• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của nhà lãnhđạo nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Một số quan điểm cho rằng các yếu tố hình thành nên năng lực lãnh đạo chủ yếu là từ tư chất năng khiếu bẩm sinh của bản thân các cán bộ chủ chốt.

Một số khác thì lại cho năng lực lãnh đạo có thể được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh, môi trường nhất định thông qua gia đình, nhà trường, xã hội nơi mà các cán bộ chủ chốt được đào tạo, giao lưu rèn luyện. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu vềbản chất của lãnhđạo và năng lực lãnhđạo, chúng ta có thểnhận thấy rằng lãnhđạo còn liên quan đến đặc điểm cấp dưới, liên quan đến các tình huống, hoàn cảnh, môi trường bên ngoài tác động. Chính vì vậy khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của cán bộchủchốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đã thống nhất đi theo quan điểm của Fred Fiedler . Fiedler đã nhận ra tầm quan trọng của nhà lãnh đạo, cấp dưới và tình huống trong quy trình năng lực lãnh đạo và ông đã sử dụng ba thành phần này để phát triển mô hình ngẫu nhiên của năng lực lãnhđạo. Dựa trên cơ sở đó, kết hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn là Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và cơ chế quản lý của nhà nước đối với Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huếluận văn đã phát triển các yếu tố ảnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; yếu tố liên quan đến đặc điểm của tổchức và cấp dưới; và nhóm yếu tốvĩ mô.

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

- Trình độ: trình độ của cán bộchủchốt muốn nói đến ở đây bao gồm trình độ học vấn và trìnhđộ chuyên môn. Việc cán bộchủ chốt có được nền tảng trìnhđộ kiến thức cơ bản, kiến thức tốt vềngành, lĩnh vực, về hoạt động lãnh đạo, quản lý sẽgiúp họcó thểvận dụng trong quá trình lãnh đạo hoạt động của tổchức một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, có nền tảng trình độtốt giúp họcó thểnhanh chóng tiếp thu hiệu quảcác kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnhđạo.

- Kinh nghiệm: kinh nghiệm của cán bộchủchốt có thể được đúc kết từthực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từnhững nhà lãnhđạo thành côngở trong nước hoặc quốc tế. Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao kỹ năng, năng lực cho các cán bộchủchốt.

Những trải nghiệm từ thực tiễn kinh doanh sẽ giúp cán bộ chủchốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huếngày càng tựtin, vững vàng trong công tác quản lý.

- Tình trạng sức khỏe: trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽdẫn đến mất tập trung trong quá trình laođộng, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, chất lượng tham mưu không cao.

- Các tốchất thiên bẩm: nhiều nghiên cứu đã chỉra rằng, khả năng nhận thức và đặc điểm tính cách phần nào là do bẩm sinh. Vì thế tài năng hoặc đặc điểm bẩm sinh có thể đem đến sựthuận lợi hoặc bất lợi nhất định cho một nhà lãnh đạo. Các tốchất thiên bẩm để đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt như chỉ số thông minh (IQ); chỉ số thông minh cảm xúc (EQ); chỉ số thông minh xã hội (SQ); chỉ số thông minh sáng tạo (CQ); chỉ sốsay mê (PC); chỉ số vượt khó (AQ); trìnhđộ biểu đạt ngôn ngữ (SQ); chỉ số đạo đức (MQ)…Các chỉ số này trong những tình huống khác nhau đều có quan trọng trọng việc hình thành và phát triển năng lực lãnhđạo cho cán bộchủ chốt

- Độ tuổi: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

hiểm, có nhiều ý tưởng táo bạo, thích thay đổi hơn, linh hoạt, dễ thích nghi với những biến động của môi trường… Riêng với cán bộ lớn tuổi hơn thì họ lại có yếu tố kinh nghiệm, sự từng trải nên trong nhiều tình huống dù khó khăn, họ đều có thể bản lĩnh vững vàng trước những thửthách.

- Hoàn cảnh và truyền thống gia đình: theo lý thuyết con người vĩ đại, các yếu tố hình thành nên tố chất lãnh đạo của các nhà lãnh đạo chủ yếu là gia đìnhvà dòng tộc. Nếu ai đó không sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm lãnhđạo thì khó có thể có các tố chất lãnh đạo và vì thế khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong một tổchức.

1.3.2 Đặc điểm của tổ chức và cấp dưới

- Môi trường làm việc: là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của đội ngũ cán bộchủchốt. Nó liên quan đến thểchế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng conngười. Một môi trường làm việc màở đó cán bộchủchốt có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽtạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu một môi trường công tác không có sựcạnh tranh lành mạnh, nhân tài thực sự không được trọng dụng, dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến thì sẽ không tạo được tâm lý muốn cống hiến của đội ngũ cán bộchủchốt.

- Thểchếquản lý cán bộchủchốt: bao gồm hệthống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đề bạt... Thểchếquản lý cán bộ chủchốt còn bao gồm bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của công chức nhà nước chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước. Do đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệthống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ công chức này.

- Thu nhập của cán bộ chủ chốt: nhu cầu vật chất vẫn là vấn đề cấp bách của

Trường Đại học Kinh tế Huế

không đủ bù so với mức tăng của các mặt hàng trong xã hội. Điều đó làm cho mức sống trở nên khó khăn hơn đối với cán bộ chủchốt nhà nước. Lợ i ích kinh tế không được đáp ứng dẫn đến việc cán bộchủchốt ít có động lực làm việc hoặc có làm thì chỉ mang tính chiếu lệ, ít có tính chủ động, sáng tạo, làm việc không đạt chất lượng cao.

- Chế độ chính sách:đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt bao gồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao. Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộchủchốt được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực. Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong việc nâng cao trình độ.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương: có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệthống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Nếu quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm và mạnh dạn trong việc tăng thẩm quyền , phân cấp hợp lý sẽgóp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcán bộ chủchốt và hiệu quảthực thi công vụ.

1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

- Truyền thống văn hóa của địa phương: phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt có nguồn gốc, trưởng thành từ chính quê hương. Do vậy, truyền thống, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng tới suy nghĩ và cách ứng xửcũng như tác phong làm việc của đội ngũ cán bộchủchốt.

- Tình hình kinh tế- chính trị: của xã hội, của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn; trình độ văn hóa, sức khỏe của dân cư; sự phát triển của công nghệ thông tin; đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm sửdụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng, Nhà nước và địa phương,...

1.4 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lãnh đạo của cán bộ