• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA

2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng:

Huế đã đầu tư khá nhiều vào trạng bị các thiết bị máy móc hiện đại phục vụcho công việc kinh doanh của mình, tạo sựthuận lợi tiện nghi để đẩy mạnh hệu quả lao động tại ngân hàng. Đây là bước đầu tư chính đáng và có lợi lâu dài cho ngân hàng.

V li nhun: là yếu tố chịu tác động của thu nhập và chi phí, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Sacombank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017 tăng đột biến nhờ vào việc giảm thiểu chi phí. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận tăng 4.030 triệu đồng (tương đương tăng 15,86%) so với năm 2015. Năm 2017 lợi nhuận tăng mạnh lên đến 9.304 triệu đồng (tương đương tăng 31,61%). Lợi nhuận tăng là dấu hiệu tích cực, là thành quả cho sự cố găng không ngừng nghỉ của toàn thể CBNV và khả năng quản lý hiệu quảcủa Ban lãnhđạo Sacombank Huế.

2.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn

trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh sốcho vay của ngân hàng giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏhoạt động kinh doanh của ngân hàng đang có chiều hướng xấu đi.

Nhìn vào bảng 8, doanh sốcho vay tại Sacombank Huế có sự biến động và tăng qua các năm trong giai đoạn 2015 - 2017. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2016 tăng 2.161.713 triệu đồng (tương ứng tăng 21,40%) so với năm 2015. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung dài hạn tăng mạnh trong năm 2016 với mức 58,35% cùng với mức tăng cho vay đối tượng doanh nghiệp là 41,86% so với năm 2015. Điều này cho thấy Sacombank Huế đang chuyển dịch cơ cấu sang cho vay phục vụ SXKD cho đối tượng doanh nghiệp là chủ yếu trong các ngành nghềcó tính chiến lược của tỉnh Thừa Thiên Huếcùng với đó là sựmở rộng đặc biệt sang các doanh nghiệp kinh doanh vềlĩnh vực du lịch - lữhành.

Năm 2017, doanh số cho vay của Sacombank Huế vẫn tiếp tục tăng nhưng thấp hơn so với năm 2016, đạt 14.202.834 triệu đồng, tăng 1.939.766 triệu đồng (tương đương tăng 15,82%) so với năm 2016. Để đạt được kết quảnày ngoài công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng còn thể hiện sự nhạy bén của lãnh đạo ngân hàng khi tích cực lựa chọn các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng và địa bàn hoạt động, điều này giúp cho Sacombank Huế ngày càng thu hút được khách hàng, nâng cao vịthể và uy tín trên địa bàn.

Tình hình hoạt động thu nợ

Doanh số thu nợ là chỉ tiêu cho thấy lượng vốn mà ngân hàng được hoàn trả trong một thời kỳ, nó phản ánh tình hình thu hồi vốn của ngân hàng và là cơ sở để xác định vòng luân chuyển của vốn vay. Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn vay được khách hàng trảmột phần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng9: Doanh sốthu nợtại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Theo thời gian 11.010.400 12.509.155 14.422.129 1.498.755 13,61 1.912.974 15,29 Ngắn hạn 4.954.680 6.399.664 7.481.558 1.444.984 29,16 1.081.894 16,91 Trung dài hạn 6.055.720 6.109.491 6.940.571 53.771 0,89 831.080 13,60 Theo đối tượng 11.010.400 12.509.155 14.422.129 1.498.755 13,61 1.912.974 15,29 Cá nhân 5.078.106 5.914.234 8.132.900 836.128 16,47 2.218.666 37,51 Doanh nghiệp 5.932.294 6.594.921 6.289.229 662.627 11,17 -305.692 -4,64 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Từ bảng 9 ở trên ta thấy, doanh số thu nợ qua các năm luôn gần với doanh số cho vay của ngân hàng, thậm chí còn cao hơn (thu nợ từhoạt động cho vay các năm trước đó). Năm 2016, doanh số thu nợ tăng 1.498.755 triệu đồng (tương đương tăng 13,61%) so với năm 2015. Qua năm 2017, doanh số thu nợ tăng mạnh hơn so với năm trước đó, tăng 1.912.974 triệu đồng (tương đương tăng 15,29%). Những con số này cho thấy các khoản vay của ngân hàng luôn được đảm bảo cân bằng trong việc cấp tín dụng và thu hồi nợ vay, sựbiến động của doanh sốthu nợ được thểhiện ở sự tăng liên tục qua các năm.

Bảng 10: Hệsốthu nợtại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017

Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

So sánh tương đối (%) 2016/2015 2017/2016 Doanh số cho vay 10.101.355 12.263.068 14.202.834 21,40 15,82 Doanh số thu nợ 11.010.400 12.509.155 14.422.129 13,61 15,29

Hệ số thu nợ 1,09 1,02 1,02 -

-(Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong giai đoạn 2015 - 2017, hệ số thu nợ của ngân hàng lần lượt là 1,09 vào năm 2015, và cùng đều là 1,02 vào năm 2016 và 2017. Hệsố này được xem là tốt. Bởi lẽvới tình hình kinh tếhiện tại, rất nhiều NHTM khác đang trong tình cảnh khó khăn trong việc thu hồi nợ vì khách hàng của họ gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, với hệ số thu hồi nợ của Sacombank Huế cho thấy hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng đang diễn ra rất tốt. Đây là kết quảcủa việc thực hiện nghiêm túc quy trình cấp tín dụng tại Sacombank Huế, khả năng nhìn nhận khách hàng và đánh giá khả năng trảnợcủa khách hàng của các CBTD rất kỹ lưỡng.

Tóm lại, qua giai đoạn 2015 - 2017 doanh số thu nợ và cho vay của Sacombank Huế đã tăng trưởng rõ rệt và phát triển liên tục theo thời gian. Hệ số thu nợ trong giai đoạn này nhìn chung làđảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng, luôn duy trì trên 100% qua các năm. Trong thời gian tới chi nhánh cần duy trì doanh sốcho vay, thu nợ cũng như hệ số thu nợ như hiện tại, nhằm phòng ngừa và hạn chếthấp nhất tình trạng nợ xấu, góp phần thúc đẩy sựphát triển vững mạnh để có thểcạnh tranh với các ngân hàng khác.

Tình hình dư nợ

Tổng dư nợlà chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh. Tổng dư nợ cho vay cao và tăng trưởng nhìn chung phản ánh một phần hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và ngược lại tổng dư nợ tín dụng thấp, ngân hàng không có khả năng mởrộng hoạt động cho vay hay mở rộng thịphần, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém. Tuy nhiên tổng dư nợcao chưa hẳn đã phản ánh hiệu quả tín dụng của ngân hàng cao vì đôi khi nó là biểu hiện cho sự tăng trưởng nóng của hoạt động tín dụng, vượt quá khả năng về vốn cũng như khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng11: Dư nợ hoạt động tín dụng tại Sacombank Huế giai đoạn 2015–2017 Đơn vịtính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

Dư nợ cho vay 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77 219.295 26,26 Theo thời gian 589.102 835.189 1.054.484 246.087 41,77 219.295 26,26 Ngắn hạn 271.501 370.325 493.987 98.824 36,40 123.662 33,39 Trung dài hạn 326.709 460.865 540.497 134.156 41,06 79.632 17,28 Theo đối tượng 598.210 835.189 1.054.484 236.979 39,61 219.295 26,26 Cá nhân 323.033 423.901 537.932 100.868 31,23 114.031 26,90 Doanh nghiệp 275.177 411.288 516.552 136.111 49,46 105.264 25,59 (Nguồn: Phòng Kinh doanh Sacombank Huế) Tổng dư nợ năm được tính theo công thức:

Tổng dư nợ năm (i+1) = Tổng dư nợ năm i + Doanh số cho vay năm (i+1) -Doanh sốthu nợ năm (i+1)

Cùng với sự tăng trưởng ổn định của chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ, chỉ tiêu dư nợcho vay của Sacombank Huế qua giai đoạn 2015 - 2017 có sự tăng trưởng mạnh và rõ rệt. Cụ thể, năm 2016 dư nợ cho vay tăng 246.087 triệu đồng (tương đương tăng 41,77%) so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ cho vay tăng 219.295 triệu đồng (tương đương tăng 26,26%) so với năm 2016.

Sự gia tăng mạnh về dư nợtín dụng cho thấy hiệu quảhoạt động của Sacombank Huế đang dần dần mở rộng được mạng lưới khách hàng, thị phần tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn. Để có được những thành công này, Sacombank Huếvới tiêu chí vì khách hàng phục vụ đã thực hiện hiệu quảcông việc chăm sóc khách hàng hiện hữu, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút thêm lượng khách hàng mới. Việc mở rộng mạng lưới khách hàng luôn phải đi đôi với công tác quản trị rủi ro để mang lại hiệu quảlớn nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế