• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
81
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

LÊ MINH HUY

Khóa học: 2014 - 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊKINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện:

Lê Minh Huy

Lớp: K48BQTKD Thương Mại Niên khóa: 2014-2018

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Võ ThịMai Hà

Huế, ngày 24 tháng 04năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân tôi cũng đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía gia đình, bạn bè, Thầy cô đặc biệt là các anh chị cán bộ nhân viên tại Phòng Kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chí Nhánh Thừa Thiên Huế- Phòng giao dịch Phú Xuân, nhờ đó mà tôi có thể hoàn thành tốt đợt thực tập cũng nhưkhóa luận của mình.

Tôi xin chân thành gửi những lời cám ơn đến trường Đại học kinh tếHuế - nơi đãđào tạo tôi suốt 4 năm học, Khoa Quản trị kinh doanh, những Thầy cô với tinh thần và nhiệt huyết của mình luôn miệt mài giảng dạy cho các sinh viên đã cho tôi những kiến thức nền tảng đểcó thểthực hiện khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Võ Thị Mai Hà, người đã tận tình quan tâm, chỉbảo và hướng dẫn tôi làm tốt đềtài nghiên cứu khóa luận trên.

Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn bên cạnh hỗtrợ và động viên tinh thần trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện mặc dù đã có nhiều cốgắng nhưng do những hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức nên khóa luận cũng có những thiếu sót nhất định, kính mong quý Thầy cô và Lãnh đạo phía Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thông cảm và có những góp ý để tổi có thể hoàn thiện kiến thức và kỹ năng của mình trong thời gian sắp tới.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện

LÊ MINH HUY

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CHỮVIẾT TẮT...iv

DANH MỤC BẢNG ...v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...vi

DANH MỤC HÌNH ...vi

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...3

5. Bốcục đềtài...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...5

1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại...5

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ...5

1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ...6

1.1.3. Các hình thức cấp tín dụng...7

1.2. Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại...8

1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ...8

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng...8

1.2.3. Một sốchỉ tiêu phản ánh RRTD ...9

1.2.4. Nguyên nhân phát sinh RRTD ...14

1.3. Quản trị RRTD trong NHTM ...16

1.3.1. Định nghĩa quản trịRRTD ...16

1.3.2. Quy trình quản trị RRTD ...16

1.3.3. Các mô hình Quản trịrủi ro tín dụng : ...22

1.3.4. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro...24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI

NHÁNH HUẾ...25

2.1. Tổng quan vềngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín...25

2.1.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Việt Nam...25

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín–Chi nhánh Huế: ...26

2.1.3. Cơ cấu tổchức...27

2.1.4. Tình hình sửdụng lao động: ...30

2.1.5. Phân tích hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế: ...32

2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh Thừa Thiên Huế: ...38

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng: ...38

2.2.2. Phân tích chất lượng tín dụng ...43

2.2.3. Thực trạng hoạt động quản trịRRTD ...48

2.3. Đánhgiá chung về hoạt động quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- CN Huế...50

2.3.1. Những kết quả đạt được ...50

2.3.2. Những hạn chếtrong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- CN Huế...52

2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản trị RRTD của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín- CN Thừa Thiên Huế:...52

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ55 3.1.Định hướng công tác quản trị RRTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Huếtrong thời gian tới ...55

3.2.Giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế...58

3.2.1. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro ...58

3.2.2. Nhóm giải pháp giảm thiểu, xửlý rủi ro khi xảy ra ...64

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1. Kết luận ...65 2. Một sốkiến nghị...66 2.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhànước ...66 2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Huế.... 68 3. Đánh giá kết quả đạt được của đềtài ...70 4. Hạn chếcủa đềtài ...70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

RRTD: Rủi ro tín dụng

NHTM: Ngân hàng thương mại

TMCP: Thương mại cổphần

NH TMCP: Ngân hàng thương mại cổphần

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

TCTD: Tổchức tín dụng

TSĐB: Tài sản đảm bảo

BĐS: Bất động sản

CBNV: Cán bộnhân viên

CBTD: Cán bộtín dụng

Sacombank Huế: Ngân hàng thương mại cổphân Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế

CIC: Trung tâm Thông tin tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

Bảng 1: Phân loại nhóm nợ...10

Bảng 2: Tỷlệtrích lập dựphòng rủi ro cụthểvới các nhóm nợ...13

Bảng 3: Thang chấm điểm tín dụng nội bộ...18

Bảng 4: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's ...20

Bảng 5: Tình hình sử dụng lao động tại Sacombank - Chi nhánh Thừa Thiên Huế từ 2015-2017 ...30

Bảng 6: Tình hình tài sản–nguồn vốn tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017 ....33

Bảng 7: Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 –2017 ...35

Bảng 8: Doanh sốcho vay tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017 ...38

Bảng 9: Doanh sốthu nợtại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017...40

Bảng 10: Hệsốthu nợtại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017...40

Bảng 11: Dư nợhoạt động tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017 ...42

Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá nợquá hạn tại Sacombank Huế trong giai đoạn 2015– 2017 ...43

Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá nợ xấu tại Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 – 2017 ...45

Bảng 14: Hệsốrủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017...46

Bảng 15: Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015 - 2017 ...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 Ngân hàng Sacombank - CN Huế...36

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Sơ đồquy trình quản trị RRTD ...16 Hình 2: Cơ cấu tổchức Ngân hàng Sacombank...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤNĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngành ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và đời sống xã hội của người dân. Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống người lao động được cải thiện, nâng cao kéo theo các hoạt động liên quan đến tín dụng cũng một tăng làm cho các ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện hơn và trởthành những định chếtài chính không thểthiếu được trong nền kinh tế nước nhà.

Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức tín dụng hoạt động về lĩnh vực tài chính và là trung gian kết nối giữa những khách hàng thâm hụt về vốn và những khách hàng thặng dư vềvốn thông qua hai hoạt động chính của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay. Khách hàng của các ngân hàng cũng rất đa dạng từ tầng lớp hạ lưu, trung lưu đến thượng lưu từ cá nhân đến doanh nghiệp đủmọi lứa tuổi ngành nghề trong xã hội, do vậy hoạt động của ngân hàng luôn tiềmẩn nhiều rủi ro.

Trong xu thếhội nhập toàn cầu như hiện nay, việc mở cửa nền kinh tế là điều tất yếu sẽ diễn ra và sự phát triển của nó phản ánh rõ nét thông qua sự lưu thông của hệ thống tài chính tiền tệ hay rõ hơn là sự vận hành của các ngân hàng thương mại dưới sự kiểm soát và điều tiết của ngân hàng nhà nước. Với việc gia nhập các tổchức kinh tế thế giới như WTO (2007) và TPP (2015) đã mở ra một cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta nhưng cùng với đó là những thách thức không nhỏ. Bên cạnh đó là các yêu cầu về quản lý ngân hàng ngày càng được chuẩn hóa cao khi vừa mới đây vào tháng 9/2017 hàng loạt các ngân hàng TMCP đã đồng loạt thí điểm áp dụng chuẩn Basel II trong quản lý ngân hàng của mìnhđể nhằm tăng cường trong công tác quản lý rủi ro tổ chức đồng thời củng cốniềm tin của người dân sau những biến cố đã xảy ra liên quan đến hoạt động trong hệthống ngân hàng thương mại cổphẩn.

Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn và điện toán đám mây cũng đang tác động và góp phần cải thiện nhanh chóng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Ngân hàng. Hơn nữa, các loại rủi ro do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề bảo mật thông tin ngân hàng như: Thông tin về tài khoản khách hàng và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

vấn đềbảo vệ cơ sởdữliệu nội bộcũng rất cần đến các giải pháp công nghệmang tính đón đầu gắn với gia tăng năng lực của đội ngũ và rèn luyện khắt khe đạo đức nghề nghiệp.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank là một trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đâydo sựlỏng lẻo trong hệthống quản lý đã dẫn đến những kết quảxấu trong việc kinh doanh của ngân hàng, điển hình là tình hình về nợ xấu, nợ quá hạn, sự sụt giảm về doanh thu trong những năm trở lại đây sau khi sáp nhập vào Ngân hàng Phương Nam, đứng trước tình hình đó HĐQT cũng như ban giám đốc đã có những biện pháp chiến lược cùng những kế hoạch dài hạn để bước đầu tái cơ cấu lại tổ chức và từng bước xửlý những vấn đềcòn tồn đọng của mình. Nhận thứcđược tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, tôi đã quyết định chọn và thực hiện đề tài: “Qun tr ri ro tín dng tại Ngân hàng Thươngmi c phn Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Tha Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Nghiên cứu quy trình và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huếsẽmang lại sựtiếp cận thực tếvà rất hữu ích vềcông tác quản trịrủi ro cho cảhệthống nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Sacombank- Thừa Thiên Huếnói riêng. Kết quả của quá trình nghiên cứu trên sẽ góp phần mang lại những giá trị, ý nghĩa tích cực vềmặt lý thuyết lẫn trong thực tế. Từ đó sẽ góp phần tìm ra những nguyên nhân cơ bản và cốt lõi trong việc quản trị RRTD, góp phần giúp công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn trong tương lai, sớmổn địnhvà tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Mục tiêu cụthể

Vềlý thuyết: Làm rõ các khái niệmcơ bản, nội dung liên quan đến tín dụng ngân hàng. Các loại rủi ro, các mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng nhằm làm cơ sởlý luận cho đềtài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Vềthực tế: Nghiên cứu quy trình và phảnảnh thực tếhoạt động cho vay và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Thuế. Từkết quảnghiên cứu, rút ra những ưu điểm, thành tựu đãđạt được bên cạnh đó chỉ ra những măt còn tồn tại, hạn chế cần được giải quyết theo yêu cầu của thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng quản trịrủi ro tín dụng cho chi nhánh đang thực tập.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế, hệthống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng cũng như cơ chế xửlý khi có rủi ro phát sinh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tính- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện công tác nghiên cứu (02/01/2018- 23/04/2018). Sốliệu được Ngân hàng cung cấptrong giai đoạn từ(2015-2017).

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đểtiến hành phân tích.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thông qua sách báo, mạng internet, tạp chí, bài viết nghiên cứu khoa học, các tài liệu của ngân hàng.

- Phương pháp phân tích và so sánh: dựa trên số liệu thô được ngân hàng cung cấp tiến hành tính toán, so sánh, đánh giá các con số liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp những thông tin đã thu thập để rút ra kết luận và đánh giá.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

5. Bố cục đề tài

Với mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu trên, khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, thuật ngữ, từ viết tắt và các phụ lục, kết cấu được chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thươngmại

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội. Quan hệ tín dụng được phát sinh ngay từthời kỳchế độ công xã nguyên thủy bắt đầu tan rã. Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hiện, cũng là đồng thời xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hóa.

Thời kỳ này, tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay mượn bằng hiện vật - hàng hóa. Xuất hiện sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, làm cho xã hội có sự phân hóa: giàu, nghèo, người nắm quyền lực, người không có gì....Khi người nghèo gặp phải những khó khăn không thểtránh thì buộc họphải đi vay, mà những người giàu thì câu kết với nhau để ấn định lãi suất cao, chính vì thế, tín dụng nặng lãi ra đời. Trong giai đoạn tín dụng nặng lãi, tín dụng có lãi suất cao nhất là 40-50%, do việc sửdụng tín dụng nặng lãi không phục vụ cho việc sản xuất mà chỉ phục vụ cho mục đích tín dụng nên nền kinh tếbị kìm hãmđộng lực phát triển. Vềsau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ.

Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Do hoạt động này làm phát sinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ. Do đó, Tín dụng phản ánh mối quan hệgiữa hai bên - Một bên là người cho vay, và một bên là người đi vay. Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả,...

Thực chất, tín dụng là biểu hiện mối quan hệkinh tếgắn liền với quá trình tạo lập và sửdụng quỹtín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả. (Nguồn Wikipedia)

Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Với tiềm lực về tài chính nhưhiện nay, tín dụng ngân hàng càng trởthành một phần không thểthiếu trong nền kinh tế ởcả trong và ngoài nước.

Tín dụng ngân hàng là quan hệtín dụng giữa một bên là ngân hàng và bên còn lại là các tác nhân và thểnhân khác trong nền kinh tế, là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với các cá nhân, tổchức trong xã hội. Nó không phải là quan hệdịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổchức trung gian, đó là ngân hàng. Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệtín dụng, đó là quan hệ vay mượn có hoàn trảcảvốn và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sửdụng vốn và là quan hệbìnhđẳng cả2 bên cùng có lợi. (Trích voer.edu.vn)

1.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

Theo thời gian sửdụng vốn

Ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sửdụng để bổ sung vốn lưu động tạm thời cho doanh nghiệp hay để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân của người dân.

Trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để bù đắp vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, các tài sản phương tiện vận tải để cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏcó thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm thường vay với mục đích mua sắm, đầu tư, sửa chữa bất động sản và các tài sản có giá trị lớn cần nhiều thời gian để hoàn vốn và chi trảlãi suất.

Theo mức độtín nhiệm

Không đảm bảo: là hình thức cho vay không có tài sản thếchấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ được dựa trên niềm tin hay còn gọi là tín chấp. Chủ thể phải có lịch sử giao dịch tốt với các TCTD và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho vay không có TSBĐ của từng ngân hàngvà các điều kiện liên quan khác.

Có bảo đảm: là hình thức cho vay dựa trên cơ sởcác bảo đảm như thếchấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba. TSBĐ là biện pháp nhằm làm giảm thiểu rủi ro

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

mất vốn khi cho vay. Các hình thức của TSBĐ gồm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của người thứ ba, đảm bảo bằng tài sản được hình thành từvốn vay.

Theo mục đích sửdụng vốn

Có 2 nhóm mục đích sử dụng vốn chính là nhóm cho vay phục vụ đời sống và cho vay sản xuất kinh doanh:

Nhóm cho vay phục vụ đời sống: vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng, bảo toàn, du học, vay mua bất động sản, vay tiêu dùng CBNV, vay tiêu dùng Bảo tín, thấu chi tiêu dùng,…

Nhóm cho vay sản xuất kinh doanh: đầu tư xây dựng bất động sản, bù đắp vốn tự, trang trải các khoản chi phí hoạt động như chi phí mua hàng, trả lương, tạm ứng vốn cho bên thi công trong giai đoạn thi công các công trình xây dựng, hỗ trợ nông dân trong giai đoạn gieo trồng, bảo quản sản phẩm,…

1.1.3. Các hình thức cấp tín dụng

Cho vay: là một hình thức cấp tín dụngtheo đó ngân hàng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền có mụcđích và thời hạn xácđịnh theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. Người ta phân chia các loại cho vay khác nhau dựa trên cáccăncứkhác nhau dựa vào các tiêu chí vừa kểtrên.

Chiết khấu: Là hình thức cho vay dựa trên giấy tờ có giá như trái phiếu, thương phiếu với điều kiện là các giấy tờ đó chưa đáo hạn thì ngân hàng có thể cấp cho khách hàng một khoản tiền bằng mệnh giá của giấy tờ có giá đó trừ đi lãi chiết khấu và phí hoa hồng.

Bảo lãnh: Là việc ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện các nghĩa vụvềtài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) theo cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ với bên còn lại (bên nhận bảo lãnh). Phân theo mục tiêu có các loại bảo lãnh như sau: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dựthầu, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán ,bảo lãnh tiềnứng trước.

Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng tựbỏtiền ra mua tài sản cố định cho khách hàng thuê với những điều kiện nhấtđịnh và có thời hạn cam kết sao cho ngân hàng phải thu gần đủ(hoặc thu đủ) giá trịcủa tài sản cho thuê và có lãi. Hết hạn thuê, khách hàng có thểmua lại tài sảnđó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Các hình thức cấp tín dụng khác: Thẻ tín dụng (Credit Card), Thẻ thanh toán (Debit Card), bằngphương thức tín dụng chứng từL/C,...

1.2. Rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng

Có rất nhiều cách để định nghĩa vềrủi ro tuỳthuộc vào chủ thểvà hoạt động của chủthể đó trong mối quan hệvới các yếu tốkhác của môi trường. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung rằng rủi ro là sựbất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.

Như vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thểtránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể dự phòng rủi ro và phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sựcạnh tranh gay gắt của nền kinh tếthị trường hiện nay, thì nhu cầu vềsửdụng vốn đểsản xuất kinh doanh cũng như cho tiêu dùng đời sống là rất lớn và đa dạng do vậy việc các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trước các rủi ro đểsớm đưa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡtác hại của nóđến tổchức tín dụng của mình tránhđểlại những hậu quả đáng tiệc xảy ra.

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Dựa vào nguyên nhân phát sinh rủi ro

Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch, xét duyệt cho vay và đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được chia thành 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo, rủi ro nghiệp vụ.

- Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vayvốn có hiệu quả đểra quyết định cho vay.

- Rủi ro bảo đảm: là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cảviệc sửdụng hệthống xếp hạng rủi ro và kỹthuật xửlý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chếtrong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục được phân chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

- Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủthể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sửdụng vốn của khách hàng vay vốn.

- Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một sốkhách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng ngân hàng trong quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủhoặc không hoạt động hoặc do các sựkiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

Dựa vào khả năng trảnợcủa khách hàng

Rủi ro không hoàn trảnợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệtín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.

Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trảnợ, ngân hàng phải thanh lýTSĐB của doanh nghiệpđểthu nợ.

Rủi ro không giới hạn hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

1.2.3. Một sốchỉ tiêu phản ánh RRTD

Nợquá hạn

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ sẽ được phân chia thành 5 nhóm như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Bảng1: Phân loại nhóm nợ

Nhóm Tên gọi Định lượng Định tính

1

Nợ đủ tiêu chuẩn

- Nợtrong hạn.

- Nợquá hạn dưới 10 ngày.

Nợcó khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi đúng hạn.

2 Nợcần chú ý

- Các khoản nợquá hạn từ10 - 90 ngày.

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳhạn trảnợlần đầu.

Nợcó khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trảnợ.

3

Nợ dưới tiêu chuẩn

- Các khoản nợquá hạn từ91 - 180 ngày.

- Các khoản nợ được gia hạn lần đầu.

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủkhả năng trảlãiđầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợkhông có khả năng thu hồi gốc và lãi khiđến hạn.

4 Nợnghi ngờ

- Các khoản nợquá hạn từ181- 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lãi lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai.

Nợcó khả năng tổn thất cao.

5

Nợcó khả năng mất vốn

- Các khoản nợquá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần đầu quá hạn từ90 ngày trởlên theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứhai bịquá hạn theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần thứhai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứba trởlên, kểcả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlý.

Nợkhông còn khả năng thu hồi, mất vốn.

(Nguồn: Theo Thông tư02/2013/TT-NHNN vềphân loại nợcủa TCTD)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Theo thông tư này: “Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộnợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn”. NQH là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD; nó còn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, thể hiện sự yếu kém về tài chính của khách hàng, gây nên sự đổvỡlòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng.

NQH có nhiều mức độkhác nhau:

TỷlệNQH

TỷlệNQH =

Số dư nợquá hạn

×100%

Tổng dưnợ

Nếu tỷlệNQH cao chứng tỏchất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷlệNQH thấp chứng tỏchất lượng tín dụng cao.

Chỉ tiêu “Khách hàng có NQH”

Nếu tỷ lệ này cao thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này còn thấp hơn chỉ tiêu “nợquá hạn” thì có thểNQH tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại thì nghĩa là tập trung vào khách hàng nhỏ.

Chỉ tiêu “Cơ cấuNQH”

Tỷlệnợngắn hạn quá hạn =

Nợ quá hạn ngắn hạn

×100%

Nợngắn hạn

Tỷlệnợdài hạn quá hạn =

Nợquá hạn dài hạn

×100%

Nợdài hạn

Khả năng thu hồi NQH

TỷlệNQH có khả năng thu hồi =

NQH có khả năng thu hồi

×100%

Nợquá hạn

TỷlệNQH không có khả năng thu hồi =

NQH không có khả năng thu hồi

×100%

Nợquá hạn Tỷlệkhách hàng có NQH =

Tổng sốkhác hàng có NQH

×100%

Tổng số khác hàng có dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Nợxấu

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Nợ xấu có thể hiểu nôm na là những khoản nợ mà khách hàng không thực hiện được nghĩa vụtrảnợ với ngân hàng khi đến hạn, đem lại tổn thất cho ngân hàng.

Tỷlệ “Nợxấu” cho biết cứ 100 đồng tổng dư nợthì có bao nhiêuđồng là nợ xấu.

Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng đang ở mức rủi ro cao, đó là nguy cơ mất vốn.

 Hệsốrủi ro tín dụng

Hệsốnày cho thấy tỷtrọng các khoản mục trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽlớn nhưng đồng thời RRTD cũng rất cao. Thông thường, tổng dư nợcho vay của NHTM được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm dư nợ có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thểmang lại thu nhập cao cho ngân hàng.

- Nhóm dư nợ có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thểchấp nhận được và mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng.

- Nhóm dư nợ có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thểmang lại thu nhập không cao cho ngân hàng.

 Tỷlệkhả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷlệkhả năng bù đắp RRTD (lần) =

Trích lập dựphòng rủi ro Nợxấu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp các khoản nợ xấu của ngân hàng thông qua việc trích lập các khoản dựphòng rủi ro từtín dụng. Theo tiêu chuẩn hiện tại thì tỷ

Tỷlệnợxấu =

Nợxấu

×100%

Tổng dư nợ

Hệsốrủi ro tín dụng =

Tổng dư nợ cho vay

×100%

Tổng tài sản có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

lệ này nên lớn hơn 1 (lần), chứng tỏkhả năng bù đắp được toàn bộ các khoản nợ xấu của ngânhàng, tránh đem lại tổn thất vềtín dụng.

Trích lập dựphòng rủi ro tín dụng - Mức trích lập dựphòng cụthể

TheoThông tư02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN có quy định rõ vềviệc trích lập dựphòng, bao gồm mức trích lập dựphòng cụthểvà mức trích lập dựphòng chung.

Bảng2: Tỷlệtrích lập dựphòng rủi ro cụthểvới các nhóm nợ Nhóm nợ Tỷlệtrích lập dựphòng cụthể

Nhóm 1 0%

Nhóm 2 5%

Nhóm 3 20%

Nhóm 4 50%

Nhóm 5 100%

(Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc NHNN vềtỷlệtrích lập dự phòng rủi ro) Dựphòng cụthểlà khoản tiền được trích lập trên cơ sởphân loại nợ cụthể để dự phòng cho những rủi ro và tổn thất có thểxảy ra.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r Trong đó,các yếu tốtrong công thức bao gồm:

R: sốtiền dựphòng cụthểphải trích; A: Số dư nợgốc của khoản nợ;

C: giá trịcủa tài sản bảo đảm; r: tỷlệtrích lập dựphòng cụthể.

- Mức trích lập dựphòng chung

Dựphòng chung là những khoản tiền được trích lập để dựphòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thểvà trong các trường hợp khó khăn về tài chính của TCTD khi chất lượng của các khoản nợsuy giảm.

Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thì TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trịcủa các khoản nợtừ nhóm 1 đến nhóm 4.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.2.4. Nguyên nhân phát sinh RRTD

RRTD do nguyên nhân khách quan

- Rủi ro do quá trình hội nhập quốc tếvà tựdo hóa tài chính: Xuhướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thểlàm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗvà quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các ngân hàng ngoại cũng khiến cho các ngân hàng trong nước nếu không quản trịRRTD hiệu quảbịlép vếvà mất dần các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn.

- Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp: Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bộ, còn nhều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợvay khi khách hàng không trả được nợ. Thực tế, các NHTM không làmđượcđiều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhànước nên không có chứcnăng cưỡng chế, do đó phải đưa ra Toà án xử lý qua con đường tố tụng, dẫn đến thời gian thu hồi được nợ là khá lâu, phức tạp và tốn không ít chi phí cũng như nhânlực.

- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hình thức: Mô hình tổchức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các NHTM không được thanh tra ngân hàng Nhà nước cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thìđã quá muộn.

RRTD do nguyên nhân chủ quan

- Sửdụng vốn sai mục đích:Đa sốcác khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án sử dụng vốn cụ thểvới mục đích nhất định. Tuy nhiên có những khách hàng sửdụng vốn sai mục đích không nằm trong phương án ngân hàng đã xét duyệt, vì thế không đảm bảo được việc hoàn trảnợ, gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

- Thiếu thiện chí trong việc trảnợ vay:Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức của người đi vay. Việc thẩm định một khách hàng cố tình lừa đảo sẽ khó khăn hơn nhiều so với một khách hàng tìmđến ngân hàng với nhu cầu sửdụng tiền vay thực sự.

- Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mởrộng quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu minh bạch: Sốliệu kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực tế. Khi CBTD lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên sốliệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tếvà xác thực.

Về phía ngân hàng

- Áp lực công việc cường độcao và các chỉtiêu: Với sựcanh tranh gay gắt từcác ngân hàng đối thủ, để đảm bảo được lợi nhuận cho ngân hàng CBTD luôn áp lực phải hoàn thành các chỉ tiêu, làm việc với cường độ công việc cao bao gồm tiếp thị tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi các khoản nợ… ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quảvà chất lượng công việc.

- Quy trình thẩm định thiếu thông tin, thiếu các chuẩn mực so sánh để đưa ra kết luận: Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sựcủa khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà khách hàng đangkinh doanh, không xác định được nguồn thu khách hàng từ đâu và về đâu để có thể đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý.

- Năng lực thẩm định của cán bộ còn nhiều hạn chế: Các ngành nghề của khách hàngđi vay là rất đa dạng.Đa phần các CBTD không thể có đầy đủthông tin cũng như hiểu biết vềcác ngành nghềlĩnh vực mà khách hàngđang đầu tư kinh doanh.

- Quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay của ngân hàng còn nhiều sơ hở, sai sót: Không thể giám sát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng cũng như không kịp thời thu hồi được tiền hàng để thu nợ. Do sự kiểm soát quá lỏng lẻo nên mặc dù một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng khách

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quảvà bịtổn thất.

1.3. Quản trị RRTD trongNHTM 1.3.1. Định nghĩa quản trịRRTD

Quản trịrủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạchđịnh, tổchức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộhoạtđộng cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tốiđahóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thểchấp nhậnđược.

1.3.2. Quy trình quản trị RRTD

Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trịrủi ro được phân thành 4 giai đoạn, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệgắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kínđể đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đãđề ra. Cụthểcác giai đoạn như sau:

Nhậndiệnrủi ro:

Đểnhận biết được rủi ro, những công việc mà ngân hàng cần phải làm là:

Phân tích đánh giá khách hàng:

Việc phân tích này nhằm phát hiện các nguycơrủi ro trong từng khách hàng, từng khoản nợcụthể. Công việc nàyđược thực hiện từkhi bắtđầu tiếp xúc khách hàng, phân tích trong quá trình cho vay và phân tích sau khi cho vay. Ngân hàng cần thu thập thông tin vềkhách hàng rồi phân tích theo các tiêu chí định lượng và định tính để có thểcó những kết luận chính xác vềtình trạng của khách hàng.

Nhận biết rủi ro

Đo lường

Ứng phó Kiểm soát và xửlý

Hình1: Sơ đồquy trình quản trịRRTD

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Các chỉ tiêu định tính: Mô hình 6Cđược xem như công cụhữu hiệu

Trọng tâm của mô hình này là xem xét liệu người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không.

- Tưcách khách hàng (Character): Khách hàng phải có mụcđích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trảnợ khi đến hạn.

- Năng lực của của khách hàng (Capacity): Khách hàng phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

- Thu nhập của khách hàng (Cash):Là cơ sở để xác định nguồn trảnợ.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trảnợ.

- Cácđiều kiện (Conditions): Tùy theo xuhướng phát triển của nền kinh tếmà ngân hàng có những chính sách tín dụng, nhữngđiều kiện quyđịnh cho khách hàng trong từng thời kỳ.

- Kiểm soát (Control):Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chếhoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

Chỉ tiêu kém quen trọng nhất trong 6C đó là yếu tốCollateral - TS đảm bảo. Vì trong một số trường hợp, khách hàng có thể vay tiền tại NH mà không cần đảm bảo.

Mà chỉ cần uy tín, do khách hàng đã là khách hàng thân thiết với ngân hàng; hoặc khách hàng là 1 cơ quan nhà nước có sự đảm bảo từchính phủ.

Còn chỉ tiêu quan trọng nhất trong 6C đó là yếu tốCapacity - Năng lực tài chính (Hay dòng tiền, thu nhập của khách hàng). Đây là yếu tố then chốt để khách hàng có thểtrảnợ được hay không đối với 1 khoản vay. Trong thực tế, NVTD sẽxem xét kỹchữ C này và phương án, mục đích vay vốn.

Để phân tích mô hình 6C một cách hiệu quả đòi hỏi khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá chủ quan của CBTD cùng với mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được.

Đo lường rủi ro tín dụng:

Các mô hìnhđo lường rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP Việt Nam:

- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s.

- Mô hìnhđiểm sốZ củaE.I.Altman.

Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ: (Credit Rating System)

Điểm tín dụng là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay của tổ chức đó. Điểm sốcủa bạn càng cao bạn càng được đánh giá tốt.

Tại Ngân hàng Sacombank điểm tín dụng của một cá nhân sẽ được xây dựng dựa trêncơ sởcác chỉtiêu tài chính và phi tài chính của khách hàngnhư thông tin vềbản thân, khả năng trả nợ, lịch sửquan hệvới các tổchức tín dụng và phương án sử dụng vốn. Việc chấm điểm tín dụng nhằmlượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt nếu đồng ý phê duyệt cấp tín dụng cho chủ thể đối tượng đó. Ngoài ra hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng nhóm khách hàngđược chia thành 2 nhóm là:

Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Minh họa thang chấm điểm tín dụng nội bộ:

Bảng 3: Thang chấm điểm tín dụng nội bộ Nhóm tiêu

chí Tiêu chí Điểm

tối đa

Điểm tối thiểu

Tác động tới điểm tín dụng thể nào?

Số nợ và tình trạng

Kỳhạn trả nợ gốc 40 30

Tỷ lệ nghịch

Số tổ chức bạn đang nợ 60 40

Tổng số tiền đang vay 60 40

Nhóm nợ cao nhất 160 -30

Lịch sử trả nợ

Nợ dưới chuẩn mấy tháng

trong năm gần nhất 120 0

Nợ xấu mấy năm trong 3

năm gần nhất 120 0

Nợ xấu bao nhiêu tổ chức

trong 3 năm gần nhất 120 20 Lịch sử quan

hệ tín dụng

Có vay nợ với các tổ chức

được bao lâu 30 20

Số lần vay mới trong 3

năm gần nhất 30 30

Tổng điểm Từ 150-750

(Nguồn: Thebank.vn: bảng chấm điểm tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Điểm tín dụng thường nằm trong khoảng từ 300 đến 850. Số điểm từ 670 trở lên là một điểm tín dụng tốt. Điểm tín dụng đang ởmức trung bình có hạng từ585 –699.

Mức thấp là dưới 584.

Khi điểm tín dụng ở mức trung bình và thấp, nhân viên tính dụng cần phải nghiêm túc đánh giá lại khả năng tài chính của người đi vay cần xem thêm các nguồn thông tin bổ trợ từbên ngoài từcảnguồn chính thức lẫn phi chính thức trước khi đưa ra phán quyết phê duyệt cấp tín dụng đểnhằm hạn chếrủi ro về thu hồi nợ vay sau này.

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s:

Moody’s Investor Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là tổ chức tín dụng có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng trên thếgiới. Hiện nay, các tổ chức tín dụng này của Mỹhoạt động trên các thị trường tài chính lớn và cảnhững thị trường mới nổi trên toàn cầu.

Mô hình xếp hạng củaMoody’svà S&Pđược nhiều ngân hàng sửdụng trong việc đánhgiá mứcđộ rủi ro của khách hàng nhằm mục đích hỗ trợ ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát các khoản vay của khách hàng, đánh giá rủi ro của danh mục cho vay. Việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng được thực hiện trêncơ sở căn cứvào các yếu tốtài chính và phi tài chính của khách hàng tại thờiđiểm chấmđiểm tín dụng dựa trên hệthống các chỉtiêu, tiêu chí do ngân hàng xây dựng.

Thông thường kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng được phân thành các loại AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Cụthể:

+ Khách hàng xếp các hạng A: là khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, tình hình tài chínhổn định, rủi ro tín dụng thấp, ngân hàng sẵn sàng đáp ứng tín dụng.

+ Khách hàng xếp các hạng B: là khách hàng kinh doanh có hiệu quả từ khá đến trung bìnhnhưng bịhạn chếnhất định vềtài chính, kinh doanh, ngân hàng cho vay với những điều kiện nhấtđịnh.

+ Đối với khách hàng xếp các hạng C, D: là khách hàng có tình hình kinh doanh tài chính yếu kém, ngân hàng nên hạn chế, ngừng cho vay đểkịp thời ngăn chặn rủi ro tín dụng có thểxảy ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Bảng4: Mô hình xếp hạng của Moody's và Standard & Poor's

Nguồn Xếp hạng Tình trạng

Moody’s

AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất AA Chất lượng cao

A Chất lượng cao trên trung bình BBB Chất lượng trung bình

BB Chất lượng trung bình, mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình

CCC Chất lượng kém

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

(Nguồn:Theo báo cáo của Moody’s và Standard & Poor’s)

Mô hìnhđiểm sốZ:

Ban đầu giáo sưAltman sửdụng đến 22 chỉ tiêu tài chính (Financial Ratio) khác nhau để tính chỉ số Z-score, sau đó ông phát triển thêm và rút gọn lại còn sử dụng 5 chỉ tiêu. Cụthể, Z-score được được tính với 5 chỉ số tài chính được ký hiệu từX1, X2, X3, X4, X5 bao gồm:

X1: Tỷsốvốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/ Total Assets).

X2: Tỷsốlợi nhuận giữlại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets).

X3: Tỷsốlợi nhuận trước lãi vay và thuếtrên tổng tài sản (EBIT/ Total Assets).

X4: Giá trịthịtrường của vốn chủsở hữu trên giá trịsổsách của tổng nợ(Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities).

X5: Tỷsốdoanh sốtrên tổng tài sản (Sales/Total Assets).

Ngoài ra, từmột chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’

và Z’’ đểcó thểáp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, tuy vậy trong phạm vi nghiên cứu tôi xin được phép lấy đơn cử một ví dụ như sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổphần hoá Z– score được tính theo công thức:

Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5

- Nếu Z > 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

- Nếu 1.8 < Z < 2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

- Nếu Z <1.8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Trị sốZ càng cao thì người vay cao xác suất vỡnợcàng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo Altman, bất cứ công ty nào có điểm sốZ thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao và ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi điểm số Z được cải thiện.

Tuy nhiên, mô hình này có những hạn chế là chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm vỡ nợ và không vỡ nợ. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từkhông trả hay chậm trễtrong việc trả tiền vay đến không trả. Như vậy, cần có một mô hình chính xác hơn, với nhiều thang điểm khác nhau đểphân loại khách hàng thành nhiều nhóm. Hơn nữa, mô hình này không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng như danh tiếng, mối quan hệ truyền thống hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳkinh doanh.

Ứng phó rủi ro tín dụng

Sau khi nhận biết và hình thành các chỉ tiêu đo lường, rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên. Giai đoạnứng phó gồm các bước nhưsau:

Vạch ra chiến lược quản trịrủi ro: Ngân hàng cần xácđịnh tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của ngân hàngđểtừ đó đưa ra chiến lược quản trịrủi ro phù hợp.

Thiết lập chính sách quản trị rủi ro: Chính sách quản trị rủi ro tín dụng là cơsở đểhình thành nên quy trình tín dụng với những hướng dẫn nghiệp vụchi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín dụng. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng cũng quyđịnh giới hạn cho vay đối với khách hàng, phân loại nợvà trích lập dựphòng rủi ro.

Quản trị danh mục cho vay và phân tán rủi ro: Để hoạt động quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, các ngân hàng cần xây dựng một hệ thống thông tin tín dụng tập trung gồm các báo cáo định kì vàđặc biệt. Báo cáo định kì có thểbao gồm các báo cáo liên quan đến các nội dung sau: Nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng lớn nhất; các khoản dư nợ lớn nhất; phân tích danh mục tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

thực hiện việc phân tán rủi ro bằng việc đa dạng hóa cấp tín dụng cho nhiều ngành nghềlĩnh vực, đối tượng khách hàng và loại tiền khác nhau.

Kiểm soát và xử lý rủi ro tíndụng

Kiểm soát trước khi cho vay: kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủtục quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định; kiểm tra tờtrình cho vay và các hồ sơ liênquan.

Kiểm soát trong khi cho vay: kiểm soát một lần nữa hợp đồng tín dụng; kiểm tra quá trình giải ngân; điều tra việc sửdụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay hay không; giám sát thường xuyên khoản vay.

Kiểm soát sau khi cho vay: kiểm soát việc đôn đốc thu hồi nợ; kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; đánh giá lại chính sách tín dụng.

1.3.3. Các mô hình Quản trịrủi ro tín dụng :

Có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng chính được áp dụng tại các Ngân hàng TMCP Viết Nam là: mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán.

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung:

Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp. Sựtách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi roở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vịtrí cán bộlàm công tác tín dụng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng, miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ vềhội sở chính đểra quyết định.

Ưu điểm:

Mô hình giúp quản lý rủi ro một cách hệthống trên quy mô toàn ngân hàng,đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. Ngoài ra mô hình còn hỗ trợ trong việc xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống, tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.

Nhược điểm:

Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầutư nhiều công sức và thời gian, đội ngũ cán bộ phải có những kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Ngoài ra phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại sốliệu từchi nhánh lên Hội sởchính và theo các tiêu chí nhất định.

Mô hình quản lýrủi ro tín dụng phân tán:

Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng; Chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Vì vậy phòng tín dụng của ngân hàng phải thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bịcho một khoản vay.

Ưu điểm:

Mô hình phù hợp với những tổ chức có cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản, thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ giúp giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.

Nhược điểm:

Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. Không có sự tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từxa dựa trên sốliệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

1.3.4. Định hướng áp dụng mô hình quản lý rủi ro.

Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.

Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…).

Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộphận phân tích tín dụng.

Bộphận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổsung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộcác nội dung từtình hình chung vềkhách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

- CHI NHÁNH HUẾ

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.1.1. Giới thiệu ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổphần Sài Gòn Thương Tín(tên giao dịch: Sacombank) là mộtngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, thành lập vào năm1991. Năm 2012, Sacombank có vốn điều lệlà 14.176 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại cổphần có vốn điều lệvà hệthống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.

Trong những năm đầu mới thành lập, Sacombank là một tổchức tín dụng nhỏvới vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng. Trong những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng (Sacombank là một trong những công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúngởViệt Nam), Sacombank đã có thểnâng vốn từ23 tỷlên 71 tỷ đồng.

Phát hành cổ phiếu đại chúng cũng trở thành kênh huy động vốn dài hạn chính cho Sacombank trong những giai đoạn sau này. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổphát triển vềvốn và các chi nhánh.

Hiện tại Sacombank kinh doanh trong các lĩnh vực chính sau đây: huy động vốn, tiếp nhận vốn vay trong nước; cho vay, hùn vốn và liên doanh, làm dịch vụthanh toán giữa các khách hàng; Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, dân cư dưới các hình thức gửi tiền có kỳhạn, không kỳhạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổchức trong nước, vay vốn của các tổchức tín dụng khác, cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân, chiết khấu các thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh theo pháp luật;

Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; Kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ, thanh toán quốc tế; Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong mối quan hệvới nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Sứ mệnh:

- Trởthành Ngân hàng bán lẻhiện đại và đa năng hàng đầu Khu vực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

Tầm nhìn:

- Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng;

- Tối đa hóa giá trịgiatăng cho đối tác, nhà đầu tư vàcổ đông;

- Mang lại giá trịvềnghềnghiệp và sựthịnh vượng cho CBNV;

- Đồng hành cùng sự phát triển chung củacộng đồng xã hội.

Giá trị cốt lõi:

- Tiên phongmở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức để tiếp nối những thành công;

- Đổi mới và năng độngđể phát triển vững bền;

- Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ khách hàng và quan hệ đối tác;

- Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội;

- Tạo dựng sự khác biệt bằng tính đột phá sáng tạo trong kinh doanh và quản trị điều hành.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –Chi nhánh Huế:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Chi nhánh Huế được thành lập ngày 10/10/2003 nhằm mục đích mởrộng mạng lưới, phát triển thương hiệu và tạo điều kiện cho hệ thống Ngân hàng hoạt động được thuận lợi hơn, Sacombank Chi nhánh Huế đã ra đời theo chiến lược phát triển kinh doanh của Sacombank. Ban đầu trụ sở chính được đặt tại số 49 Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Ngày 17/11/2006, Sacombank Chi nhánh Huế chính thức chuyển trụ sở về 126 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phốHuế. Trụsở mới được xây dựng từtháng 05/2006 với tổng kinh phí lên đến 19,4 tỷ đồng, diện tích sử dụng khoảng 1.500m2

gồm một tầng trệt và 3 tầng lầu. Qua thời gian hoạt động, Sacombank Chi nhánh Huế đã không ngừng mởrộng mạng lưới hoạt động của mình.

Sacombank Chi nhánh Huế là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên có mặt tại Huế do đó gặp phải nhiều khó khăn trong những ngày đầu hoạt

Trường Đại học Kinh tê

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm về thẻ được quy định tại quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt

Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999 của

các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều, tính chất khách hàng khác nhau nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâu nhận dạng, đánh giá, kiểm tra, giám sát để hạn chế rủi

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

Trường ĐH KInh tế Huế.. Để có thể kiểm soát việc phát sinh nợ xấu và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, ngân hàng đã thực sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro