• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

ĐỀ KIỂM 1 TIẾT : MÔN VẬT LÝ 6

Tuần 10 Tiết 10

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành..

2. Kĩ thuật : Kĩ thuật động não, chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động

*Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ :

? Khi một lò xo bị kéo dãn thì lực đàn hồi tác dụng lên đâu? Lực đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào

* Vào bài mới: Tại sao khi mua bán người ta có thể dung lực kế làm một cái cân -> Để trả lời câu hỏi này cô và các em sẽ đi tim hiểu bài hôm nay.

2. Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực kế ( 6')

Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động nhóm, thực hành..

Kĩ thuật : Kĩ thuật động não, chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

GV: yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK - Đọc nội dung thông tin.

- GV: Để đo lực người ta dùng dụng cụ

gì.-- GV: Có nhiều loại lực kế. loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo...

- GV: Phát lực kế cho các nhóm - Yêu cầu nghiên cứu cấu tạo rồi điền vào câu C1 (Cho HS thảo luận trong 1 phút )

- HS: Nghiên cứu cấu tạo của lực kế lò xo, đọc C1, dùng từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C1

- Đại diện nhóm trả lời.

- GV: cho các nhóm nhận xét, thống nhất câu trả lời

=> GV: Chốt lại

- GV: Yêu cầu HS HĐN ( 2’) tìm hiểu câu C2

? Hãy tìm hiểu ĐCNN và GHĐ của lực kế theo nhóm.

- HS: Tìm hiểu, đại diện nhóm trả lời C2 dựa vào lực kế của nhóm

I - Tìm hiểu lực kế.

1) Lực kế là gì?

* Để đo lực người ta dùng lực kế

2) Mô tả 1 lực kế lò xo đơn giản.

C1: (1) lò xo (2) Kim chỉ thị

( 3) Bảng chia độ

Hoạt động 2: (12')Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động

nhóm, thực hành..

Kĩ thuật : Kĩ thuật động não, chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ

Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

GV: Yêu cầu HS quan sát lại 2 hình vẽ ở đầu bài , đồng thời suy nghĩ trả lời câu C3

- Yêu cầu HS trao đổi - Thống nhất câu trả lời - HS: Thảo luận nhóm câu C3.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.

- GV: Hướng dẫn HS cách điều chỉnh kim về số 0, cách đo trọng lượng , đo lực kéo

GV: yêu cầu HS thực hành đo trọng lượng của cuốn sách vật lý 6

- HS: - Các nhóm thực hành đo

- GV: Hướng dẫn HS cách cầm lực kế trong khi thực hành: - Đo lực kéo ngang, đo lực kéo xuống - Đo trọng lượng

II - Đo 1 lực bằng lực kế 1) Cách đo lực.

C3: (1) Vạch 0

(2) Lực cân bằng.

( 3) Phương.

2) Thực hành đo lực.

- GV: Cho hs trả lời C5.? Khi đo trọng lượng của một vật ta phải cầm lực kế ở tư thế như thế nào.

Tại sao lại phải cầm như thế ?

C5: Khi đo phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lượng có phương thẳng đứng

Hoạt động 3: (10')Xây dựng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng Phương pháp: Thuyết trình ,vấn đáp, hoạt động

cá nhân.

Kĩ thuật : Kĩ thuật động não, đặt câu hỏi Năng lực : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

- Gv: ? Trọng lực của một vật là gì? Đơn vị đo?

- HS: Là trọng lượng của vật, đơn vị đo là Niutơn (N)

- GV; Cho hs trả lời C6. (hoạt động cá nhân) - GV: Dựa vào kết quả C6, y/c hs tìm mối liên hệ giữa P và m?

- HS: tìm mối liên hệ và đưa ra công thức - Gv: Giải thích các đại lượng trong CT.

III- Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng.

C6: m = 100g thì P = 1N m = 200g thì P = 2N m = 1 kg thì P = 10 N

* P = 10 .m

Trong đó P là trọng lượng (N) m là khối lượng (kg)

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

* Tìm tòi mở rộng:

YCHS đọc mục có thể em chưa biết .

Về nhà em hãy thử làm một cái lực kế và phải nhớ chia độ cho lực kế đó.

* Dặn dò:

- Học thuộc phần ghi nhớ Học bài theo câu hỏi sau:

? Nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

? Lực kế là dụng cụ để đo đại lượng vật lý nào.

- BT: 10 . 1 đến 10 . 4 trong SBT.

- Đọc trước bài : Khối lượng riêng- bài tập: cách xác định khối lượng riêng của một vật như thế nào?

3. Hoạt động luyện tập:

- Đọc phần ghi nhớ

- Yêu cầu HS đọc mục có thể em chưa biết

? Qua bài này ta cần nắm chắc được điều gì 4. Hoạt động vận dụng:

- GV: yêu cầu HS thảo luận trả lời câu C7 - HS: Thảo luận và trả lời

GV: Cho HS nhận xét bổ sung - Chốt lại

-GV: Đưa ra nội dung câu C9

- HS: Đọc và tìm hiểu C9

GV: ? Dựa vào đâu để ta tính được trọng lượng của xe tải.

IV. Vận dụng

C7: Vì trọng lượng của một vật luôn luôn tỉ lệ với khối lượng của nó nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi P mà ghi khối lượng của vật - Thực chất cân bỏ túi chính là lực kế lò xo C9: 1 xe tải có m = 3,2 tấn tức là m = 3200 kg

thì xe tải đó có P = 3200 . 10 = 32000N

Tuần 12

Ngày soạn: 29/10/2017 Ngày dạy: 06/11/2017

TIẾT 12: KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa khối lượng riêng (D),trọng lượng riêng(d), viết được công thức tính các đại lượng này. Nêu được đơn vị đo khối lượng riêng, trọng lượng riêng . - Nêu được cách xác định khối lượng riêng của một chất.

- Hiểu khối lượng riêng là gì?, trọng lượng riêng là gì?, - Xây dựng công thức tính m = D.V; P = d.V . 2. Kỹ năng:

Vận dụng công thức m = D.V; P = d.V tính các bài tập đơn giản có liên quan..

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác học và chuẩn bị bài.

- Có thái độ hứng thú với bộ môn.

4. Năng lực, phẩm chất:

* Năng lực : Năng lực tự học, nang lực giải quyết vấn đề, nang lực hợp tác, năng lực tính toán.

* Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ II. CHUẨN BỊ:

1.GV: Một quả cân khối lượng 200g có móc treo và dây treo nhỏ; một bình chia độ có GHĐ 250 cm3. Bảng phụ ghi bảng khối lượng riêng của một số chất.

2- HS: Học theo hướng dẫn..