• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích cung ứng nguyên liệu về mặt chất lượng

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN LIỆU NĂM 2019

2.3.1 Phân tích tình hình cung ứng nguyên liệu

2.3.1.2 Phân tích cung ứng nguyên liệu về mặt chất lượng

Bảng 3. 3 Lượng nguyên liệu được kiểm tra chất lượng năm 2019

THÁNG

SỐ LƯỢNG NHẬP SỐ LƯỢNG KIỂM % KIỂM

CỔ(PCS) VẢI(YDS) CỔ(PCS) VẢI(YDS) CỔ(PCS) VẢI(YDS) 1 826.088,00 1.323.402,80 606.446,00 216.792,20 73,41 16,38 2 733.963,00 1.059.540,50 546.758,00 167.513,40 74,49 15,81 3 531.371,00 1.366.199,40 306.972,00 215.224,40 57,77 15,75 4 422.069,00 1.229.434,10 306.735,00 210.754,20 72,67 17,14 5 257.270,00 1.729.785,46 220.811,00 243.166,31 85,83 14,06 6 476.323,00 1.717.669,70 322.870,00 267.782,00 67,78 15,59 7 329.479,00 2.350.762,75 306.048,00 348.358,53 92,89 14,82 8 202.352,00 2.155.952,81 202.352,00 305.006,50 100,00 14,15 9 235.988,00 1.128.843,55 235.988,00 173.024,30 100,00 15,33 10 54.819,00 346.152,80 54.819,00 52.571,40 100,00 15,19 11 262.871,00 1.352.454,20 257.121,00 259.448,00 97,81 19,18

(Nguồn: Tổ quản lý chất lượng thuộc phòng ĐHM- Công ty dệt may Huế) Nhận xét:

Chất lượng của nguyên liệu có sự ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm. Vì thế công tác này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc theo quy trình đã định và được đánh giá kết luận chính xác để đảm bảo lượng nguyên liệu trước khi được sản xuất đạt chuẩn yêu cầu theo quy định. Vậy nên, nguyên liệu nhập về trong thời gian 7 ngày quy định sẽ được tổ quản lý chất lượng lấy mẫu và tiến hành kiểm tra theo một quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty Dệt may Huế.

Nhìn vào bảng trên, ta thấy có 2 loại nguyên liệu chính được kiểm tra về chất lượng đó là nguyên liệu Vải và Cổ bo. Theo quy định của công ty, lượng nguyên liệu được kiểm tra tối thiểu sẽ là 10% tổng số lượng nguyên liệu của lô hàng đó, nhưng nhìn chung lượng nguyên thực tế được kiểm tra trong 11 tháng đầu năm 2019 luôn được kiểm tra vượt định mức quy định. Do số lượng, tính chất và kết cấu của nguyên liệu thì lượng cổ bo được kiểm tra nhiều hơn so với lượng nguyên liệu vải. Đối với nguyên liệu vải, tuy nguyên liệu nhập vào khá lớn, lượng vải kiểm tra luôn đảm bảo về số lượng kiểm tra tối thiểu, giao động từ 14-19% tổng lượng vải nhập về của lô hàng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

số lượng kiểm tra được lấy ngẫu nhiên trong số nguyên liệu vải nhập về, nhưng tỉ lệ nhìn chung vẫn còn thấp so với tổng thể, không thể đánh giá chính xác được lượng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn, vậy nên trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi lượng vải đã được tính toán dựa trên tỉ lệ đã kiểm không đạt chuẩn để nhập vải bù về thì vẫn có sự chênh lệch một phần nào đó, nếu thiếu sẽ gây ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ sản xuất vì phải mất một khoảng thời gian để chờ vải được nhập về. Đối với cổ bo, tỉ lệ này gần sát với số lượng Cổ nhập về, thậm chí tháng 8,9,10 được kiểm tra toàn bộ số lượng cổ, điều này là do tính chất của cổ bo dễ kiểm tra, số lượng về nhỏ hơn nguyên liệu vải, không mất quá nhiều thời gian và sự phức tạp trong máy móc kiểm tra nên tỉ lệ được kiểm khá cao. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào của tổ kiểm tra chất lượng rất tốt và thực sự nghiêm túc, từ đó giúp nâng cao độ chính xác cho chất lượng thực tế lượng nguyên liệu nhập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3. 4 Kết quả kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập tại kho nguyên liệu của nhà máy năm 2019

Tháng % Số lượng đạt Số lượng đạt (tính theo % kiểm)

% Lỗi loại hẳn

Số lượng không đạt

(Loại hẳn) % Xử lý lại Số lượng xử lý lại Cổ(Pcs) Vải(Yds) Cổ(Pcs) Vải(Yds) Cổ Vải Cổ(Pcs) Vải(Yds) Cổ Vải Cổ(Pcs) Vải(Yds) 1 96,25 97,66 795.111,00 1.292.489,67 3,75 2,34 30.977,00 30.913,13 10,82 37,60 86.056,00 486.036,00 2 95,86 97,56 703.577,00 1.033.656,40 4,14 2,44 30.386,00 25.884,10 6,03 29,91 42.395,00 309.179,70 3 86,68 92,72 460.607,00 1.266.690,60 3,26 1,90 17.311,00 25.992,10 3,98 19,62 18.315,00 248.529,79 4 97,96 98,04 413.465,00 1.205.349,85 2,04 1,96 8.604,00 24.084,25 3,31 15,29 13.667,00 184.269,70 5 98,63 97,80 253.746,00 1.691.757,16 1,37 2,20 3.524,00 38.028,30 2,09 8,87 5.315,00 150.001,33 6 98,18 97,98 467.645,00 1.682.889,40 1,82 2,02 8.678,00 34.780,30 2,28 13,43 10.648,00 225.954,98 7 99,05 98,06 326.357,00 2.305.069,28 0,95 1,94 3.122,00 45.693,47 4,88 12,41 15.942,00 286.146,16 8 94,54 97,81 191.306,00 2.108.758,36 5,46 2,19 11.046,00 47.194,45 5,33 9,86 10.190,00 208.001,17 9 97,73 98,14 230.632,00 1.107.896,35 2,27 1,86 5.356,00 20.947,20 4,22 7,76 9.734,00 85.953,75 10 98,21 93,46 53.838,00 323.514,50 1,79 6,54 981,00 22.638,30 0,69 8,95 370,00 28.950,60 11 98,52 97,81 258.973,00 1.322.810,51 1,48 2,19 3.898,00 29.643,69 12,83 16,05 33.235,00 212.249,20

(Nguồn: Tổ quản lý chất lượng thuộc phòng ĐHM- Công ty dệt may Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân xét:

Về kết quả sau quá trình kiểm tra, thực tế cho thấy lượng nguyên liệu chuẩn chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số nguyên liệu nhập về, tỉ lệ đạt chuẩn giao động từ 93% đến 98% cho thấy mức độ đảm bảo về chất lượng nguyên liệu của khách hàng cung cấp cho công ty. Tỉ lệ đạt cao nhất ở vào tháng 7 với lượng cổ đạt 99,05% và lượng vải đạt 98,06 % và thấp nhất rơi vào tháng 3 với lượng cổ chỉ đạt 86,68% và lượng vải chỉ đạt 92,72%. Đối với những nguyên liệu được kiểm tra chưa đạt chuẩn, có 2 phương án để xử lý hoặc là loại bỏ hẳn không sử dụng theo yêu cầu của công ty hoặc yêu cầu của khách hàng, hoặc có thể xử lý lại nếu lượng nguyên liệu mắc những lỗi nhỏ đơn giản, có thể sửa lỗi và nằm trong sự kiểm soát được của công ty và tổ kiểm tra chất lượng. Nhìn vào bảng trên cho thấy, tỉ lệ nguyên liệu vải sau kiểm tra buộc phải loại hẳn khá thấp, đây là 1 kết quả đáng mừng trong việc đảm bảo lượng nguyên liệu đạt chuẩn cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, lượng nguyên liệu nằm trong danh sách đạt chuẩn nhưng buộc phải xử lý lại mới có thể tham gia vào quá trình sản xuất đạt tỉ lệ khá cao, đặc biệt là đối với nguyên liệu vải. Điều này gây bất lợi cho công ty khi phải mất thời gian kiểm tra, xử lý thêm mới có thể đảm bảo để sử dụng được.

Để thấy rõ hơn về công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tại phụ lục 1, tác giả đưa ra số liệu thống kê chất lượng nguyên liệu cả vải và cổ trong tháng 11/2019.

Tùy vào đơn đặt hàng của khách hàng mà lượng nguyên liệu về có cổ hay không.

Trong tháng 11, trong 5 khách hàng chỉ có 2 khách hàng Resource, Fashion có cổ nhập về. Tỷ lệ đạt khá cao, trong khi đó vẫn tồn tại 1 số lỗi làm gia tăng số lượng nguyên liệu không đạt chuẩn như:

 Đơn hàng Hansae tập trung các dạng lỗi gãy mặt gấp nếp và loang màu rõ rệt, trong đó lỗi gãy mặt gấp nếp buộc khách hàng yêu cầu loại.

 Đơn hàng Makalot tập trung vào những dạng lỗi như lỗi thủng ở 1 số lô, tỷ lễ lỗi lớn từ 5.5% đến 7.2%, lỗi xiên canh lớn trên vải sọc, khổ vải không đều trong 1 cây và giữa các cây trong 1 lot. Tỷ lệ 1 lot có nhiều ánh màu tăng lên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đơn hàng Resource tập trung vào những dạng lỗi như lỗi in như chấm màu, vệt màu, …đa dạng mức độ với các tỷ lệ lớn và duyệt tiếp khi sản xuất, lỗi loang màu rõ của vải phối các chi tiết nhỏ khó đánh số vải.

Đơn hàng Sanmar

Trên vải: lỗi vệt màu, lỗi loang màu trung bình đến rõ

Trên cổ thì tháng này tương đối ổn định về lỗi cũng như thông số cổ, ngoài ra có sử dụng một số cổ tồn trên đơn hàng trước với số lượng tương đối lớn.

Nhìn chung, chất lượng nguyên liệu nhập về đạt chất lượng cao, công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu của tổ quản lý chất lượng được thực hiện khá tốt và chi tiết, việc kiểm tra lỗi được thực hiện cả bằng thủ công và máy móc để đảm bảo độ chính xác nhất. Bên cạnh đó, chất lượng nguyên liệu vải nhập cũng được đảm bảo cho việc sản xuất với việc kiểm tra thực tế lượng nguyên liệu đạt chuẩn cao. Không có quá nhiều lượng vải loại trong quá trình kiểm tra và kiểm soát chất lượng vải.

Ngoài ra, với số lượng nguyên liệu được kiểm, đặc biệt là “nguyên liệu vải”

không đạt tỷ lệ tuyệt đối, nên việc đánh giá tổng quan chất lượng nguyên liệu cho cả lô hàng thì tỷ lệ chính xác chỉ ở 1 mức độ nhất định. Vì thế, ngoài việc xử lý nguyên liệu không đạt chuẩn trong quá trình kiểm tra thì trong quá trình cấp phát, cắt vải, sản xuất,...lượng nguyên liệu lỗi trong quá trình sản xuất sẽ vẫn được các bộ phận liên quan cung cấp và thông báo thường xuyên cho tổ kiểm tra chất lượng để tổ nắm được số lượng và có biện pháp xử lý phù hợp. Vậy nên, việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đối với công ty Dệt may Huế không chỉ ở gian đoạn đầu khi nguyên liệu được nhập về mà ở toàn bộ giai đoạn của quá trình sản xuất tại nhà máy.

Trường Đại học Kinh tế Huế