• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ

3.2.1.1. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trường kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tương lai. Nếu thay đổi về chính sách của Nhà nước không được thông báo trước thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất trong kinh doanh cho phù hợp với chính sách mới và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, do vậy rủi ro khách hàng dẫn đếnhậuquả ngân hàng phải gánh chịu.

Do vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước cần công bố công khai các nội dung sự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước.

Trường ĐH KInh tế Huế

3.2.1.2. Xây dựng, hiện đại hơn hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay, ở các nước phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai.

Hệ thống này xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phương đến trung ương, do vậy để dễ dàng cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin được tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định được khai thác, hệthống này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm được thời gian và chi phi tiết kiệm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý Nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác thông tin chưa đượchọc hóa mà chủ yếu lưu trữ dưới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ, nát. Do vậy các NHTM thường không được đầy đủ thông tin lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm thông tin về một cá nhân, ngân hàng phải liên hệ với địa phương nơi cá nhân cư trú những cũng chỉ thu thập được những thông tin sơ sài như tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không,những người có tên trong cùng sổ hộ khẩu còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó… thì không một cơ quan nào lưu giữ. Đặc biệt việc tìm hiểu thông tin từ cơ quan Nhà nước như thuế, công an rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy vẫn xảy ra trường hợp phổ biến là báo các tài chính gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đóng thuế nhưng báo các tài chính gửi ngân hàng thì vẫn có lãi mà ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin Quốc gia là vô cũng cần thiết, trước hết là phục vụ công tác quản lý nhà nước và gián tiếp là giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin khách hàng.

3.2.1.3. Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành

Việc xây dựng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vì việc tiệp cận các thông tin giúp cho việc đánh giá, xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân (các chỉ số trung bình ngành như chỉ số tài chính, giá thành…) hiện nay vẫn còn nhiều hạn chếvà hầu như không có. Vì vậy, Chính Phủcần giao cho

Trường ĐH KInh tế Huế

tổng cục thống kê phối hợp với bộtài chính xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình của các ngành kinh tế. Đây là thông tin hết sức quan trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trên cơ sởso sánh với trung bình ngành, qua đó giúp các tổchức tín dụng có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tín dụng.

3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

-Chống sự cạnh tranh không lành mạnh:với sự mở rộng tín tự chủ và tự chịu trách nhiệm của NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo cùng chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay để hoàn trả các khoản vay của ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.

-Ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu (25 nguyên tắc về giám sát ngân hàng của Ủy ban Basel) Trong thực thi chức năng của một quán lý nhà nước và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và giám sát thị trường, hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và hướng tới các chuẩn mực quốc tế. Hệ thống giám sát ngân hàng được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng phận tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh nói chung và cấp tín dụng nói riêng, thực hiện các cảnh báo sớm cho các NHTM, đảm bảo thị thị trường phát triển bền vững.

-Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụngnhư hoán đổi tín dụng (Credit swap)... Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao nhằm giúp các NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tín dụng, san sẻrủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng.

-Tăng cường công tác thanh tra,Công tác thanh tra, giám sát và nâng cao hiệu quảthanh tra NHNN phải được tăng cường thường xuyên.

-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, cơ chế huy động vốn; cơ chế

Trường ĐH KInh tế Huế

chính sách mới ban hành cần tiến sát với các chuẩn mực và

thông lệQuốc tế, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động của các TCTD trong tiến trình hội nhập.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm CIC Ngân hàng Nhà nước: để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổphần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt Nam để hỗ trợ cho các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, có thểthu hút sự chuyển giao công nghệvà học tập kinh nghiệm của các Công ty xếp hạng tín dụng trên thếgiới.

3.2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn