• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ

2.6 Phân tích tương quan và hồi quy

2.6.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến dự định sử dụng dịch vụ

Nhìn vào phương trình hồi quy ta có thể nhận thấy:

Hệ số β1= 0,271 có ý nghĩa là khi biến “ Nhận thức sự hữu ích” thay đổi 1 đơn vị thì làm cho biến “Dự định sử dụng” thay đổi theo 0,271 đơn vị. Tương tự đối với các β2,β3,β4, β5.

Trong mô hình ảnh hưởng đến “Dự định sử dụng” thì 3 nhân tố “Tác động của xã hội” và “Nhận thức chủ quan”, “ Nhận thức sự hữu ích” là ba nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất, với hệ số Beta lần lượt là: 0,295; 0,217 và 0,2271. Đối với dự định sử dụng của khách hàng sự dưới tác động thường xuyên từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp_những người khách hàng gặp gỡ thường xuyên và niềm tin đối với những dịch vụ mà những người họ tin tưởng giới thiệu thì dần hình thành sự mong muốn trải nghiệm bên trong họ. Bên cạnh đó là nhận thức việc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử là hữu ích và đem lại cho họ nhiều lợi ích, giá trị trong công việc cũng như cuộc sống thì thì khả năng lựa chọn sử dụng dịch vụ TTĐT sẽ càng cao. Khi khách hàng có các điều kiện thuận lợi như: thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kết nối Internet,… thì cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với TTĐT là rất cao. Từ đó khách hàng có thể thanh toán điện tử các hàng hóa họ mua thường ngày mà họ không cần phải đến tận nơi để trả tiền cho món hàng mà họ mua. Cùng với tính dễ sử dụng khi TTĐT càng thôi thúc và tạo điều kiện cho khách hàng khi sử dụng và dự định sử dụng trong tương lai. Nếu việc TTĐT khó khăn ngay bước đầu tiếp cận hay lần đầu sử dụng thì khả năng họ sẽ quay lại với thanh toán truyền thống là điều hiển nhiên. Thậm chí với những khách hàng họ đã quá quen với việc thanh toán điện tử hay đơn giản là không có nhiều thời gian thì khi doanh nghiệp chỉ có hình thức thanh toán truyền thống họ sẽ cân nhắc có nên sử dụng mạng Internet hay truyền hình bên này thay vì bên đối thủ có sản phẩm tương tự kèm theo đó có dịch vụ thanh toán thuận tiện với họ. điều này có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh so với đổi thủ. Tác động cả 3 nhân tố này là hợp lý và chính xác. Phản ánh rõ sự ảnh hưởng của cộng đồng và những lợi ích khi sử dụng dịch vụ TTĐT đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ, sản phẩm tai FPT Telecom Huế.

Nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dự định của KH, tiến hành kiểm định One-Sample Test với các nhân tố được rút ra từ quá trình phân tích mô hình hồi quy.

Giả thuyết kiểm định:

H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value) H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

Nếu Sig > 0,05: không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig < 0,05: đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0

- Nhận thức sự hữu ích

Bảng 19 : Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của Nhận thức sự hữu ích Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig.(2

đầu) T

SHI1. Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử

là một dịch vụ hữu ích 4,1385 4 0,057 1,917

SHI2. Dịch vụ thanh toán điện tử giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng

4,0923 4 0,181 1,346

SHI3. Dịch vụ thanh toán điện tử là một dịch vụ giúp giảm thiểu chi phí

4,1692 4 0,018 2,387

SHI4. Dịch vụ thanh toán điện tử là một

dịch vụ giúp tiết kiệm thời gian 4,1462 4 0,039 2,087

SHI5. Dịch vụ thanh toán điện tử giúp

thực hiện các giao dịch dễ dàng 4,3846 4 0,000 4,690

Theo kết quả kiểm định, các tiêu chí đều có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 gồm SHI3, SHI4, SHI5 đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và các tiêu chí SHI1, SHI2 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, là biến quan sát SHI5 được đánh giá cao nhất trong nhân tố Nhận thức sự hữu ích, đạt giá trị trung bình là 4,3846 ; SHI2 là biến

Trường Đại học Kinh tế Huế

SHI4 là biến quan sát được đánh giá ở giữa với giá trị trung bình lần lượt là 4,1385, 4,1692 và 4,1462.

So sánh thang đo các biến quan sát được đánh giá cao (> mức 4 là mức đồng ý ), khách hàng đồng ý với sự hữu ích đem lại của dịch vụ TTĐT tại công ty. Vì vậy, công ty nên chú trọng về điều này từ đó có các chính sách thu hút lượng khách hàng sử dụng.

 Nhận thức dễ sử dụng:

Bảng 20: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng của Nhận thức dễ sử dụng

Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig.(2 đầu)

T

DSD1. Hệ thống thanh toán vận hành tốt, không gặp khó khăn khi thực hiện giao dịch

4,3538 4 0,000 4,375

DSD2. Anh/Chị Có thể dễ dàng sử dụng

thành thạo dịch vụ thanh toán điện tử 4,3385 4 0,000 4,275 DSD3. Anh/Chị Dễ thao tác trên các thiết

bị

4,1692 4 0,021 2,333

DSD4. Bố trí giao diện hợp lý, thuận tiện cho người sử dụng

4,0462 4 0,510 0,661

Theo kết quả kiểm định,các tiêu chí đều có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 gồm DSD1, DSD2, DSD3 đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và tiêu chí DSD4 có mức ý nghĩa Sig. >

0,05 không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, là biến quan sát DSD1 được đánh giá cao nhất trong nhân tố Nhận thức dễ sử dụng, đạt giá trị trung bình là 4,3538; DSD4 là biến quan sát được đánh giá thấp nhất có giá trị trung bình là 4,0462 và biến DSD2, DSD3 là biến quan sát được đánh giá ở giữa với giá trị trung bình lần lượt là 4,3385 và 4,1692.

So sánh thang đo các biến quan sát được đánh giá cao (> mức 4 là mức đồng ý ), khách hàng rất đồng ý với tính dễ sử dụng của dịch vụ TTĐT tại công ty. Vì vậy,

Trường Đại học Kinh tế Huế

công ty nên tăng sự trải nghiệm dịch vụ đến khách hàng. Từ đó, khách hàng nhận thấy việc sử dụng rất là dễ dàng thì khả năng sử dụng trong tương lai gần là rất cao.

 Nhận thức chủ quan:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 21: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng Nhận thức chủ quan

Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig.(2

đầu) T

NTCQ1. Anh/Chị thường xuyên thanh

toán điện tử khi mua hàng hóa, dịch vụ. 3,8923 4 0,175 -1,364 NTCQ2. Anh/Chị sử dụng thiết bị điện tử

(điện thoại, laptop,…) thường xuyên 3,9000 4 0,102 -1,649 NTCQ3. Anh/Chị thường xuyên kết nối

Internet 4,0308 4 0,656 0,446

Theo kết quả kiểm định, các tiêu chí NTCQ1, NTCQ2, NTCQ3 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, là biến quan sát NTCQ3 được đánh giá cao nhất trong nhân tố Nhận thức chủ quan, đạt giá trị trung bình là 4,0308; NTCQ1 là biến quan sát được đánh giá thấp nhất có giá trị trung bình là 3,8923 và biến NTCQ2 là biến quan sát được đánh giá ở giữa với giá trị trung bình là 3,9.

So sánh thang đo các biến quan sát được đánh giá cao (> mức 4 là mức đồng ý ), khách hàng khá đồng ý với nhận thức chủ quan (kinh nghiệm sử dụng thiết bị, thói quen thanh toán….) của dịch vụ TTĐT tại công ty. Với nhận thức này thì khách hàng đã và đang tiếp cận nhiều hơn với những thông tin, công nghệ mới thì khi nhận thấy một dịch vụ mang tính công nghệ sẽ kích thích sự tò mò cũng như trải nghiệm từ khách hàng. Bên cạnh đó họ không muốn là người đi sau công nghệ nên công ty nên có các hình thức Marketting đến khách hàng về dịch vụ này khi có cơ hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

 Tác động của xã hội:

Bảng 22: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng từ tác động của xã hội

Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig.(2

đầu) T

XH1. Gia đình và bạn bè có thể ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của Anh/Chị

4,1769 4 0,023 2,303

XH2. Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp giới thiệu Anh/Chị sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử

3,9385 4 0,354 -0,929

XH3. Anh/Chị Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử nếu những bạn bè, đồng nghiệp, người thân nghĩ nên sử dụng nó

4,0385 4 0,566 0,576

XH4. Anh/Chị Sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử nếu nhiều người xung quanh sử dụng nó

4,2308 4 0,002 3,166

Theo kết quả kiểm định,các tiêu chí đều có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 XH4 đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và các tiêu chí XH1, XH2, XH3 có mức ý nghĩa Sig. > 0,05 không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0.

Nhìn vào bảng trên ta thấy, là biến quan sát XH4 được đánh giá cao nhất trong nhân tố Tác động của xã hội, đạt giá trị trung bình là 4,2308; XH2 là biến quan sát được đánh giá thấp nhất có giá trị trung bình là 3,9385 và biến XH1, XH3 là biến quan sát được đánh giá ở giữa với giá trị trung bình lần lượt là 4,1769 và 4,0385.

So sánh thang đo các biến quan sát được đánh giá cao (> mức 4 là mức đồng ý ), khách hàng rất đồng ý với tác động từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp về dịch vụ TTĐT tại công ty. Công ty có thể tận dụng các khách hàng đang sử dụng dịch vụ này tác động đến những người xung quanh và họ sẽ được những lợi ích với số lượng người

Trường Đại học Kinh tế Huế

thu hút. Từ đó dần mở rộng phạm vi người sử dụng và những khách hàng học chưa có ý định sử dụng sẽ cân nhắc và dần dần có ý định sử dụng trong tương lai.

 Dự định sử dụng:

Bảng 23: Giá trị trung bình về mức độ ảnh hưởng Dự định sử dụng Biến quan sát

Giá trị trung

bình

Giá trị kiểm định

Sig.(2

đầu) T

DD1. Anh/Chị có dự định sử dụng dịch

vụ thanh toán điện tử trong thời gian tới 4,3 4 0,000 4,538 DD2. Anh/Chị có dự định sử dụng dịch

vụ thanh toán điện tử thường xuyên trong thời gian tới

4,0154 4 0,774 0,288

DD3. Anh/Chị sẵn sàng sử dụng dịch vụ

thanh toán điện tử trong tương lai gần 4,2769 4 0,000 4,285 DD4. Anh/Chị dự định sử dụng dịch vụ

thanh toán điện tử khi có cơ hội 4,2846 4 0,000 4,454 Theo kết quả kiểm định,các tiêu chí đều có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 gồm DD1, DD3, DD4 đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 và các tiêu chí DD2 có mức ý nghĩa Sig. >

0,05 không đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thiết H0

Nhìn vào bảng trên ta thấy, là biến quan sát DD1 được đánh giá cao nhất trong nhân tố Dự định sử dụng, đạt giá trị trung bình là 4,3; DD2 là biến quan sát được đánh giá thấp nhất có giá trị trung bình là 4,0154 và biến DD3, DD4 là biến quan sát được đánh giá ở giữa với giá trị trung bình lần lượt là 4,2769 và 4,2846.

So sánh thang đo các biến quan sát được đánh giá cao (> mức 4 là mức đồng ý ), khách hàng rất sẵn lòng và có dự định sử dụng dịch vụ TTĐT tại công ty trong thời gian sắp tới. Vì vậy, công ty nên chú trọng về điều này, cho khách hàng nhận thấy lợi ích ngay trong lần đầu sử dụng và từ đó có các chính sách thu hút lượng khách hàng sử dụng hợp lý hơn.