từ 17,77% đến 18,51%. Điều này cho thấy sự ổn định về nguồn thanh toán của ngân hàng và ngân hàng không gặp phải những khó khăn đột biến do biến động xấu của thị trường.

Vngun vn: là chỉ tiêu rất quan trọng đối với bất kỳtổ chức kinh tế nào đặc biệt là các TCTD. Qua các năm, nguồn vốn không ngừng gia tăng đãđáp ứng cho hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế.

Vốn huy động: luôn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của Sacombank Huế và không ngừng gia tăng giá trị qua từng năm cùng với sự tăng trưởng kinh doanh của mình. Trong giaiđoạn 2015 - 2017, giá trịvốn huy động đạt 860.176 triệu đồng vào năm 2015, tăng lên 997.410 triệu đồng (tương ứng tăng 15,95%) vào năm 2016 và 1.170.254 triệu đồng (tương ứng tăng 17,33%) vào năm 2017. Những con sốnày cho thấy hoạt động tài trợvốn cho các tổchức cá nhân trên địa bàn đãđược đẩy mạnh.

Vay vốn từNHNN và TCTD:xu hướng giảm thiểu tỷlệnguồn vay vốn từNHNN và TCTD tại Sacombank Huế qua các năm cho thấy sựchủ động nguồn vốn đang được chú trọng. Mặc dù chỉ chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, nhưng sự cắt giảm tỷ lệnày là một kết quả đáng khích lệ cho bước đầu tái cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng7: Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2015–2017

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- %

A. Thu nhập 138.829 100,00 137.120 100,00 148.633 100,00 -1.708 -1,23 11.513 8,40

- Thu lãi cho vay 78.599 56,62 85.238 62,16 98.488 66,26 6.639 8,45 13.250 15,54

- Thu khác hoạt động tín dụng 53.729 38,70 44.378 32,36 41.707 28,06 -9.351 -17,40 -2.670 -6,02

- Thu Dịch vụ 5.898 4,25 6.345 4,63 6.525 4,39 446 7,57 180 2,84

- Thu KD ngoại tệ 0 0,00 14 0,01 15 0,01 14 1 5,52

- Thu Khác 602 0,43 1.146 0,84 1.898 1,28 543 90,17 752 65,69

B. Chi phí 113.422 100,00 107.683 100,00 109.892 100,00 -5.738 -5,06 2.209 2,05

- Trả lãi tiền gởi 82.786 72,99 74.647 69,32 74.299 67,61 -8.139 -9,83 -348 -0,47

- Chi phí hoa hồng môi giới 758 0,67 832 0,77 599 0,55 74 9,82 -233 -27,97

- Chi Dịch vụ 542 0,48 455 0,42 384 0,35 -88 -16,17 -71 -15,51

- Chi phí nhân viên 19.263 16,98 20.078 18,65 21.612 19,67 815 4,23 1.534 7,64

- Chi tài sản 4.054 3,57 5.499 5,11 5.487 4,99 1.444 35,62 -12 -0,22

- Chi hoạt động & quản lý công vụ 4.796 4,23 3.509 3,26 3.322 3,02 -1.287 -26,83 -187 -5,32

- Chi Thuế, phí, lệ phí 284 0,25 287 0,27 274 0,25 3 1,06 -13 -4,47

- Chi khác 939 0,83 2.377 2,21 3.915 3,56 1.438 153,14 1.538 64,68

C. Lợi nhuận 25.407 29.437 38.741 4.030 15,86 9.304 31,61

(Nguồn: Phòng Kếtoán và QuỹSacombank Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ1: Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 Ngân hàng Sacombank - CN Huế

Với hơn 15 năm hình thành và phát triển tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Sacombank đã dần lớn mạnh và nắm bắt được tình hình thị trường tài chính nơi đây.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể cho thấy sự gia tăng của tổng thu nhập và lợi nhuận trước thuế trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh này, ta đi vào phân tíchcác chỉtiêu cụthể như sau:

V thu nhp: Trong giai đoạn 2015 - 2017 tình hình thu nhập của Sacombank Huế có biến động tăng giảm nhưng nhìn chung cho thấy đây là dấu hiệu tăng trưởng.

Cụthể năm 2016 tổng thu nhập giảm 1.708 triệu đồng (tương đương giảm 1,23%) so với năm 2015. Năm 2017 tổng thu nhập tăng mạnh so với năm trước đó, tăng 11.513 triệu đồng (tương đương tăng 8,40%). Mặc dù có giảm trong năm 2016 nhưng tình hình thu nhập của Sacombank Huếvẫn đang ở ngưỡng an toàn và có xu hướng tăng.

Trong tỷtrọng các nguồn thu thập, thu từlãi cho vay vẫn luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất và không ngừng tăng qua các năm, tăng từ 56,62% trong năm 2015 lên đến 66,26% trong năm 2017. Cụ thể thu lãi cho vay năm 2016 tăng 6.639 triệu đồng (tương đương tăng 8,45%) so với năm 2015, trong năm 2017 tăng 13.250 triệu đồng

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015- 2017

2015 2016 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

(tương đương tăng 15,54%) so với năm 2016. Để xem đây có phải là kết quả như kì vọng hay không, ta sẽphân tích thêm về chi phí để có được tổng thu nhập này.

V chi phí: Trong 3 năm vừa qua, tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có dấu hiệu giảm. Cụ thể năm 2016 tổng chi phí giảm 5.738 triệu đồng (tương đương giảm 5,06%) so với năm 2015. Năm 2017 tổng chi phí tăng 2.209 triệu đồng (tương đương tăng 2,05%). Nhìn vào số liệu này chúng ta chưa thể đưa ra kết luận mà còn phải phân tích vào từng nguyên nhân cụthể như sau:

Chi phí trả lãi tiền gửi: Đây là nguồn chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngân hàng thương mạị bởi vì nó nguồn vốn chính để các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, cụthểlà hoạt động tín dụng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, chi phí trả lãi tiền gửi tại Sacombank Huế có dấu hiệu suy giảm. Cụ thể năm 2016 giảm 8.139 triệu đồng (tương đương giảm 9,83%) so với năm 2015. Năm 2017 giảm 348 triệu đồng (tương đương giảm 0,47%) so với năm 2016. Tuy nhiên khi nhìn vào phần phân tích trước đó, tình hình huy động vốn trong những năm vừa qua của Sacombank Huế đang trên đà tăng trưởng. Điều này cho thấy, sự biến động của nền kinh tế và các chính sách của NHNN đã tác động làm giảm lãi suất huy động trong suốt thời gian vừa qua. Vào thời điểm đầu năm 2015, lãi suất huy động đã có lúc lên đến 12,5%/năm nhưng vào thời điểm cuối năm 2017 lãi suất huy động đã giảm sâu xuống còn 7,2%/năm cho kỳ hạn gửi 12 tháng nhận lãi cuối kỳ. Đây có thể là lý do giải thích vì sao giá trị huy động vốn 3 năm vừa qua tăng trong khi chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng lại giảm.

Chi phí nhân viên: Năm 2016, chi phí nhân viên tăng 815 triệu đồng (tương đương tăng 4,23%) so với năm 2015. Năm 2017 chi phí nhân viên tăng 1.534 triệu đồng (tương đương tăng 7,64%). Cùng với sự gia tăng về số lượng lao động tại Sacombank Huế, chi phí nhân viên giai đoạn 2015 - 2017tăng cùng xu hướng tăng của số lượng lao động đang làm việc tại ngân hàng. Vì vậy sự gia tăng chi phí này là hợp lý.

Chi phí tài sản: Trong năm 2016, chi phí tài sản của Sacombank Huế tăng đột biến. Cụthể tăng 1.444 triệu đồng (tương ứng tăng 36,62%) so với năm 2015. Và giảm nhẹ12 triệu đồng vào cuối năm 2017. Điều này cho thấy, trong năm 2016 Sacombank

Trường Đại học Kinh tế Huế

Huế đã đầu tư khá nhiều vào trạng bị các thiết bị máy móc hiện đại phục vụcho công việc kinh doanh của mình, tạo sựthuận lợi tiện nghi để đẩy mạnh hệu quả lao động tại ngân hàng. Đây là bước đầu tư chính đáng và có lợi lâu dài cho ngân hàng.

V li nhun: là yếu tố chịu tác động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng đột biến nhờ vào việc giảm thiểu chi phí. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận tăng 4.030 triệu đồng (tương đương tăng 15,86%) so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận tăng mạnh lên đến 9.304 triệu đồng (tương đương tăng 31,61%). Lợi nhuận tăng là dấu hiệu tích cực, là thành quả cho sự cố găng không ngừng nghỉ của toàn thể CBNV và khả năng quản lý hiệu quảcủa Ban lãnhđạo Sacombank Huế.

2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn