• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát

2.3.3. Những hạn chế

Mặc dù có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng cá nhân nhưng công tác này vẫn còn tồn tại những hạn chếnhất định cần khắc phục như sau:

Một là, chưa có bộ phận chuyên trách Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân, Agribank chi nhánh quang Trung Quảng Bình chưa tách riêng ba bộ phận: Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nợ nhằm rút ngắn thời gian thẩm định tín dụng cá nhân cũng như gắn quản lý rủi ro đến từng bộ phận, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó,quy trình cho vay cá nhân hiện tại tại chưa đáp ứng được các yêu cầu về mặt phân tách trách nhiệm nhằm đảm bảo tính độc lập và khách quan của cán bộ tham gia vào quy trình. Cụ thể, ngoài trừcông tác thẩm định khoản vay cá nhân được thực hiện bởi cán bộ thẩm định độc lập (đối với các khoản vay vượt qua ngưỡng trọng yếu quy định), các nhiệm vụ khác như quan hệ khách hàng cá nhân, thu thập thông tin khách hàng cá nhân, chấm điểm khách hàng cá nhân, đánh giá khách hàng cá nhân, đánh giá tài sản bảo đảm, giải ngân, thu hồi nợ chủ yếu thực hiện bởi cán bộ tín dụng. Việc thiếu tính phân tách nhiệm vụtrong quy trình cho vay dẫn đến các rủi ro nghiệm trọng về đạo đức doanh nghiệp.

Hai là, Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình chưa có chính sách Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân rỏràng, chưa có chính sách khách hàng cá nhân cũng như chính sách phí, lãi suất tín dụng riêng biệt đối với từng nhóm khách hàng cá nhân khác nhau, các chính sách và quy định hiện tại thường chỉquan tâm chủyếu đến chính sách tài sản đảm bảo. Những quy định quản lý tài sản đảm bảo còn nhiều điểm chưa cụ thể rõ ràng. Ví dụ như các tiêu chí chấp nhận tài sản bảo đảm, danh sách các loại tài sản tài sản được chấp nhân, quy định định giá và định giá tài sản bao gồm tần suất và tiêu chí định giá, quy trình quán lý, giám sát tài sản, quy định về tỷlệcho vay trên giá trị của từng loại tài sản bảo đảm… Quy định của ngân hàng mới chỉ đề cập đến các

Trường ĐH KInh tế Huế

điều kiện với TSBĐ được chấp nhân, các loại TSBĐ, thẩm quyền chấp nhân TSBĐ, tỷ lệ cho vay trên TSBĐ lớn nhất.

Ba là,chất lượng thẩm định dự án chưa đáp ứng yêu cầu quản trịrủi ro tín dụng cá nhân. Nhiều khoản tín dụng cá nhân bị duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu khách hàng cá nhân và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộquản lý khoản vay cá nhân. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và không chính xác. Quy trình giải ngân và giám sát sau khi cho vay rất lỏng lẻo, có nhiều khoản giải ngân bằng tiền mặt theo sựlý giải của khách hàng cá nhân một cách bất hợp lý và thực sự trở thành nợ xấu, giám sát kiểm tra sau khi cho vay thực hiện từ xa, thiếu sâu sát cá nhân vay vốn và vòng đời sản phẩm, chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nhiều khách hàng cá nhân hiện đầu tư tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

Trường ĐH KInh tế Huế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương hai đềcập đến các nội dung sau:

Một là khái quát hóa thực trạng hoạt động của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình,

Hai là phân tích thực trạng vềquản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình theo từng nội dụng và hình thức được đề cập trong phần lý luận

Ba là đánh giá vềquản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Quang Trung Quảng Bình chỉra kết quả đạt được; hạn chế; đặc biệt làm rõ các nguyên nhân của tình hình thông qua bảng hỏi phóng vấn CBTD, coi đây là những vấn đề bức xúc cần được xửlý trong hoạt động quản trịrủi ro tín dụng cá nhân trong trong gian tới

Trường ĐH KInh tế Huế