• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU NĂM 2019

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng nguyên liệu

Nhận xét

Đối với việc định mức cấp phát và cắt may, định mức này sẽ do phòng kế hoạch đưa ra. Định mức này đưa ra với lượng vải sử dụng là tổi thiểu và sát nhất có thể để tiết kiệm lượng nguyên liệu. Trên bảng phác thảo sản phẩm, bộ phận thiết kế phòng kế hoạch sẽ xác định chiều dài mỗi kiểu cần và số đo của sản phẩm, từ đó phần mềm máy tính sẽ tính toán sắp xếp vị trí từng bộ phận của sản phẩm một cách tối ưu nhất nhằm sử dụng vải có hiệu quả. Vì thế số lượng vải hao phí ở mức tối thiểu, giúp tiết kiệm được nguyên liệu cần dùng. Số lượng vải thừa sẽ được bù đắp cho những sai sót, thất thoát, hoặc thanh lí thu lợi nhuận. Cũng chính vì thế mà số lượng nguyên liệu thực tế cấp phát luôn sát với kế hoạch cấp phát, tuy số lượng nhỏ hơn nhưng không đáng kể.

Bên cạnh đó vẫn còn 1 số đơn hàng của khách hàng tỉ lệ cấp phát thực tế có cao hơn 1 chút so với kế hoạch, nguyên nhân là do vải cắt bị lỗi, vải bị dính bẩn bị các lỗi về chất lượng buộc phải cấp phát thêm. Bên cạnh đó, việc cấp phát đôi khi sẽ xảy ra cấp phát nhầm, cấp phát không đủ số lượng do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan làm ảnh hưởng đến thời gian sản xuất nhưng nhìn chung đa số bộ phận cấp phát luôn hoàn thành đúng và đủ lượng cấp phát theo kế hoạch đề ra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3 Công tác thống kê rủi ro khi tiếp nhận nguyên liệu

Bảng 3. 13 Thống kê rủi ro khi tiếp nhận nguyên liệu năm 2019

ĐVT: KIỆN

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng

Hansae Tổng số lô 20 13 23 26 14 30 32 12 12 10 192

Sai lệch 6 5 7 5 5 1 9 2 2 42

Fashion Garment

Tổng số lô 11 7 13 7 12 9 8 9 9 12 97

Sai lệch 0 1 2 2 1 6

Perry Ellis Tổng số lô 13 33 26 22 15 27 13 20 40 209

Sai lệch 2 3 1 3 3 12

Makalot Tổng số lô 31 8 22 34 33 18 36 23 12 9 226

Sai lệch 2 4 6 1 2 15

Itochu Tổng số lô 4 3 1 1 1 4 14

Sai lệch 1 1

Cao hoa Tổng số lô 8 8 7 2 25

Sai lệch 2 2

Geo Tổng số lô 1 6 6 1 5 1 1 21

Sai lệch 1 1

Leadtex Tổng số lô 1 1 2

Sai lệch 0

TAF Tổng số lô 1 7 7 9 24

Sai lệch 1 1

Germton Tổng số lô 2 2

Sai lệch 1 1

Leeshin Tổng số lô 2 2 4

Sai lệch 2 2

Tâm Đức Phát

Tổng số lô 1 1

Sai lệch 0

Premier Tổng số lô 1 4 1 1 7

Sai lệch 1 2 3

APL-WALMART

Tổng số lô 6 3 6 15

Sai lệch 1 1 2

(Nguồn: Kho nguyên liệu thuộc phòng ĐHM- Công ty dệt may Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhận xét

Công tác kiểm tra nguyên liệu đầu vào nắm vai trò hết sức quan trọng, bất kỳ ngành nghề sản xuất kinh doanh nào cũng luôn phải thực hiện tốt bước này, nhờ đó giúp theo dõi, đo nắm bắt thực trạng nguyên liệu nhập xem đã đúng, đủ hay chưa.

Kiểm tra lượng nguyên liệu đầu vào sẽ giúp công ty phát hiện kịp thời số lượng hàng thừa, thiếu, hàng có vấn đề,…để từ đó có kế hoạch và hướng giải quyết phù hợp. Nếu không làm tốt bước này, sẽ khó đảm bảo được số lượng nguyên liệu cần sử dụng, ảnh hưởng đến quá trình và tiến độ sản xuất của nhà máy.

Đối với công tác kiểm tra nguyên liệu tại kho của công ty, thông thường lỗi phát hiện thường gặp nhất là việc tiếp nhận nguyên liệu không đủ số lượng và chủng loại theo Packing list, cụ thể như: Sai số Lot so với Packing list, thiếu kiện, thiếu size trong kiện, thiếu số Yards và số Kg, mất tem, tem khác màu so với Packing list,….

Bảng trên thống kê số tất cả số lô nguyên liệu trong 10 tháng đầu năm 2019 và kết quả về số lượng lô nguyên liệu đã phát hiện ra những lỗi trên trong quá trình kiểm tra tất cả số lượng lô hàng về tại của công ty. Kết quả cho thấy, với số lượng nguyên liệu về mỗi đợt rất lớn, vì thế không thể tránh khỏi những sai sót và rủi ro trong quá trình cung ứng nguyên liệu của khách hàng cho công ty Dệt may Huế. Thông thường, khách hàng đặt hàng với số lượng lớn sẽ dễ xảy ra tình trạng mắc lỗi trong quá trình cung ứng nguyên liệu hơn là những khách hàng đặt hàng với đơn hàng ngắn ngày, số lượng nguyên liệu cung cấp về nhỏ. Bảng trên cũng cho thấy mức độ kiểm tra kiểm soát nguyên liệu đầu vào khá chặt chẽ và kỹ lưỡng của bộ phận thống kê tại kho, kiểm tra từng yêu cầu theo quy định để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ số lượng cung ứng cho nhà máy.

Với những lỗi đã kiểm tra được, nhân viên thống kê nhập tại kho nguyên liệu sẽ thống báo cho phòng KHXNK họ làm việc với khách hàng và có hướng giải quyết, đảm bảo được đúng và đủ lượng nguyên liệu để kịp tiến độ sản xuất cho nhà máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC