• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

2.2 Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt

2.2.2 Kiểm định các thang đo của nghiên cứu

2.2.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

Khi dùng phương pháp CFA, nghiên cứu sẽ:

 Đo lường mức độphù hợp của mô hình với thông tin thị trường

 Đánh giá độtin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo

 Giá trị hội tụ

 Giá trị phân biệt

Các công bố thường dùng các chỉ số như GFI, TLI, CFI và RMSEA để đánh giá các mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu. Chỉ số RMSEA dao dộng từ 0,06 đến ngưỡng 0,07 (Steiger, 2007). Chỉ sốCFI, TLI > 0,9 (Bentler và Bonett, 1980); một số tác giả yêu cầu các chỉ số này nên > 0,95 (Hu và Bentler, 1999). Chỉ số GFI > 0,9, trong trường hợp mẫu nhỏGFI > 0.95 (Hooper và cộng sự., 2008). Sharma và cộng sự.

(2005) cho rằng chỉ số GFI cực kỳ nhạy với cỡ mẫu và đề nghị rằng không nên sử dụng chỉsốGFI.

Tóm lại, các chỉ số được sử dụng trong nghiên cứu này gồm χ2, χ2/df, TLI, CFI và RMSEA.

a) Phân tích CFA cho nhóm nhân tố ảnh hưởng Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả CFA của mô hình nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.2

Kết quả kiểm định mô hình cho thấy: Chi-square = 135.455; df = 116; p= .105 ; CMIN/df = 1.168 (thỏa yêu cầu < 2); các chỉ số CFI = .984 và TLI =.981 (đều thỏa yêu cầu ≥ .90); RMSEA = .040 (thỏa yêu cầu < .08). Do đó mô hình đảm bảo mức độ phù hợp chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.2: Mô hình CFA nhóm nhân tố ảnh hưởng (chuẩn hóa)

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu 2018)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) dao động từ .885 đến .930 (thỏa yêu cầu ≥ .70) và tổng phương sai trích dao động từ 52.9% đến 70.8% (thỏa yêu cầu ≥ 50%). Điều này cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy. Kết quả được trình bày trong bảng 2.10

Bảng 2.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo

Khái niệm Số biến

quan sát

Độ tin cậy Phương sai

trích (%) Cronbach Tổng hợp(CR)

Bản thân giám đốc 7 0.879 0.885 52.9%

Đặc điểm tổ chức 6 0.926 0.930 69.1%

Môi trường vĩ mô 4 0.903 0.906 70.8%

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu 2018)

Kiểm định giá trị hội tụ

Phương sai trích trung bình lớn hơn 50% và hệ số tin cậy tổng hợp lớn hơn .70 như vừa trình bày mục trên. Thêm vào đó, các hệ số tải của các biến quan sát lên nhân tố tương ứng có giá trị dao động từ .541đến .928 (chi tiết tại bảng 3 phụlục), tức thỏa yêu cầu lớn hơn .50. Từ đó, có thể kết luận rằng các thang đo thành phần trong thang đo nhóm nhân tố ảnh hưởng đảm bảo tốt giá trị hội tụ.

Kiểm định giá trị phân biệt

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm được thể hiện trong Bảng 2.1. Tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (S.E.) cho p đều <

.05 nên hệ số tương tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.

Bảng 2.11 Kết quả kiểm định độ giá trị phân biệt

Mối quan hệ R SE CR P value

TC <--> BT 0.227 0.0950 8.1332 0.000

TC <--> VM 0.509 0.0840 5.8451 0.000

BT <--> VM 0.621 0.0765 4.9548 0.000

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu 2018)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ghi chú: r – hệ số tương quan; S.E. = sqrt((1-r2)/(n-2)); C.R.=(1-r)/S.E.; p-value =TDIST(|C.R.|,n-2,2); n – số bậc tự do trong mô hình.

b) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thang đo năng lực lãnh đạo Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình

Kết quả CFA của mô hình nghiên cứu được thể hiện trong hình 2.3

Kết quả kiểm định mô hình cho thấy: Chi-square = 520.322; df = 461; p= .029 ; CMIN/df = 1.129 (thỏa yêu cầu < 2); các chỉ số CFI = .966 và TLI =.964 (đều thỏa yêu cầu ≥ .90); RMSEA = .035 (thỏa yêu cầu < .08). Do đó mô hình đảm bảo mức độ phù hợp chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 2.3 Mô hình CFA năng lực lãnh đạo (chuẩn hóa)

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu 2018)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Hệ số tin cậy tổng hợp (CR) dao động từ .885 đến .934 (thỏa yêu cầu ≥ .70) và tổng phương sai trích dao động từ 46.3% đến 56.6%. Mặc dù thang đo phẩm chất lãnh đạo chỉ đạt phương sai ở mwscc 46.6%, tuy nhiên vẫnở mức có thể chấp nhận được.

Điều này cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy. Kết quả được trình bày trong bảng 2.12

Bảng 2.12 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo

Khái niệm Số biến

quan sát

Độ tin cậy Phương sai

trích (%) Giá trị Cronbach Tổng hợp

Kiến thức lãnh đạo 9 0.907 0.921 56.6%

Đạt yêu cầu

Kỹ năng lãnh đạo 14 0.940 0.934 50.7%

Phẩm chất lãnh đạo

9 0.919 0.885 46.3%

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu 2018) Kiểm định giá trị hội tụ

Các hệ số tải của các biến quan sát lên nhân tố tương ứng có giá trị dao động từ .547đến .826 tức thỏa yêu cầu lớn hơn .50. Từ đó, có thể kết luận rằng các thang đo thành phần trong thang đo nhóm nhân tố ảnh hưởng đảm bảo tốt giá trị hội tụ.

Kiểm định giá trị phân biệt

Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm được thể hiện trong Bảng 5 phụlục. Tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (S.E.) cho p đều < .05 nên hệ số tương tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các khái niệm đạt được giá trị phân biệt.

Tóm lại, qua bước kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA, biến quan sát sau khi CFA đảm bảo độ tin cậy, độ hội tụ và độ phân biệt để có thể tiếp tục được sử dụng cho các phân tích sâu hơn.

2.2.2.5 Kiểm định mô hình và giảthuyết nghiên cứu