• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình"

Copied!
110
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài. ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu. ...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

4.Phương pháp nghiên cứu. ...3

5.Đóng góp khoa học mới của luận văn...4

6. Giá trịcủa luận văn...4

7. Kết cấu luận văn...4

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...5

Chương 1:...5

CƠ SỞLÝ LUẬN VỀQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...5

1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. ...5

1.1.1. Khái quát vềtín dụng ...5

1.1.1.1. Khái niệm ...5

1.1.1.2. Các hình thức tín dụng ngân hàng ...6

1.1.2. Rủi ro tín dụng...8

1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ...8

1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng. ...8

1.1.2.3. Nguyên nhân rủi ro tín dụng...9

1.2. Quản trịrủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động của Ngân hàng thương mại...12

1.2.1. Khái niệm của quản trịrủi ro tín dụng cá nhân ...12

1.2.2. Quy trình quản trịrủi ro tín dụng cá nhân. ...13

1.2.3.Đặc điểm khách hàng cá nhânảnh hướng đến công tác quản trịrủi ro tín dụng cá nhân. ...14

1.2.4. Nội dụng quản trịrủi ro tín dụng cá nhân ...15

1.2.4.1.Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ...15

1.2.4.2. Xây dựng chính sách tín dụng cá nhân...16

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

1.2.4.3. Nhân dạng rủi ro tín dụng cá nhân. ...17

1.2.4.4.Đo lường rủi ro tín dụng cá nhân. ...19

1.2.4.5. Các biện pháp khắc phục phòng ngừa nợ xấu, thu lãi đối với khách hàng cá nhân. ...23

1.2.4.6. Xửlý nợxấu, nợcó vấn đề đối với khách hàng cá nhân. ...24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...26

Chương 2:...27

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH...27

2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình sựhình thành và phát triển...27

2.1.1. Lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...27

2.1.2. Cơ cấu tổchức, chứ năng và nhiệm vụcủa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...28

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...30

2.1.3.2. Các hoạt động dịch vụkhác...33

2.1.3.3. Kết quảtài chính...35

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...36

2.2.1. Hoạt Động tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...36

2.2.2. Thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...40

2.2.2.1. Quy trình tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình ...40

2.2.2.2. Các nội dụng chủ

Trường ĐH KInh tế Huế

yếu của Quản trịrủi ro đã tiến hành. ...42
(3)

2.3. Đánh giá thực trạng Quản trịrủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và

phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình. ...55

2.3.1. Điều tra khảo sát và kết quả đạt được. ...55

2.3.1.1. Mục tiêu đềxuất bảng hỏi khảo sát. ...55

2.3.1.2. Kết quảkhảo sát thực tế...55

2.3.2. Những kết quả đạt được ...67

2.3.2.1. Thực hiện nghiêm túc các chính sách và quy trình tính dụng cá nhân ...67

2.3.2.2. Mởrộng cho vay cá nhân có đảm bảo tiền vay...68

2.3.2.3 Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghềnghiệp của CBTD...68

2.3.3. Những hạn chế...69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...71

Chương 3:...72

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM–CHI NHÁNH QUANG TRUNG QUẢNG BÌNH...72

3.1. Định hướng Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình. ...72

3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình ...72

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình. ...73

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực Quản trị rui ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bình. ...74

3.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...74

3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...77

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng cá nhân ...77

3.2.2.2. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay. ...79

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quảcông tác kiểm tra nội bộ...80

3.2.3. Nhóm giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro Ngân hàng Nông nghiệp và Pháp triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...81

3.2.3.1. Tăng cương hiệu quảxửlý nợcó vấn đề...81

3.2.3.2. Sửdụng các công cụbảo hiểm và bảo đảm tiền vay...82

3.2.4. Nhóm giải pháp hỗ trợnhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình...84

3.2.4.1. Chuyển đổi mô hình quản trịrủi ro tín dụng cá nhân...84

3.2.4.2. Hoàn thiện hệthống thông tin tín dụng cá nhân...85

3.2.4.3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ...86

3.3.4.4. Tăng cường mối quan hệvới các hiệp hội, ban, ngành...88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...90

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...91

3.1. Kết luận...91

3.2. Kiến nghị...92

3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ...92

3.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Viêt Nam .95 3.3. Những hạn chếcủa đềtài. ...95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...96

Trường ĐH KInh tế Huế

(5)

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU

Agribank ATM RRTD KHCN CBCNV CBTD CIC NHTM DNNN HĐTD KBNN NHNN

NHNo&PTNT NQH

QTD TCKT TCTD SXKD XLRR DongAbank Viettinbank

CHỮ VIẾT TẮT

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam Máy rút tiền tự động

Rủi ro tín dụng Khách hàng cá nhân Cán bộ công nhân viên Cán bộ tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng thương mại Doanh nghiệp nhà nước Hợp đồng tín dụng Kho bạc Nhà nước Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nợ quá hạn

Quỹ tín dụng Tổ chức kinh tế Tổ chức tín dụng Sản xuất kinh doanh Xử lý rủi ro

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đông Á

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ- BIỂU ĐỒ

Sơ đồ1.1: Phân loại rủi ro tín dụng căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro ...8

Sơ đồ1.2: Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục...14

Sơ đồ 2.2 : Cơ cấu tốchức tại Agribank Chi nhánhQuanh Trung Quảng Bình...28

Biểu đồ2.1: Tỷtrọng nguồn vốn tiền gửi qua các năm 2014-2016...32

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng nguồn vốn và dư nợcá nhân của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình qua các năm 2014-2016...38

Biểu đồ2.3: Tỷtrọng dư nợtheo thời gian cho vay quacác năm 2014-2016 ...40

Biểu đồ2.3: Nợ xấu tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình ...49

Sơ đồ3.1: Mô hình quản trịrủi ro tín dụng...84

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1: Đặc điểm đội ngũ lao động của Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng

Bình giaiđoạn 2014-2016 ...29

Bảng 2.2: Kết cấu nguồn vốn huy động của Agribank Chi nhánh ...31

Tỉnh Quảng Bình thời kỳ2014-2016 ...31

Bảng 2.3: Kết quảthu dịch vụcủa Agribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-2016 ...34

Bảng 2.4: Kết quảtài chính của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ 2014-2016 ...35

Bảng 2.5: Tình hình đầu tư tín dụng cá nhân của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-2016 ...37

Bảng 2.6: Tình hình nguồn vốn và dư nợ cá nhân của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-2016 ...38

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động tín dụng cá nhân của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-21016 phân theo thời hạn vay ...39

Bảng 2.8: Kết quả phân loại nợ khách hàng cá nhân của Agribank Chi nhánh Quan Trung Quảng Bình thời kỳ2014-2016 ...48

Bảng 2.9: Nợ quá hạn của khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-216 ...50

Bảng 2.10: Kết quả xử lý nợ có vấn đề của khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình thời kỳ2014-2016...52

Bảng 2.11: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do sựcạnh tranh giữa các TCTD...58

Bảng 2.12: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do môi trường kinh tếkhôngổn định ...58

Bảng 2.13: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do sự thay đổi môi trường tựnhiên ...59

Bảng 2.14: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi ...60

Bảng 2.15: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do hệthống thông tin quản lý còn nhiều bất cập.. ...60

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về rủi ro do nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng cá nhân ...61

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

Bảng 2.17: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do khách hàng sửdụng vốn sai mục đích...61 Bảng 2.18: Kết quảkháo sát vềrủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ...62 Bảng 2.19: Kết quảkhảo sát rủi ro tín dụng do đạo đức cá nhân không tốt. ...62 Bảng 2.20: Kết quả khảo sát về việc khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng danh nghĩa khác nhau...63 Bảng 2.21: Kết quảkhảo sát rủi ro do thiếu giám sát sau khi cho vay ...64 Bảng 2.22: Kết quảkhảo sát vềrủi ro do áp lực hoàn thành chỉtiêu kếhoạch được giao ... 64 Bảng 2.24: Kết quả khảo sát về rủi ro do việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng còn chậm...66 Bảng 2.25: Kết quả khảo sát về rủi ro do bố trí CBTD thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ...66

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

PHẦN 1:ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đềtài.

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng cá nhân. Ngày nay, nhiều NHTM Việt Nam đã thấy được tầm quan trọng của tín dụng cá nhân và đã có những chiến lược phát triển trong hoạt động này, đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các Ngân hàng thương mại, thực tế các NHTM tại các nước phát triển tỷtrọng tín dụng khách hàng cá nhân chiếm đến 70% dư nợ.

Trong những năm qua, hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng đối mới cả về lượng và chất,Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình cũng vậy, cũng đã có những bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh: tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, quy mô và chất lượng tín dụng được nâng cao đáng kể. Nhờ đó, đãđáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nông dân và doanh nghiệp, thúc đẩy mở rộng sản xuất, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Quảng Bình, bên cạnh đó danh mục tín dụng cá nhân của ngân hàng ngày càng được mở rông, dư nợ tín dụng cá nhân tănglên cả về quy mô và tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay Ngân hàng. Cho vay đối với khách hàng cá nhân là một thị trường tiềm năng, mảng tín dụng này mang lại choNgân hàng mức lợi nhuận cao, song đây cũng là khoản mục kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro với môi trường kinh doanh đầy biến động. Rủi ro tín dụngcá nhân cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra, hơnnữa khi Thông tư 02/TT-NHNN và 09/TT-NHNN có hiệu lực thì tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân của Agribank Chi nhánh Tỉnh Quảng Bình có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân? Làm thế nào để quản trị rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân trong hoạt động của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình? Đây là một vấn đề đang được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Xuất phát từ thực tế đó, cùng với những kiến thức đã học tập, tôi quyết định chọn đề tài ”Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình”.

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

Làm đề tài nghiên cứu của tôi để quản trị rủi ro tín dụng cá nhân một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng cá nhân đối với hoạt động của Ngân hàng.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Mục tiêu chung:

Trên cơ sở thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình,đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân đểtìm cách biến những rủi ro đó thành những cơ hội cho Ngân hàng

Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

- Phân tích đánh giá thực trạng của quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.Trên cơ sở đó, quan trọng là rút ra những điều còn hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động tín dụngkhách hàng cá nhân và rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.

3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Nội dung: trong hoạt động Ngân hàng có nhiều rủi ro nhưng phạm vi nội dung của đề tài chủ yếu nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân mà không đề cập đến

các loạirủi ro khác.

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

- Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình (Địa chỉ: Số 48, Quang Trung, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình)

- Thời gian: Đề tài phân tích dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình trong giaiđoạn 2014- 2016

4. Phương pháp nghiên cứu.

Để năm được một cách đầy đủ vềthực trạng, tôi tiến hành thực hiện cuộc khảo sát sau:

- Sử dụng bảng câu hỏi về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.

- Thảo luận phỏng vấn một số nhà quản lý, kiểm soát viên và cán bộ tín dụng làm việc lâu năm tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình như: Phó giám đốc, Trưởng phòng tín dụng, các cán bộ phụ trách tín dụng cá nhân để đúckết

- Được những thông tin xác thực và trọngyếu

-Trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng cá nhân công tác tại Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

Luận văn đã sửdụng kết hợp các phương pháp sau đây đểnghiên cứu:

- Phương pháp thu thập sốliệu;

- Phương pháp xửlý sốliệu;

- Phương pháp thông kê;

- Phương pháp phân tích–tổng hợp;

- Phương pháp phân tích –so sánh;

- Phương pháp phân tích–dựbáo;

Luận văn có sử dụng các tài liệu, số liệu đã được công bố trong và ngoài nước có liên quan để làm đềtài:

+ Nguyễn Văn Tiến (2005), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê.

+ Đề tài: “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương - Chi nhánh Thăng Long”- của tác giảNguyễn Quốc Việt, Học viện Ngân hàng năm 2013.

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

5. Đóng góp khoa học mới của luận văn

- Về lý luận: Hệ thống hoá trên cơ sở bổ sung chỉnh sửa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại mà trực tiếp là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.

- Vềthực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Quang Trung Quảng Bình từ đó đề xuất hệ thống các giải pháp có khả năng phòng ngừa, quản trị hiệu quảhoạt động tín dụng cá nhân và hạn chếrủi ro tín dụng cá nhân.

6. Giá trị của luận văn.

Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu học tập vềkhoa học quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của các NHTM đồng thời là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà hoạch định chính sách quản trịrủi ro tín dụng thực tếmà trực tiếp là ởAgribank chi nhánh Quang Trung Quảng Bình.

7. Kết cấu luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Chương 2:Quản trịrủi ro tín dụng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam–Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình

Trường ĐH KInh tế Huế

(13)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦIRO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.Rủi ro tín dụngtrong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.

1.1.1. Khái quát về tín dụng 1.1.1.1.Khái niệm

Thuật ngữ tín dụng đang được sử dụng phổ biến hiện nay xuất phát từ gốc La Tinh: CREDITUM, có nghĩalà sự tin tưởng, sựtín nhiệm.

Tín dụng (tiếng Anh - Credit, tiếng Pháp - crédit) là cơ chế tạo điều kiện cho một người đi vay, ngay lập tức hoặc trong một thời gian xác định, nhận được tiền để mua sắm tài sản hoặc dịch vụ, với hứa hẹn hoàn trả. Để bù đáplại, người cấp vốn nói chung được hưởng một khoản thù lao (tiền lãi).

Theo Các Mác (1978): tín dụng là sựchuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trịlớn hơn giátrị ban đầu.

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là quan hệlẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng (chuyển nhượng) một khối lượng giá trịhoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổchức khác với những ràng buộc nhất định về: số tiền hoàn trả (gốc và lãi), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi…

Tín dụng xét theo nội dung hoạt động của các tổchức tín dụng có nghĩa khá rộng.

Đó là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng, trong đó theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/ QH12 thì "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

Từcác khái niệm trên ta thấy: bản chất của tín dụng là một giao dịch vềtiền và tài sản trên cơ sở có hoàn trả. Thực chất của tín dụng là sự vay mượn dựa trên cơ sởtin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trảcủa tín dụng là đặc trưng thuộc vềbản chất vận động của tín dụng, là dấuấn đểphân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tếkhác.

Đối tượng hoạt động tín dụng là vốn, vốn ở đây có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: hàng hoá, vàng bạc hoặc là vốn tiền tệ. Trong hoạt động tín dụng thì vốn tiền tệlà phổbiến.

1.1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng

Tuỳtheo tiêu chí phân loại người ta chia tín dụng thành nhiều loại khác nhau để quản lý vì mỗi loại tín dụng có những đặc thù riêng về cách thức chuyển giao vốn, luân chuyển vốn, thu hồi vốn....

- Căn cứ vào thời gian cho vay:

Là thời hạn được tính từ khi ngân hàng phát tiền vay cho đến khi thu hồi hết vốn.

Trong thời hạn cho vay có những khoảng thời gian cụ thể khách hàng sử dụng tiền của mìnhđể kinh doanh kiếm lời và sau đó hoàn trả cho ngân hàng.

+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sửdụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vềvốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụnhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân.

+ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín dụng này được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹthuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ, các dựán vừa phải có thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Loại tín dụng này được sử dụng đểcung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn, có thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

-Căn cứvào mục đích sửdụng:

+ Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh đểtiến hành sản xuất và lưu thông hàng hoá.

+ Tín dụng tiêu dùng: là hình thức tín dụng sử dụng cho cá nhân để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng. Ngày nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những xu hướng phát triển và trở thành một thị trường tín dụng rộng lớn. Tuy nhiên do tính chủ động của việc sửdụng vốn, nguồn trảnợ từ cá nhân, ngân hàng khó đánh giá hiệu quả nên loại tín dụng này có mức độrủi ro cao hơn.

-Căn cứvào mức độtín nhiệm đối với khách hàng:

+ Tín dụng có đảm bảo: là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi người vay vốn phải có tài sản thếchấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người thứba.

+ Tín dụng không đảm bảo (tín chấp): là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.

-Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:

+ Tín dụng trả góp theo định kỳ: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theođịnh kỳ.

+ Tín dụng trả góp: là loại tín dụng được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thoảthuận.

+ Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại hình tín dụng mà người vay có thể hoàn trảbất cứlúc nào khi có thu nhập.

- Bo lãnh: là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

1.1.2. Rủi ro tín dụng

1.1.2.1.Khái niệm rủi ro tín dụng 1.1.2.2.Phân loại rủi ro tín dụng.

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khách nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau:

- Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây:

Sơ đồ1.1: phân loại rủi ro tín dụng căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro + Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng, Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn ( rủi ro có liên quan đến quá trìnhđánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyệt định tài trợ của ngân hàng) rủi ro đảm bảo (rủi ro phát sinh từ cáctiêu chuẩn đảm bảo như mức vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo…); rủi ro nghiệp vụ (rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỷ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề).

+ Rủi ro danh mục là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành rủi ro nội tại (xuất phát từ đặc điểm hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng vay vốn, lĩnh vực

Trường ĐH KInh tế Huế

(17)

kinh tế) và rủi ro tập trung (rủi ro do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao).

- Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan. Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dựkiến khác làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độchính sách. Rủi ro chủquan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủquan khác.

Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác như phân loại căn cứ theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loại theo nguồn gốc hình thành, theo đối tượng sửdụng vốn vay…

1.1.2.3.Nguyên nhân rủi ro tín dụng

Nhận diện được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng giúp ngân hàng chủ động hơn trong công tác phòng ngừa rủi ro.

* Nguyên nhân khách quan

-Rủi ro do nguyên nhân bất khảkháng

Trong hoạt động kinh doanh những tai hoạ và rủi ro do thiên tai nhiều khi quá lớn mà con người đành bó tay. Ví dụ: đầu tư trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi những khi gặp bão lụt hay dịch bệnh nhiều khi mất trắng. Nhưng những biến động của thiên nhiên có tính chất chu kỳ hoặc theo mùa thì đối với nhà kinh doanh có sự quan tâm nghiên cứu dự báo đều có thểtránh hoặc hạn chếthiệt hại.

Bên cạnh đó, quá trình tựdo hoá tài chính và hội nhập kinh tếquốc tếcũng đem đến nhiều rủi ro tất yếu. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến nhiều khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗvà quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệthống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

- Rủi ro từchính sách vĩ mô của Nhà nước

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, vì vậy hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết về pháp lý của Nhà nước trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là đối tượng chịu sựtác động trực tiếp. Khi hành lang pháp lý chưa an toàn, môi trường kinh doanh kém lành mạnh và những chính sách thường thay đổi, thiếu đồng bộ sẽ gây những ách tắc, hệ lụy nặng nềcho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

- Rủi ro do thông tin bấtđối xứng

Thông tin không cân xứng trên thị trường tài chính dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đã đặt các ngân hàng trước nguy cơ rủi ro cao. Môi trường kinh tếcũng có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và gây ra thiệt hại hoặc mang đến thành công đối với người cho vay.

- Rủi ro từphía khách hàng

Nguyên nhân từ phía người đi vay là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thông thường loại rủi ro này bao gồm:

Rủi ro trong kinh doanh của người đi vay: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được thểhiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp. Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sựbiến động của thị trường cung cấp, thị trường tiêu thụ...

Rủi ro tài chính: Rủi ro tài chính của doanh nghiệp thểhiệnở các doanh nghiệp không thể đối phó với các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ. Rủi ro tài chính diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ, nó gắn liền với cơ cấu tài chính doanh nghiệp. Rủi ro này thểhiệnở việc doanh nghiệp sửdụng không hợp lý nguồn vốn vay, dùng nguồn vốn vay trung dài hạn phục vụcho các nhu cầu đầu tư vốn lưu động dẫn đến mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả. Đây là loại rủi ro thường gặpởmột số doanh nghiệp trong thời gian vừa qua.

Nhìn chungđối với các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được thông qua quá trình tìm hiểu, nắm vững “tình hình sức khỏe của khách hàng” cả trước, trong

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

và sau khi cho vay, tìm hiểu mục đích sửdụng tiền vay và hiệu quảcủa phương án sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác thuộc về khách hàng vay như khách hàng sửdụng vốn sai mục đích, hoặc khách hàng cốtình lừa đảo ngân hàng như lập hồ sơ giả, làm giả giấy tờ tài sản thế chấp để vay tiền ngân hàng... Nội bộ khách hàng không đoàn kết nhất trí, tồn tại mâu thuẫn trong công tác quản lý cũng khiến cho hoạt động bịngừng trệ, sản xuất bị đìnhđốn, không có tiền trảnợ ngân hàng.

* Nguyên nhân chủquan

- Do sựyếu kém trong công tác điều hành quản trị

Yếu tố con người đóng vai trò quyết định trong kinh doanh khi môi trường kinh doanh ngày càng được quốc tếhoá và cạnh tranh quyết liệt như ở nước ta hiện nay. Nhiều nhà quản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, chưa được đào tạo một cách cơ bản, không nắm bắt kịp thời thông tin thay đổi, thiếu bản lĩnh trong điều hành, chưa am hiểu pháp luật, bốtrí nhân sựkhông phù hợp với trách nhiệm.

Một số ngân hàng áp dụng việc giải quyết cho vay theo kiểu “trực tuyến cá nhân” từ CBTD đến trưởng phòng tín dụng đến giám đốc. Thực tế, việc áp dụng tổ chức cho vay này thì quyền lực tập trung vào giám đốc còn trách nhiệm của cá nhân cấp dưới thường không rõ ràng, từ đó dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm, dễ xảy ra rủi ro tín dụng

- Rủi ro do cán bộkhông thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ

Quy trình cho vay ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay là tương đối đầy đủvà phù hợp với cơ chếthị trường và quy định pháp luật nhằm đảm bảo an toàn vốn vay cho tổchức tín dụng

Quy trình nghiệp vụcho vay phải tuân thủcác nguyên tắc:

+ Vốn vay phải bảo đảm bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương. Cho vay phải hoàn trảvốn, trảlãiđúng hạn và sửdụng vốn vay đúng mục đích.

+ Cho vay phải tuân thủ các điều kiện: lập hồ sơ vay, có tài sản đảm bảo…

+ Phải tuân thủ chặt chẽ các bước kiểm tra, kiểm soát ở các công đoạn trước, trong và sau khi cho vay.

Tuy nhiên, khi thực hiện cho vay vì nhiều lý do khác nhau mà Cán bộ tín dụng

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

(CBTD) đã bỏqua các quy trình nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế từ việc thẩm định cho vay đến việc bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mởL/C...

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của CBTD nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này. Điều này do một phần yếu tốtâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụkinh doanh của các khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủcác thông tin mà NHTM yêu cầu.

- Rủi ro do nhân viên ngân hàng thoái hoá về đạo đức, biến chất, tư lợi

Một số trường hợp CBTD hoặc lãnhđạo ngân hàng cấu kết với khách hàng, xảy ra những tiêu cực trong cho vay thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay đó là rất cao. Không phải do trình độ năng lực yếu kém, không đủsức thẩm định độ tin cậy của dự án hay phương án xin vay mà do tư lợi, đạo đức phẩm chất của một sốcán bộngân hàng có chiều hướng thái hoá biến chất. Mặc dù luật pháp, quy chế nghiệp vụ và những ràng buộc khác có chặt chẽ đến đâu họvẫn tìm cách vi phạm và rủi ro xảy ra.

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động của Ngân hàng thương mại.

1.2.1. Khái niệm của quản trị rủiro tín dụng cá nhân

Đầu tiên cần phải hiểu thế nào là cho vay khách hàng cá nhân, rủi ro trong tín dụng khách hàng cá nhân?

Cho vay KHCN là một hình thức cho vay của ngân hàng hướng đến đối tượng cá nhân, hộ gia đình. Ngân hàng chuyển cho KH một lượng tiền nhất định với thời hạn hoàn trả được quy định rõ trong hợp đồng. Những khoản cho vay KHCN thường để tài trợ cho những mục đích như mua nhà đất, xây sửa nhà, mua ô tô, bổ sung vốn kinh doanh, mua sắm vật dụng gia đình, chi tiêu cho giáo dục, y tế, đóng tàu…

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Rủi ro trong tín dụng khách hàng cá nhân là khả năng khách hàng (cá nhân, hộ gia đình) cấp tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng. Đó là khả năng khách hàng không trả hoặc chỉ trả một phần gốc, lãi cho ngân hàng.

Như vậy: Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát cũng như nhữngảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận với rủi ro có thểchấp nhân được. Quản trịrủi ro tín dụng cá nhân bao gồm các bước: nhận dạng rủi ro; phân tích vàđo lường rủi ro; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro, tài trợrủi ro; báo cáo hoạtđộng quản trịrủi ro.

1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

Việc quản trịrủi ro tín dụng thực chất là một quá trình liên tục bắt đầu từkhâu thẩm định đánh giá trước phê duyệt khoản vay; giải ngân; theo dõi khoản vay (bao gồm cảviệc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm vềtình trạng của khách hàng), quản lý các khoản nợcó vấn đề, nợ xấu (bao gồm cảviệc đưa ra các giải pháp, phương án thu hồi nợ nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho ngân hàng), cho đến khi thu hồi vốn.

Trường ĐH KInh tế Huế

(22)

Trong đó:

Kiểm soát trước khi cho vay

(1) Thiết lập một chính sách và thủtục tín dụng bằng văn bản (2) Thẩm định trước khi cho vay

(3) Phê duyệt khoản vay

Kiểm soát trong khi cho vay

(1) Xác lập hợp đồng tín dụng (2) Giám sát quá trình giải ngân (3) Giám sát tín dụng

Kiểm soát sau khi cho vay

(1) Kiểm tra sau khi cho vay định kỳ (2) Theo dõi,đôn đốc thu hồi nợ

(3) Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng (4) Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập (5) Đánh giá lại chính sách tín dụng

Sơ đồ 1.2: Chu trình kiểm soát tín dụng liên tục

1.2.3. Đặc điểm khách hàng cá nhân ảnh hướng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân.

Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệtvới các loạihình cho vay khác và cóảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD nhưsau:

- Đối tượng cho vay: là cá nhân và các hộ gia đình có thể là những người buôn bán nhỏ, công nhân viên chức, công nhân…

Kiểm soáttrước khi chovay

Kiểm soát trong khi chovay Kiểm soát sau

khi chovay

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

- Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn do đối tượng của cho vay là các cá nhân và các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêu dùng đa dạng

- Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng (mua nhà, xây nhà, mua xe, đóng tàu…) hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ.

- Tài sản đảm bảo: Một đặc điểm khác biệt của loại hình tín dụng khách hàng cá nhân là phần lớn tài sản đảm bảo cho khoản vay là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc vay không có tài sản đảm bảo. Hiện nay các ngân hàng cho khách hàng vay mua nhà, mua xe ô tô trong đó tài sản đảm bảo cho khoản vay chính là tài sản mà khách hàng mua.

- Nguồn trả nợ: thường được lấy từ lương kinh doanh và các khoản thu nhập

định kỳ hàng tháng hoặc thu nhân từ cá nhân khác.

1.2.4. Nội dụng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân

1.2.4.1. Đặc điểm của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và được coi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng.

- Nguyên nhân rủi ro đa dạng hơn các loại hình tín dụng khác: Các nguyên nhân dẫn đế rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân rất đa dạng, có khi xuất phát từ bản thân khách hàng vay vốn có thểcó sựbiến động vềtình hình tài chính dẫn đến mất khả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biến động về tình trạng sức khỏe, công việc…Trước những biến động lớn vềtình hình kinh tế, việc làm khách hàng cá nhân củng có khả năng chống đỡ kém hơn so với doanh nghiệp. Đặc biệt việc thẩm định khả năng trả nợ của các cá nhân hoặc hộ gia đình củng hết sực khó khăn. Ngoài ra, để có được khoản vay có nhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khỏe và công việc trong tương lai của mình nên các ngân hàng dễgặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay. Do khoản vay khách hàng cá nhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầu phải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hóa đã mua.

- Nguy cơ xảy ra rủi ro lớn:Trước những biến động bất lợi của điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh khả năng chống đỡ và vượt qua khó khăn của cá nhân và hộ

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

gia đình là yếu hơn so với các doanh nghiệp, các tổchức. Vì tiềm lực tài chính của một cá nhân, một hộ gia đình là yếu hơn so với doanh nghiệp, tổchức cũng như những mỗi quan hệ, các nguồn huy động vốn hạn chế hơn nên với cùng một tác động bất lợi các cá nhân và hộ gia đình sẽ gặp khó khăn hơn. Chính vì những lý do này, các khoản tín dụng KHCN có khả năng gặp rủi ro nhiều hơn với các tín dụng khác.

- Khả năng nhân biết rủi ro khó hơn: So với doanh nghiệp và tổchức việc thu thập thông tin về cá nhân khó hơn rất nhiều. Các thông tin của doanh nghiệp được kiểm toán, được cơ quan thuếkiểm tra… trong khi đó các thông tin vềcá nhân không có cơ sở để kiểm tra, đối chiếu vì vậy gây khó khăn trong công tác thu thập thông tin dẫn đến thiếu cơ sởcho việc xác định rủi ro.

1.2.4.2. Xây dựng chính sách tín dụng cá nhân

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và bảo đảm an toàn là việc hình thành một "chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả". Chính sách tín dụng cá nhân cung cấp cho CBTD và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết đểra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng. Thông qua kết cấu danh mục tín dụng cá nhân của một ngân hàng, ta có thể biết được chính sách tín dụng cá nhân của ngân hàng này là như thếnào. Nếu một chính sách tín dụng hoạt động không hiệu quảphải tiến hành kiểm tra hoặc phải được tăng cường quản lý bởi ban lãnhđạo ngân hàng. Từ đó hạn chếrủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.

Toàn bộcác vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét và đưa ra trong chính sách tín dụng. Nội dung cụthểcủa chính sách tín dụng cá nhânnhư sau:

+ Mục đích của danh mục tín dụng cá nhân ngân hàng, bao gồm các đặc điểm của một danh mục tín dụng xét theo các tiêu chí như: các loại tín dụng, những kỳhạn tín dụng, các độ lớn tín dụng, chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng nồng cốt, khách hàng mục tiêu...

+ Phân cấp thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép, và chữký của người có trách nhiệm).

+ Phân cấp chịu trách nhiệm hàng ngày trong công việc và báo cáo thông tin

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

trong nội bộphòng tín dụng.

+ Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.

+ Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay, và những gì phải được lưu giữ tại ngân hàng (ví dụ như các báo cáo tài chính, hợp đồng bảo đảm tiền vay...).

+ Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng.

+ Chỉ dẫn, định giá và hoàn tất hồ sơ bảo đảm tín dụng.

+ Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trảnợ vay.

+ Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho tất cảcác loại tín dụng.

+ Quy định giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng cá nhân.

+ Quy định lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng, từ đó hướng tín dụng vào lĩnh vực này.

+ Cácphương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xửlý tín dụng có vấn đề.

Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, nhà quản lý có thể bổ sung thêm những quy định cho phù hợp. Ví dụ, có ngân hàng quy định không cấp một sốloại tín dụng nhấtđịnh, nhưng lại quy định ưu tiên đối với một sốloại tín dụng khác...

Chính sách tín dụng cá nhân ngân hàng mang lại nhiều ưu điểm trong quá trình thực hiện cho vay. Trước hết, đối với CBTD, họ biết được cần phải làm các bước như thếnào khi tiến hành một khoản cho vay và biết được trách nhiệm của mình đến đâu;

đối với ngân hàng, thông qua chính sách tín dụng cá nhân, ngân hàng có thể đạt được một danh mục tín dụng đa mục đích, như làm tăng khả năng sinh lời, kiểm soát được tiềmẩn rủi ro và đáp ứng được các đòi hỏi từphía nhà quản lý.

1.2.4.3. Nhân dạngrủi ro tín dụng cá nhân.

Ngân hàng thực hiện các bước nhận dạng rủi ro: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳvà dự báo được những nguyên nhân tiềmẩn có thểgây ra rủi

ro tín dụng.

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

Đểnhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cảcác dạng rủi ro tín dụng cá nhânđa dạng và có thểxuất hiện bằng các phương pháp:

lập bảng hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro.

Thường xuyên thu thập thông tin khách hàng qua nhiều kênh thông tin khác nhau, thực hiện kiểm tra sử dụng vốn đúng thời gian quy định bao gồm kiểm tra tình hình sửdụng vốn vay, tiến độthực hiện dự án, phương án xin vay, tài sản bảo đảm tiền vay, nguồn trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết; Các chuyến thăm khách hàng thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu này. Những chuyến thăm này luôn phải có việc kiểm tra tình hình thực tế và sổ sách của khách hàng. Sau đây là những dấu hiệuthường thấy nhất:

- Các dấu hiệu từphía khách hàng cá nhân.

Nói chung các dấu hiệu cần phải được kiểm tra đầu tiên bao gồm:

+ Khách hàng cố ý lảng tránh hoặc thoái thác trảlời cán bộngân hàng + Sự dao động của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi...

+ Khó khăn trong thanh toán lương + Hoạt động vay thường xuyên gia tăng

+ Thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn

+ Vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng + Thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đáo hạn

+ Yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dựkiến

+ Về phương thức tài chính, khách hàng sử dụng nhiều các khoản tài trợ thương mại cho các hoạt động phát triển dài hạn

+ Khách hàng trì hoãn/không nộp/nộp không đầy đủ/báo cáo tài chính cho ngân hàng theo định kỳ quy định hoặc không hợp tác với nhân viên ngân hàng khi

kiểm tra đột xuất.

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

+ Chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, ví dụ: thường xuyên sử dụng nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải trả; giảm các khoản phải trả và tăng các khoản phải thu.

+ Các hệsố thanh toán phát triển theo chiều hướng xấu.

+ Có biểu hiện giảm vốn điều lệ,..

- Nhóm các dấu hiệu xuất phát từbản thân ngân hàng:

+ CBTD thiếu năng lực, trình độ yếu kém, không xác định phân tích được rủi ro khi thẩm định cũng như trong suốt thời hạn cấp tín dụng.

+ Mức độ tập trung của danh mục tín dụng quá tập trung vào một nhóm khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có độrủi ro cao. Bỏqua một số điều kiện tín dụng cần thiết. Tăng trưởng tín dụng quá nhanh đồng thời buông lỏng kiểm soát các khoản vay.

+ Công nghệcủa ngân hàng không đáp ứng yêu cầu quản lý khoản vay.

-Nhóm dấu hiệu do ảnh hưởng từ bên ngoài đến doanh nghiệp: sự thay đổi về chính sách của Nhà nước, các điều kiện thương mại của nước ngoài hoặc thiên tai...ảnh hưởng đến ngành sản xuất kinh doanh, chổlàm việc của khách hàngđang làm.

1.2.4.4. Đo lường rủi ro tín dụng cá nhân.

Để xác định chính xác mức độ rủi ro của mỗi khoản vay, các ngân hàng thường áp dụng một số mô hình cụ thể để đánh giá rủi ro tín dụng tín dụng cá nhân. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm cảmô hình phản ánh vềmặt định tính và mô hình phản ánh về mặt định lượng. Đặc điểm của các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để hỗ trợ, bổ sung trong việcphân tích và đánh giá mức độrủi ro của các khoản vay.

Mô hình 1: Mô hình Tiêu chun 6C

Hệthống tiêu chuẩn thường được các ngân hàng sửdụng trong mô hìnhđịnh tính.

-Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trảnợ khi đến hạn.

-Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý đểký kết hợp đồng tín

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

dụng. Tương tự, cán bộtín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được uỷquyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được uỷquyền có thểsẽkhông thu hồi được nợ, tiềmẩn rủi ro cho ngân hàng.

-Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từphát hành chứng khoán và dòng tiền từbán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từba khả năng trên đều có thểsửdụng đểtrảnợvay cho ngân hàng.

-Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợthì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cốthếchấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.

-Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng vềngành nghềvà công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

-Control (Kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như sự thay đổi của luật pháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không?

Mô hình 2: Mô hình xếp hạng của Standard & poor và Moody

-Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
(29)

-Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá vềchất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủthể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệthống ký hiệu Aaa - C.

Mô hình 3:điểm sốtín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: Mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,...Các yếu tốquan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệsốtín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc. Mô hình này thưởng sử dụng 7 - 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ1-10.

Theo quy định hiện hành thì mức độ rủi ro được lượng hóa theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN (từ ngày 1/6/2014 thực hiện theo Thông tư số 02/2013-TT-NHNN) theo đó bằng việc phân loại nợ và trich lập dựphòng rủi ro hàng tháng sẽcho biết mức độ rủi ro và nguồn thanh toán của các khoản rủi ro nay, TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãiđúng thời hạn; các khoản nợquá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủgốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định;

Nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợquá hạn từ 10 đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu; các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định.

Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ gia hạn thời hạn trảnợlần đầu; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng thanh toán lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định.

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

các khoản nợ cơ cấu thời hạn trảnợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trảnợ

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trảnợlần thứhai; các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lần thứhai quá hạn theo thời hạn trảnợ được cơ cấu lần thứhai; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứ ba trởlên;

-Các khoản nợkhoanh, nợchờxửlý;

-Các khoản nợ khác được phân vào nhóm năm theo quy định.

Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ, thời gian thử thách đểchuyển nhóm nợ (ví dụtừ nhóm 2 lên nhóm 1…) là3tháng đối với khoản nợ trung, dài hạn và 01 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kểtừngày khách hàng trả đầy đủgốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trảnợ. Và toàn bộ dư nợcủa khách hàng tại các TCTD được phân vào cùng một nhóm nợ. Ví dụ: khách hàng có hai khoản nợ trởlên tại các TCTD mà có bất cứmột khoản nợ nào được phân vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ còn lại thì toàn bộ các khoản nợ còn lại của khách hàng phải được TCTD phân vào nhóm nợ có độrủi ro cao nhất đó.

Nợ xấu (hay các tên gọi khác như nợ có vấn đề, nợ khó đòi…) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và có các đặc trưng sau:

+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đãđến hạn.

+ Tình hình tài chính của khách hàng đang có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu được đầy đủgốc và lãi.

+ Tài sản đảm bảo được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

+ Thông thường là những khoản nợ đã được gia hạn nợ, hoặc những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

Một tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu dưới 5% được coi là nằm trong giới hạn cho phép, khi tỷ lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ 5% thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

1.2.4.5. Các biện pháp khắc phục phòng ngừa nợ xấu, thu lãi đối với khách hàng cá nhân.

Đểphòng ngừa có hiệu quảnợcó vấn đề, CBTD cần phải:

- Phân tích tín dụng nhằm mục đích xác định khả năng trảnợ và ý muốn của khách hàng trong việc hoàn trảtiền vay, tìm kiếm những tình huống cụthểdẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi cho vay và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng vềcác rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thểxảy ra. Ở Việt Nam hiện nay, các NHTM xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng, điển hình là hệthống chấm điểm xếp hạng tín dụng, xếp hạng khách hàng.

- Kiểm tra, giám sát tín dụng: việc theo dõi bám sát khoản vay, thực hiện kiểm tra và xửlý rủi ro tín dụng được xem là một cơ chếgiám sát tín dụng nhằm hạn chếrủi ro đạo đức của khách hàng. Nội dung cơ bản bao gồm: Tiến hành kiểm tra định kỳ đối với tất cảcác loại hình tín dụng; Xây dựng kếhoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết gồm: kếhoạch trảnợ, chất lượng và điều kiện của tài sản bảo đảm, tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, điều kiện tài chính và những dựbáo về người vay..; Kiểm tra thường xuyên những món lớn; Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấnđề; Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tếcó dấu hiệu đi xuống.

Bên cạnh việc kiểm tra tín dụng, các ngân hàng có thể sử dụng hệthống giám sát khác như hệ thống thông tin tín dụng (CIC), thông tin trên các thị trường chứng khoán, thông tin từ đối thủcạnh tranh, các cơ quan quản lý...

Ngân hàng còn sử dụng các biện pháp cần thiết khác như: phân tán rủi ro và sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh bao gồm: hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro, và trái phiếu ràng buộc.

+ Hợp đồng trao đổi tín dụng:

Là hình thức trao đổi một phần các khoản thanh toán theo các hợp đồng tín dụng của các tổchức cho vay.

Theo hình thức này, các ngân hàng có thể nâng cao tính đa dạng hoá của danh mục cho vay, đặc biệt nếu các ngân hàng hoạt động trong những thị trường khác nhau.

Mỗi ngân hàng hoạt động trong một thị trường khác nhau với cơ sở khách hàng khác

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

nhau, hợp đồng này cho phép các ngân hàng có thểnhận được các khoản thanh toán từ một hệ thống thị trường rộng hơn, do vậy làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường truyền thống.

+ Hợp đồng quyền tín dụng: loại hợp đồng này giúp ngân hàng tránh được những tổn thất trong trị giá tài sản tín dụng, bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.

+ Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro: thông qua môi giới, ngân hàng sẽ mua một hợp đồng quyền bán đối với một bộ phận của danh mục cho vay hay đầu tư, hoặc tìm một tổchức đảm bảo cho các khoản vay trong trường hợp không thể thu hồi vốn.

- Thực hiện trích lập dựphòng:

Dựphòng rủi ro là khoản tiền được trích lập đểdựphòng cho những tổn thất có thểxảy ra do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụtheo cam kết. Dựphòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt dộng tổ chức tín dụng. Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình nguồn rủi ro tín dụng được lập thành dựphòng cụthểvà dựphòng chung.

+ Dự phòng cụthể là khoản tiền được trích lập trên phân loại cụthể các khoản nợ để dựphòng cho những tổn thất xảy ra

+ Dựphòng chung là khoản tiền được lập đểdựphòng cho những tổn thất chưa được xác định được trong quá trình phân loại và trích lập dựphòng cụthểvà trong các trường hợp khó khăn về tài chính tại ngân hàng khi chất lượng các khoản nợsuy giảm

Việc trích lập dựphòng rủi ro được quy định tại QĐ 493/2005 ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN về việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM: Nhóm 1: 0%;

Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Tỷlệtrích lập dựphòng chung bằng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tương đối ở mức an toàn, tổng thu từ hoạt động tín dụng liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu; Về

Theo quan điểm của NHNN Việt Nam thể hiện qua quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ NH ban hành theo quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 10 năm 1999 của

Kết quả nghiên cứu (xem Bảng 2.12) chỉ ra rằng có 5 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng dịch vụ IB của khách hàng cá nhân gồm: Nhận thức sự hữu

Để thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế

Do đó, phát triển TDCN là một bước đi rất cần thiết đối với ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, phân tán rủi ro trong

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

Kết quả cho thấy, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản trị rủi ro hoạt động như: quản trị rủi ro hoạt động của ngân hãng được xác

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ