• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HUẾ"

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN

TP HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HUẾ

GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM Niên khóa: 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin gởi tới các Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các Thầy Cô trongkhoa Quản trị kinh doanhnói riêng lời chào sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc.

Để bài khóa luận cuối khóa này đạt kết quả tốt, tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường, giúptôi vững tin hơn khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo Ths.Nguyễn Ánh Dương đã hướng dẫn,giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian viết khóa luận và tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh chị cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minhchi nhánh Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúptôi hoàn thành và hỗ trợtôi rất nhiềutrong suốt thời gian làm bài.

Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn luônở bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chếmình, bài khóa luậnnày không thể không tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô đểtôi có thể tiến bộ hơn vàngày càng hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình.

Trân trọng cảm ơn.

Huế, tháng 12 năm 2018 Sinh viên thực hiện

Lê ThịNgọc Bảo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT...iv

DANH MỤC BẢNG ...v

DANH MỤC SƠ ĐỒ...vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... vii

PHẦN I– ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.2. Phương pháp xửlí và phân tích sốliệu ...5

5. Kết cấu đềtài:...6

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...7

Chương 1: Cơ sởlý luận vềhoạt động tín dụng cá nhân tạiNgân hàng thương mại ...7

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại ...7

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại ...7

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại ...8

1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại ...12

1.2. Tín dụng ngân hàng ...15

1.2.1. Khái niệm ...15

1.2.2. Đặc điểm...15

1.2.3. Vai trò ...16

1.2.4. Phân loại ...17

1.2.5. Công cụthực hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại ...18

1.2.6. Các hình thức đảm bảo tín dụng của Ngân hàng thương mại ...19

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại ...21

1.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại...27

1.2.9. Mối quan hệgiữa chất lượng dịch vụvà sựthỏa mãn của khách hàng ...29

1.3. Các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đềnghiên cứu ...31 1.3.1. Nghiên cứu “Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

1.3.2. Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụtín dụng với khách hàng cá nhân của

ngân hàng thương mại cổphần Nam Việt - chi nhánh Huế” –Nguyễn Văn Vũ...32

Chương 2: Thực trạng hoạt động Tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...33

2.1. Tổng quan vềNgân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế ...33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...33

2.1.2. Cơ cấu tổchức ...36

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017 ...38

2.2. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...47

2.2.1. Các sản phẩm Tín dụng cá nhân...47

2.2.2. Quy trình Tín dụng cá nhân...49

2.2.3. Thực trạng hoạt động Tín dụng cá nhân...52

2.2.4. Kết quảnghiên cứu “Sựhài lòng của kháchhàng đối với chất lượng hoạt động Tín dụng cá nhân tại HDBank”...68

2.3. Đánh giá tình hình Tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...73

Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...76

3.1 Định hướng phát triển củaNgân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...76

3.1.1 Định hướng phát triển chung...76

3.1.2. Định hướng mở rộng và phát triển hoạt động cho tín dụng cá nhân...76

3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động cho tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...77

3.2.1. Nguyên nhân khách quan ...77

3.2.2. Nguyên nhân chủ quan...77

3.3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn hạn tạiNgân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế...77

3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing cho Ngân hàng. ...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

3.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực...78

3.3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ KH...78

3.3.4. Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận...79

3.3.5. Tổ chức phân loại KH...80

3.3.6. Mở rộng kênh phân phối...80

3.3.7. Cải cách quy trình nghiệp vụ, thủ tục cho vay tiêu dùng ...80

3.3.8. Tăng cường giám sát vốnvay ...81

PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...82

1. Kết luận ...82

2. Kiến nghị...83

2.1. Đối với Chính phủ...83

2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh...84

2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế.85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...86

PHỤLỤC ...87

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC VIẾT TẮT

TMCP Thương mại cổphần

HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HồChí Minh

HDBank Huế Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HồChí Minh chi nhánh Huế TDCN Tín dụng cá nhân

NH Ngân hàng

NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổchức tín dụng

KH Khách hàng

KHCN Khách hàng cá nhân

TD Tín dụng

CN ĐKDN Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh

TCKT Tổchức kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 - Tình hình huyđộng vốn của HDBank Huế...39

Bảng 2.2 - Tình hình cho vay TDCN tại HDBank Huế...43

Bảng 2.3 - Kết quảhoạt động kinh doanh tại HDBank Huế giai đoạn 2015–2017 ...45

Bảng 2.4 - Tình hình doanh sốcho vay của hoạt động Tín dụng cá nhân ...53

Bảng 2.5 - Tỷlệdoanh sốcho vay trên vốn huy động...56

Bảng 2.6 - Tình hình doanh sốthu nợcủa hoạt động Tín dụng cá nhân...57

Bảng 2.7 - Hệsốthu nợtrong giai đoạn 2015 - 2017 tại HDBank Huế...60

Bảng 2.8 - Tình hình dư nợ cho vay của hoạt động Tín dụng cá nhân ...61

Bảng 2.9 - Tình hình dư nợ quá hạn của hoạt động Tín dụng cá nhân ...65

Bảng 2.10 - Tỷlệnợquá hạn trong giai đoạn 2015-2017...68

Bảng 2.11 - Tỷlệtrung bình vềsựhài lòng của KH...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1 - Mô hình mối hệgiữa chất lượng dịch vụTín dụng và sựthỏa mãn của khách hàng theo mô hình Chất lượng kỹthuật/Chất lượng chức năng...31 Sơ đồ1.2 -Sơ đồbộmáy tổchức của HDBank Huế...36 Sơ đồ1.3 - Quy trình Tín dụng cá nhân tại HDBank Huế...49

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểuđồ 2.1 -Cơ cấu doanh sốcho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn ...54

Biểu đồ2.2 - Doanh sốcho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sửdụng ...55

Biểu đồ2.3 -Cơ cấu doanh sốthu nợkhách hàng cá nhân theo thời hạn ...58

Biểu đồ2.4 -Cơ cấu doanh sốthu nợkhách hàng cá nhân theo mục đích sửdụng ...59

Biểu đồ2.5 -Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 ...62

Biểu đồ2.6 -Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sửdụng trong giai đoạn 2015 - 2017 ...63

Biểu đồ2.7 -Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thời hạn trong giai đoạn 2015-2017 ...66

Biểu đồ2.8 -Cơ cấu dư nợ quá hạn theo mục đích sửdụng giai đoạn 2015 - 2017 ....67

Biểu đồ2.9 - Tỷlệgiới tính ...69

Biểu đồ2.10 - Tỷlệnhóm tuổi...69

Biểu đồ2.11 - Tỷlệnghềnghiệp ...70

Biểu đồ2.12 - Tỷlệmức thu nhập trung bình mỗi tháng ...70

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tếvới một cơ sở hạtầng yếu kém vềmọi mặt, đểcó thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tếlà hệthống ngân hàng. Đểcó thể thu hút được nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụng (TD) cho nền kinh tế.

Thị trường tín dụng cá nhân (TDCN) ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sựcạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn.

Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, hơn 96.7 triệu dân (tháng 10/2018). Thực tếcho thấy, nhu cầu vay vốn của từng cá nhân là ít nhưng số lượng các cá nhân lại là một con sốkhông hề nhỏ. Cũng vì lẽ đó, tín dụng cá nhân từ khi được hình thành chođến nay vẫn luôn phát triển và là một trong những nghiệp vụ được chú trọng, thậm chí trở thành định hướng hoạt động của cảmột ngân hàng hay chi nhánh.

Như vậy, không thể phủnhận, TDCN là phạm trù truyền thống, cốt lõi của một trung gian tài chính như ngân hàng. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, với tiềm năng vốn có của nó là quy mô dân số đông, nhu cầu vay vốn không nhỏ, TDCN vẫn luôn đem lại một nguồn lợi lớn cho ngân hàng.

Hiện nay, đối tượng chủ chốt của TDCN chính là phân khúc thị trường những người trẻ, có nguồn thu nhập thường xuyên biến đổi và luôn có nhu cầu nâng cao cuộc sống vật chất, tinh thần. Đoạn thị trường này sẽmang lại những khoảng đất màu mỡ, một môi trường mà các ngân hàng có thểkhai thác với những nguồn lợi tiềm năng. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các ngân hàng và khách hàng.

Với định hướng chiếnlược trở thành ngân hàng bán lẻ, đa năng, là hệ thống “Siêu thị tài chính” của khách hàng (KH), không những chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng truyền thống, bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

lực… đồng thời phát triển mạnh nhóm sản phẩm tiết kiệm, dịch vụthanh toán, cho vay tiêu dùng, dịch vụthẻ… Dựa trên yếu tốcông nghệtiên tiến, việc mở rộng kênh phân phối phi truyền thống (giao dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) được đẩy mạnh.

HDBank cũng đã phát triển các sản phẩm tài chính liên kết (bancassurance), chứng khoán, vàng với các đối tác hàng đầu như ACE Life, Bảo Việt, HSC… mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho KH. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽgián tiếp kích thích đầu tư của người dân, góp phần nâng cao đời sống của người dân và sựphát triển của nền kinh tế nước nhà.

Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mc tiêu chung: Phân tích thực trạng hoạt động TDCN tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế (HDBank Huế) và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDCN tại ngân hàng.

Mc tiêu cth:

 Hệthống hóa lý luận vềthực tiễn vềhoạt động TDCN tại HDBank Huế.

 Phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình hoạt động TDCN tại HDBank Huế.

 Đềra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảTDCN tại HDBank Huế.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động TDCN tại HDBank Huế.

Phạm vi nghiên cứu:

Vềkhông gian: Nghiên cứu tại HDBank Huế.

Vềthời gian:

- Số liệu sơ cấp thu thập được trong quá trình thực tập (tháng 10 đến tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

- Số liệu thứ cấp vềtình hình TDCN tại HDBank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017.

- Các giải pháp đềxuất cho giai đoạn 2019 - 2022.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dliệu sơ cấp

 Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là cán bộTín dụng.

 Sửdụng phiếu khảo sát lấy ý kiến của nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) đã và đang làm hồ sơ Tín dụng tại chi nhánh để thu thập thông tin ý kiến của KH đối với hoạt động Tín dụng tại chi nhánh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cụ thể:

Thời gian phát bảng hỏi từ ngày 29/10 đến 23/11, vào thời gian làm việc của ngân hàng (buổi sáng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buồi chiều từ13 giờ đến 17 giờ).

Cách tính cỡmẫu áp dụng công thức tính mẫu tỉlệtheo Cochran (1997):

n =z2(p.q)

e2

Trong đó:

• Z: giá trịbiến thiên sẵnứng với giá trị p (p = 1-α)

• P: tỷlệ KH đồng ý sửdụng các sản phẩm dịch vụcủa HDBank Huế

• q: tỷlệ KH không đồng ý sửdụng các sản phẩm dịch vụcủa HDBank Huế

• e: sai sốmẫu cho phép

Do tính chất p + q = 1, vì vậy p*q sẽlớn nhất khi p = q = 0,5 nên p*q = 0,25.

Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độtin cậy mà nghiên cứu lựa chọn là 95% (α = 5%), thông qua tra bảng: Z = 1.96. Sai số cho phép e = 8%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽcó kích cỡmẫu lớn nhất:

n =(0,5x0,5)

0,082 150

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Ngoài ra, theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng Chu và Nguyễn Mộng Ngọc: “Số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa”.Như vậy, với sốbiến phân tích trong thiết kế điều tra là 12 biến thì số quan sát (mẫu) phải đảm bảo điều kiện: n ≥ 5 * 12 = 60. Để ngừa các sai sót trong quá trìnhđiều tra, tôi tiến hành phỏng vấn 153 KH.

Thang đo:

Bài nghiên cứu này sử thang đo Likert 5 điểm. Thang điểm Likert gồm 2 phần:

Phần khoản mục và Phần đánh giá. Phần khoản mục liên quan đến ý kiến, thái độ về việc sửdụng dịch vụTDCN tại HDBank Huế. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trảlời gồm:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Bình thường (4) Đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

Từ những kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi (nằm ởphần Phụlục) để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sựhài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụcủa HDBank Huế.

Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụngân hàng tại đây.

Dliu thcp.

 Thông qua các tài liệu như giáo trình, sách báo, tài liệu trực tuyến,... để tổng hợp cơ sởlý luận.

 Từbáo cáo của phòng Tín dụng nói riêng, và của HDBank Huếnói chung trong giai đoạn 2015-2017.

 Từsách báo, tạp chí, internet, giáo trình, các công trình nghiên cứu, khóa luận

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu

Đối với số liệu thứ cấp:

- Phương pháp thống kê mô tả.

- Phương pháp so sánh.

- Phương pháp sơ đồ.

Đối với số liệu sơ cấp:

Dữliệu sơ cấp thu thập được sẽ được xửlý bằng phần mềm SPSS 20.

- Phương pháp thống kê mô t.

Để xác định tần số (hoặc tần suất) và giá trị trung bình của các biến quan sát từ đó thấy được đặc điểm của mẫu điều tra.

- Phương pháp kiểm tra độtin cy của thang đo.

Phương pháp này cho phép người phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được nhưng thông thường, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được nhiều và nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên 1 là thang đo lường tốt.

- Phương pháp phân tích nhân tốkhám phá (EFA).

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu thập và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đượcsử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser-Meyer –Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu.

Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới đượcgiữ lại trong mô hình.Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

- Phân tích hi quy tuyến tính bi

Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi qui tuyến tính bội. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi qui tuyến tính được bội xây dựng. Và hệ số R2đãđược điều chỉnh (adjusted R square ) cho biết mô hình hồi qui được xây dựng đến mức nào.

5. Kết cấu đề tài:

Nội dung bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phốHồChí Minh chi nhánh Huế.

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sựphát triển của kinh tếhàng hoá. Sựphát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tếhàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tếthị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thểthiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cảngân hàng (NH) thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho NH.

Có rất nhiều phát biểu khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia khi đềcập đến khái niệm vềNHTM. Chẳng hạn:

Ở Mỹ, khái niệm NHTM được quy định là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụtài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụtài chính.

Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụhối đoái, nghiệp vụchiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác.

Ở Pháp, hệ thống NHTM được quy định là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và dịch vụtài chính.

NHTM ở Ấn Độ là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ các khoản đầu tư.

Đối với Việt Nam, khái niệm NHTM trong Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2010 thì phát biểu như sau: “NHTM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có thể được thực hiện tất cả các hoạt động của NH và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này cònđịnh nghĩa:

“Hoạt động của NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

Như vậy, qua các định nghĩa trên thì có thểkhái quát lại khái niệm vềNHTM là loại hình hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hiện nay, nó giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ NHTM mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động tập trung lại, đồng thời sửdụng vốn đó đểcấp tín dụng cho các chủthểtrong nền kinh tếnhằm phát triển kinh tếxã hội.

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng.

Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Để thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổchức kinh tế(TCKT), cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, NH sử dụng cho vay để đáp ứng cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM thực sựlà một cầu nối giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở NH với những người thiếu vốn cần vay. NHTM đã góp phần tạo lợi ích công bằng cho cảba bên trong quan hệ: người gửi tiền, NH và người cho vay.

 Đối với người gửi tiền: họ sinh lời được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gửi mà NH trảcho họ hoặc họ được NH tạo ra cho họ các tiện ích như sựan toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

 Đối với người vay: sẽ thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán mà khỏi tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.

 Đối với NHTM: sẽtìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từchênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHTM. Ngày nay, có thểnói mọi quan hệkinh tế xã hội của loài người đều thông qua tiền tệvà chủ yếu thông qua hoạt động của NH bên cạnh hoạt động của tổchức phi NH.

Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán.

Theo Mác “Công việc của người thủ quỹchính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi NH xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho NH”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc NH là người thủ quỹ của doanh nghiệp, khiến cho NH có thểthực hiện các dịch vụthanh toán theo sự ủy nhiệm của KH. Trong quá trình thanh toán, NH đã sử dụng giấy bạc NH thay cho vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc NH. Khi KH gửi tiền vào NH, họ sẽ được NH đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi làm trung gian thanh toán, NH tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán,…) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí về lưu thông.

Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng tiền mặt vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế. Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoảng cách giữa KH với nhau ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc thanh toán trực tiếp giữa các KH sẽ không thể nào thỏa mãn được yêu cầu của nền kinh tế nếu không có hệ thống NHTM làm chức năng trung gian thanh toán cho các chủthể của nền kinh tế. Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộnền kinh tếnói chung.

 Trước hết, hệ thống NHTM sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu,ủy nhiệm chi,ủy nhiệm thu,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

 Tùy theo yêu cầu, KH có quyền lựa chọn một trong những công cụ thanh toán thích hợp. Nhờ có các phương thức thanh toán được thực hiện bởi NHTM, các chủthểkinh tếkhông phải giữtiền trong túi, mang theo tiền đến gặp chủnợ, gặp người được thụ hưởng dù gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán nào đó đơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một ủy nhiệm chi,… để giao cho KH hoặc yêu cầu NH chi trảhộ, thu hộcác khoản tiền theo ý muốn của mình.

 Thứhai, khi sửdụng các phương thức thanh toán, bản thân các chủthểkinh tếsẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian và đảm bảo an toàn. Hệthống NHTM lại tích tụ được nguồn vốn khổng lồ để có thểmở rộng khả năng tín dụng của mình.

Ngày nay, có thểnói rằng hoạt động thanh toán của hệthống NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM. Nó tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ NH khác phát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó tiết kiệm một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông.

Nhìn vào hệ thống thanh toán của NHTM, người ta có thể đánh giá ngay được hoạt động của hệ thống NHTM có hiệu quả hay không. Chu chuyển tiền tệ nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹcủa xã hội.

Ngân hàng thương mại làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia.

Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng trung ương (NHTW) về mọi mặt. Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các quyết định của NHTW vềviệc thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông, do đó, NHTW ương sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM chấp hành. Như vậy các NHTM là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từcác NHTM phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các NHTM cũng được sử dụng đúng mục đich, yêu cầu của nền kinh tế.

Tín dụng trên cở sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội của đất nước.

Ngân hàng thương mại tạo “bút tệ” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế.

NHTM là một trong những tổchức trung gian tài chính, làm trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết phải dựtrên vàng hay tiền giấy đã gửi vào NH, tiền vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do NH tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ, tiền bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay, người vay trảnợ NH, tiền vay rút khỏi lưu thông và quay trở lại NH và bị hủy bỏ. Trong phạm vi nền kinh tế hoạt động cho vay và trảnợ diễn ra thường xuyên, hàng ngày có tiền tạo ra và tiền hủy đi. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo ra (phát tiền tệ) lớn hơn luồng tiền hủy đi (trả nợ NH).

Trong thời đại hiện nay, một trong những chức năng chủ yếu của NHTM trên phương diện tiền tệ là tạo ra tiền dưới hình thức bút toán qua tiền tệNH. Khoản tiền vay sẽ được ghi thẳng vào tài khoản của người vay và họ sẽ sử dụng những công cụ thanh toán để chuyển tiền. Nghĩa là trong quá trình tạo tiền ghi sổ của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tiền tệ và tổ chức thanh toán trong hệ thống NH. Việc tạo ra bút tệlà một bước tiến quan trọng trong công nghệNH, nó là công cụthanh toán linh động, có thể được tạo ra dần dần sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên cũng giống như việc tạo ra tiền giấy, việc tạo ra bút tệcũng có những ràng buộc và giới hạn nhất định. Bút tệ do NH phát tiền tệ không có cơ sở tiền gửi, mặt khác bút tệ của người có gửi tiền tại NH đều có tính chất chuyển đổi sang tiền giấy. Do đó, nếu NH phát tiền tệ làm cho NH không có khả năng có đủ tiền giấy khi mọi người đồng loạt đem bút tệ để đổi lấy tiền giấy, từ đó NH sẽbị phá sản. Vì chỉcó NHTW và các NHTM khác cung cấp đủ tiền giấy thõa mãn kịp thời nhu cầu của KH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Nhà nước cần phải có luật định rõ ràng việc tạo tiền qua tín dụng. Quy định tỷlệtạo tiền qua tiền tệ của các NH luôn phải phù hợp với nhu cầu vềtiền tệ cho sựphát triển của nền kinh tế. Lạm phát tín dụng hay thắt chặt tín dụng cũng đều gây ra sựsuy thoái cho nền kinh tế.

1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại a. Hoạt động huy động vốn

NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:

⁃ Nhận tiền gửi của tổchức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳhạn và các loại tiền gửi khác.

⁃ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổchức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

⁃ Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài.

⁃ Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước (NHNN).

⁃ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

b. Hoạt động tín dụng

NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờcó giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷtrọng lớn nhất.

Cho vay:NHTM được cho các tổchức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau:

 Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

 Cho vay trung hạn và dài hạn đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

Bảo lãnh:NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnhđấu thầu và các hình thức bảo lãnh NH khác bằng uy tín và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

đối với một KH và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷlệso với vốn tựcó của NHTM.

Chiết khấu:NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổchức, cá nhân và có thểtái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờcó giá ngắn hạn khác đối với các TCTD khác.

Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ vềtổchức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.

c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Để thực hiện được các dịch vụthanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua NH, NHTM được mở tài khoản cho KHtrong và ngoài nước. Đểthực hiện thanh toán giữa các NH với nhau thông qua NHNN, NHTM đặt trụsởchính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữbắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mởtài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụthanh toán và ngân quỹcủa NHTM bao gồm các hoạt động sau:

 Cung cấp các phương tiện thanh toán

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH

 Thực hiện dịch vụthu hộvà chi hộ

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN

 Thực hiện dịch vụthanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép

 Thực hiện dịch vụthu và phát tiền mặt cho KH

 Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộvà tham gia hệ thống thanh toán liên NH trong nước

 Tham gia hệthống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

d. Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm:

 Góp vốn và mua cổ phần – NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các TCTD khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổphần và liên doanh với NH nước ngoài đểthành lập NH liên doanh.

 Tham gia thị trường tiền tệ- NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụcủa thị trường tiền tệ.

 Kinh doanh ngoại hối – NHTM được phép kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

 Ủy thác và nhậnủy thác – NHTM đượcủy thác, nhậnủy thác làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động NH, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồngủy thác, đại lý.

 Cungứng dịch vụ bảo hiểm – NHTM được cung ứng dịch vụbảo hiểm, dược thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh đểkinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

 Tư vấn tài chính– NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho KH dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc NH.

 Bảo quản vật quý giá – NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủkét, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.2. Tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm

Tín dụng NH là giao dịch tài sản giữa NH với bên đi vay (là các TCKT, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó NH chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoảthuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cảvốn gốc và lãi cho NHkhi đến hạn thanh toán.

1.2.2. Đặc điểm

Tín dụng NH thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệlà loại hình tín dụng phổbiến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tếquốc dân.

Tín dụng NH cho vay chủyếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại.

Quá trình vận động và phát triển của tín dụng NH độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng NH gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳkinh tếkhủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng NH lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế.

Hơn nữa tín dụng NH còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là:

⁃ Tín dụng NH có thểthoảmãn một cách tối đa nhu cầu vềvốn của các tác nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế vì nó có thể huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn.

⁃ Tín dụng NH có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do NH có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu vềthời hạn vay.

⁃ Tín dụng NH có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thểcho nhiều đối tượng vay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.2.3. Vai trò

Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế.

Trong xã hội luôn có người thừa vốn cần đầu tư và người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thểtrực tiếp gặp nhau hoặc có thểgặp nhau thì chi phí cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các NHTM đã thỏa mãn những lo lắng đó của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu của những người cần vốn, có nghĩa là các NHTM đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế.

Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong nền kinh tế. Các NHTM đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộnền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệtrong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mởrộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tếphát triển bền vững.

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát.Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền tệ trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện cho vay và ngược lại sẽgiảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát.

Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước. Thông qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi… tín dụng NH đã trực tiếp tham gia trong quan hệthanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tài trợcho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹthuật và sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuấttrong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

giao lưu giữa nước ta với các nước trên thếgiới, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thếgiới.

1.2.4. Phân loại

Có rất nhiều cách phân loại tín dụng NH dựa vào các căn cứkhác nhau tuỳtheo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một sốtiêu thức sau:

Theo thời gian sử dụng vốn vay

Tín dng ngn hn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sửdụng vào nghiệp vụthanh toán, cho vay bổsung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân.

Tín dng trung hn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụnhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹthuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏcó thời hạn thu hồi vốn nhanh.

Tín dng dài hn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sửdụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.

Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá:là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp đểhọtiến hành sản xuất và kinh doanh.

Tín dụng tiêu dùng:là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Loại tín dụng này thường được dùng để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình... Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên.

Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay

Tín dng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Tín dng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với KH truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với NH, KH này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với NH như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khảthi, có khả năng hoàn trảnợ...

Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng NH theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quảkinh tếcủa chúng.

1.2.5. Công cụ thực hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại a. Công cụ trực tiếp

Hạn mức tín dụng

Để đạt được mục tiêu phát triển lành mạnh và an toàn, NHTM lựa chọn KH và xác định hạn mức tín dụng đối với họ. Hạn mức tín dụng là sốtiền tối đa màKH được NH cung cấp. Tùy theo những thông tin KH đã cung cấp và được NHxác minh như tài sản bảo đảm, thu nhập thường xuyên, mức độ ổn định của thu nhập, nghĩa vụ trả nợ với những món nợ đang có cùng mức độ khả tín mà NH sẽtính toán ra hạn mức này.

NH cũng sẽtheo dõi các lịch sửtín dụng và từ đó có sự điều chỉnh hạn mức thích hợp cho KH.

Tiêu chuẩn cấp tín dụng

NHTM quy định các điều kiện cấp tín dụng có tính bắt buộc đối với KH vay vốn.

Các tiêu chuẩn này phải phù hợp với các điều kiện cấp tín dụng do NHNN qui định nhằm duy trì sự an toàn và những trật tự ổn định trên thị trường tín dụng. NHTM thường đưa ra các tiêu chuẩn cấp tín dụng có tính chặt chẽ hơn qui định chung của NHNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng

Các NHTM liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, nhân sự để có thể bao quát được tất cả các khu vực, tăng cường phát triển các gói sản phẩm dịch vụcho phù hợp với nhu cầu vay vốn của KH.

b. Công cụ gián tiếp

Lãi suất

Là tỷlệ mà theo đó tiền lãiđược người vay trảcho việc sửdụng tiền mà họvay từ người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ. Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi sử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Đây là công cụ phổ biến được sử dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Là một quy định của NHTW vềtỷlệgiữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các NH có thểgiữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷlệdựtrữbắt buộc nhưng không được phép giữa tền mặt ít hơn tỷlệnày.

Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHTW để đảm bảo tỷlệdựtrữbắt buộc.

Dự trữ thanh toán

Là khối lượng tiền mặt tối thiểu NHTM phải duy trì tại kho tiền của mìnhđể đảm bảo khả năng chi trả cho KH. Cơ chế hoạt động giống như dự trữbắt buộc. Bản thân NHTM sử dụng công cụ dự trữbắt buộc và dựtrữ thanh toán để điều tiết tín dụng tại các chi nhánh của mình.

1.2.6. Các hình thức đảm bảo tín dụng của Ngân hàng thương mại

Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho KH vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, tài sản dùng làm bảo đảm nợvay phải tạo ra được ngân lưu (Phải có giá trị và phải có thị trường tiêu thụ), có đầy đủ cơ sởpháp lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

để người cho vay có quyền xửlý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tín dụng có thểthực hiện bằng nhiều cách:

Bảo đảm bằng tài sản thế chấp:

⁃ Thếchấp bằng bất động sản.

⁃ Thếchấp bằng quyền sửdụng đất.

Bảo đảm bằng tài sản cầm cố:

⁃ Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng bạc,… và các loại tài sản khác.

⁃ Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc tiền tệ.

⁃ Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu.

⁃ Quyền tài sản phái sinh từquyền tác giả, quyền sởhữu công nghiệp, các quyền phái sinh từtài sản khác.

⁃ Lợi tức và quyền phát sinh từtài sản cầm cố.

Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay:

⁃ Chính phủ, thủ tướng Chính phủquyết định giao cho NHcho vay đối với KHvà đối tượng vay.

⁃ NH cho vay trung, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu KH vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện KH vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính đểtrảnợ, có dự án đầu tư khảthi.

Bảo đảm bằng hình thức bão lãnh:

⁃ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứba là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụtrảnợ thay cho bên đi vay, nếu không thực hiện hoặc không thể hiện đúng nghĩa vụtrảnợ.

⁃ Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của NH, hoạt động tín dụng phát triển kéo theo các hoạt động khác của NH phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng đa dạng, và sẽlà cáiđích mà tất cả các NHTM hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từphía NH, còn những nhân tố từ phía KH của NH và những nhân tốkhách quan khác.

a. Từ phía Ngân hàng

Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của NH là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệvà tài chính của NHNN, khả năng về vốn của NH và nhu cầu tín dụng của KH.

Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi KH, NH có thể đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các KH có uy tín với NH thì NH có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao, lãi suất ưu đãi hơn, còn với các KH khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sởhạn chếrủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chất lượng tín dụng của NHTM có đúng hay không. Bất cứ NH nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tếcủa NH cũng như thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Qui trình tín dụng

Qui trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợnhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từkhâu chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ.

Trong qui trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (KH nhập hồ sơ vay vốn). Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm KH,hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định KHvà phương án,dựán vay vốn.

Chất lượng tín dụng tùy thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và qui định về điều kiện, thủtục cho vay của từng NHTM.

Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho NH nắm được diễn biến của từng khoản tín dụng đã cung cấp cho KH để có những hành động điều chỉnh khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽthiết lập một hệthống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác nâng cao chất lượng tín dụng.

Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của NH trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với KH cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho KH sẽ giảm thiểu được những khoản nợquá hạn và điều đó sẽtác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng.

Đồng thời các bước trong qui trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thểthu thập được từrất nhiều nguồn: từtrung tâm tín dụng của NHNN ,từphòng thông tín tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổchức nghềnghiệp, qua việc cán bộtín dụng trực tiếp thu thập tại các cơ sở sản xuất kinh doanh của KH, qua báo cáo tài chính của KH.

Quy trình tín dụng của NH không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi KH khác nhau, NH có thể chủ động linh hoạt thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ như đối với các dựán lớn,bước phân tích là rất quan trọng. Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, NH phải thành lập tổ thẩm định riêng. Đối với những

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Công tác tổ chức ngân hàng

Tổchức của NH cần sắp xếp và cụthểhóa có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sởtôn trọng các nguyên tắcđã quiđịnh.

NH được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các NH với nhau trong toàn hệthống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của KH, quản lý có hiệu quảcác khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng.

Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ NH là nhân tốquyết định đến sựthành bại trong hoạt động kinh doanh của NH nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp và mọi khâu của qui trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.

Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức, nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sựthành công của công tác tín dụng. Cán bộtín dụng giỏi vềchuyên môn nghiêp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khảthi của dự án, xác định được tính chân thật của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cốtình lừa đảo của KH(như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thếchấp đi vay nhiều nơi…) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sựcủa KHđể quyết định cho vay hay không.

Bên cạnh đó cán bộtín dụng cần có sựhiểu biết rõ vềpháp luật,môi trường kinh tếxã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường…dự đoán được những biến động xảy ra từ đó tư vấn lại cho KH xây dựng lại phương án kinh doanh phù hợp.

Kiểm soát nội bộ

Thông qua kiểm soát nội bộgiúp cho nhà lãnh đạo NH nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đềra các biện pháp giải quyết kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những qui định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

Tình hình huy động vốn

Tình hình huy động vốnảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn.Vốn huy động càng lớn, NHTM càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở NH không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽxảy ra.

b. Từ phía Khách hàng

KH là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được NH chấp nhận, KH là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, KH cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Năng lực của khách hàng

Năng lực của KH là nhân tố quyết định đến việc KH sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của KH yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm thì sẽdễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợNH, chất lượng tín dụng của NH bị ảnh hưởng.

Và ngược lại năng lực của KH càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sửdụng có hiệu quả.

Sự trung thực của khách hàng

Sựtrung thực của KHảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của NH.

Nếu các doanh nghiệp vay vốn NH không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán, thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho NH trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của KHđể qua đó có thể đưara quyết định cho vay đúng đắn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quảxấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tốtất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻvà là hệquảcủa những nhân tố chủ quan hay khách quan,nhưng chủyếu là những nhân tốkhách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp.

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau do thiên tai, hỏa hoạn,do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sựthay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…Ví dụnhư giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm,ảnh hưởng đến việc trảnợ NH. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên sẽ khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trảnợNH vềmặt thời hạn.

Tài sản đảm bảo

Quyền sởhữu tài sản là một trong những tiêu chuẩnđể được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thếc hấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn NH là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, việc huy động vốn của các ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn như: chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế cũng tiến hành hoạt

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho các NHTM, nhờ việc khai thác và sử dụng linh hoạt nguồn vốn tiền gửi thanh toán của các tổ

mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế trong hoạt động huy động vốn dân cư

- Cho vay không có tài sản đảm bảo:Đây là hình thức tín dụng cung cấp cho khách hàng có uy tín ,độ tin cậy cao , hoạt động kinh doanh ổn định - Cho vay thấu chi:Là hình

Với vai trò này tín dụng ngân hàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng yêu cầu tái sản xuất xã hội - cơ sở khách quan để hình thành chức năng

Đối với các nghiệp vụ khác có liên quan, hoạt động TTQT có liên quan mật thiết với nhiều hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, tài trợ

KẾT LUẬN Để nghiên cứu về thực trạng hoạt động huy động vốn từ dân cư tại BIDV Bình Định giai đoạn 2011 – 2013 và đề xuất giải pháp nhằm mở rộng huy động vốn từ dân cư thời gian tới,

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, tín dụng trung dài hạn đƣợc hiểu là: ”hoạt động tài chính cho khách hàng vay vốn trung –dài hạn nhằm thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh