• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN

2.2. Kết quả phân tích đánh giá khách hàng đối với khóa học ứng dụng công nghệ

2.2.4. Phân tích tương quan và hồi quy

Nhận xét:

Quá trình phân tíchđánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá trên đã xácđịnh được 6 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC của khách hàng, đó là nhóm tham khảo, nhóm thái độ, nhóm chất lượng và uy tín, nhóm lợi ích học tập, nhóm học phí và nhóm công tác truyền thông của trung tâm.

Như vậy mô hình nghiên cứu điều chỉnh không có thay đổi so với ban đầu và không có biến quan sát nào bị loại ra trong quá trình kiểm định và phân tích nhân tố. Các giả thuyết nghiên cứu được giữ nguyên như mô hình banđầu.

2.2.4. Phân tích tương quan và hồi quy

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .020 .029

N 110 110 110 110 110 110 110

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu) Qua bảng trên ta thấy biến phụ thuộc là QD và các biến độc lập là THAMKHAO; THAIDO; CLUT; HOCTAP; HOCPHI; TT; QD có mối tương quan với nhau, giá trị Sig. < 0,05 cho thấy sự tương quan này là có ý nghĩa về mặt thống kê, hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc “Quyết định hành vi” và các biến độc lập còn lại khá cao, 6 biến này sẽ được đưa vào mô hình hồi quy để giải thích cho quyết định lựa chọn của các học viên.

2.2.4.2. Phân tích hồi quy

Sau khi xem xét mức độ tương quan giữa các biến, mô hình lý thuyết phù hợp cho nghiên cứu gồm biến quan sát: và đánh giá chung về “Quyết định hành vi” của khách hàng. Trong đó, đánh giá chung về “Quyết định hành vi” là biến phụ thuộc, các biến còn lại là biến độc lập.

Mô hình hồi quy xây dựng như sau:

QD = β1 + β2 THAMKHAO+ β3 THAIDO + β4 CLUT + β5 HOCTAP + β6 HOCPHI + β7 TT

Trong đó:

β Là hệ số hồi quy riêng phần tương ứng với các biến độc lập QD: Giá trị của biến phụ thuộc “quyết định hành vi”

THAMKHAO: Giá trị biến độc lập “nhóm tham khảo”

THAIDO: Giá trị biến độc lập “nhóm thái độ”

CLUT: Giá trị biến độc lập “nhóm chất lượng và uy tín”

HOCTAP: Giá trị biến độc lập “nhóm lợi ích học tập”

HOCPHI: Giá trị biến độc lập “nhóm học phí”

TT: Giá trị biến độc lập “nhóm công tác truyền thông”

Các giả thuyết của mô hình hồi quy được điều chỉnh như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giả thuyết H1: Nhóm tham khảo có ảnh hưởng tích cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueITC của khách hàng

Giả thuyết H2: Nhóm thái độ có ảnh hưởng tích cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueITC của khách hàng

Giả thuyết H3: Nhóm chất lượng và uy tín có ảnh hưởng tích cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueITC của khách hàng

Giả thuyết H4: Nhóm lợi ích học tập có ảnh hưởng tích cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueITC của khách hàng.

Giả thuyết H5: Nhóm học phí có ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueTC của kháchhàng

Giả thuyết H6: Nhóm công tác truyền thông của công ty có ảnh hưởng tích cực đến quyết định hành vi lựa chọn khóa học về chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản tại Trung tâm Ngoại ngữ- Tin học HueITC của khách hàng

Phương pháp hồi quy tuyến tính bội với toàn bộ các biến độc lập được đưa vào cùng lúc (Phương pháp Enter) cho thấy mô hình hồi quy thích hợp sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết.

Bảng 2. 14. Tóm tắt mô hình Mô hình tóm tắt

hình Hệ số R Hệ số R2 Hệ số R2 hiệu chỉnh

Sai số chuẩn

của ước lượng Durbin-Watson

1 0,833a 0,693 0,676 0,43851 1,810

a. Các yếu tố dự đoán : (Hằng số), ), TT, HOCPHI, CLUT, THAIDO, THAMKHAO, HOCTAP

b. Biến phụ thuộc: QD

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2. 15. Phân tích phương sai ANOVA ANOVAa

Mô hình Tổng bình

phương df Trung bình

bình phương F Sig.

1

Hồi quy 44,801 6 7,467

38,831 0,000b

Phần dư 19,806 103 0,192

Tổng 64,607 109

a. Biến phụ thuộc: QD

b. Các yếu tố dự đoán: (Hằng số), TT, HOCPHI, CLUT, THAIDO, THAMKHAO, HOCTAP

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu) Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.

Khi xây dựng xong 1 mô hình hồi quy tuyến tính ta xem xét sự phù hợp của mô hìnhđối với tập dữ liệu qua giá trị R square (sự phù hợp này chỉ thể hiện giữa mô hình bạn xây dựng với tập dữ liệu mẫu) để suy diễn cho mô hình thực của tổng thể thì kiễm định F sẽ giúp ta làm điều đó.

Kết quả sau khi thực hiện hồi quy, ta thấy rằng kiểm định F cho giá trị p-value (Sig.) = 0,000 < 0,05, như vậy mô hình phù hợp, có ý nghĩa suy rộng ra cho tổng thể.

Hơn nữa, R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0,676 = 67,6%. Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 67,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác mô hình hồi quy giải thích được 67,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Như vậy, có thể xem mô hình này có giá trị giải thích ở mức độ cao.

Bảng 2. 16. Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig. Đa cộng tuyến

B Sai số

chuẩn

Beta T VIF

1

(Constant) -0,507 0,424 -1,196 0,235

THAMKHAO 0,196 0,057 0,225 3,446 0,001 0,696 1,437

THAIDO 0,293 0,067 0,292 4,341 0,000 0,656 1,525

CLUT 0,206 0,077 0,156 2,689 0,008 0,880 1,136

Trường Đại học Kinh tế Huế

HOCTAP 0,428 0,074 0,386 5,759 0,000 0,661 1,513

HOCPHI -0,107 0,040 -0,150 -2,703 0,008 0,969 1,032

TT 0,165 0,076 0,123 2,179 0,032 0,939 1,065

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu) Hồi quy không có nhân tố nào bị loại bỏ do sig. kiểm định t của từng biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, chứng tỏ các biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Hệ số VIF các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, như vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.

Hình 2.3: Tần số của phần dư chuẩn hóa

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sử dụng công cụ biểu đồ Histogram ta quan sát được phân phối của phần dư.

Biểu đồtần sốcủa phần dư chuẩn hóa cho thấy một đường cong phân phối chuẩn được đặt chòng lên biểu đồ tần số. Phân phối dư có với Mean = -1,53E - 15 và độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,972 tức gần bằng 1 nên ta có thểkhẳng định phần dư có phân phối chuẩn.

Hình 2. 4: Giả định phân phối chuẩn của phần dư

(Nguồn: Xửlý sốliệu SPSS) Xem biểu đồ Normal P-P Plot trên, các trị số quan sát và trị số mong đợi đều nằm gần trên đường chéo chứng tỏphần dư chuẩn hóa có phân phối chuẩn. Kiểm định bằng Biểu đồP- P Plot thể hiện những giá trị của các điểm phân vị của phân phối của biến theo các phân vị của phân phối chuẩn. Quan sát mức độ các điểm thực tế, tập trung sát đường thẳng kỳ vọng, cho thấy tập dữ liệu nghiên cứu là tốt, phần dư chuẩn hóa có phân phối gần sát phân phối chuẩn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Như vậy, dựa vào hệ số beta chuẩn hóa, có thể viết lại phương trình hồi quy như sau:

QD = -1,196 + 0,225 THAMKHAO + 0,292 THAIDO + 0,156 CLUT + 0,386 HOCTAP + (- 0,150) HOCPHI + 0,123 TT

Dựa vào mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng ta có thể nhận thấy mức độ ảnh hưởngcủa 6 nhân tố theo thứ tự như sau: “Nhóm lợi ích học tập”, “Nhóm thái độ”, “Nhóm tham khảo”; “Nhóm chất lượng và uy tín”;

“Nhóm công tác truyền thông”, “Nhóm học phí”. Trong đó biến “Nhóm học phí” có tác động ngược chiều đến quyết định hành vi lựa chọn của khách hàng.

Kết quả kiểm định sau hồi quy cho thấy có 5 yếu tố tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc “Quyết định hành vi” là “Nhóm tham khảo”; “Nhóm thái độ”; “Nhóm chất lượng và uy tín”; “Nhóm lợi ích học tập”; “Nhóm công tác truyền thông” và 1 biến có tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc là “Nhóm học phí”.

Trong đó, “Nhóm lợi ích học tập” là yếu tố có sự tác động mạnh nhất và “Nhóm công tác truyền thông” là yếu tố tác động yếu nhất. Điều này là phù hợp với đặc điểm của mẫu nghiên cứu.

2.2.5. Kiểm định sự khác biệt về quyết định lựa chọn khoá học của khách hàng