• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Tổng quan về phong cách lãnh đạo

1.1.1.5. Phong cách lãnh đạo mới về chất

“Lãnh đạo mới về chất” là người “truyền cảm hứng cho những người thừa hành để họcó thể hành động vượt lên trên lợi ích cá nhân”, là người “có khả năng tạo nên nhữngảnh hưởng sâu sắc và đặc biệt đối với những người thừa hành” (Robbins, 2003).

Trong cách tiếp cận lãnhđạo mới vềchất, các nhà lý luận thường dùng thuật ngữ lãnh đạo hấp dẫn (Charismatic leadership) lẫn với lãnh đạo mới về chất (Transformational leadership). Nghiên cứu lãnh đạo hấp dẫn có thuyết của Weber (1947), House (1977), Bass (1985) và Conger & Kanungo (1987). Lãnh đạo mới về chất lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Burns (1978), sau đó là các nghiên cứu của Bass và Bass et al. (1985, 1989, 1990,1991, 1996, 1997, 2000, 2006,…).

Thuyết lãnh đạo hấp dẫn

Max Weber là người khởi đầu hướng tiếp cận nghiên cứu về “người lãnh đạo mới về chất” với mô hình nghiên cứu lãnh đạo hấp dẫn (1947): lãnh đạo hấp dẫn – lãnh đạo vị trí – lãnh đạo truyền thống. Ông cho rằng lãnh đạo hấp dẫn là những anh hùng, những người tạo ra sự thay đổi. Họlà những người được trời phú cho sức mạnh đặc biệt, sức cuốn hút vĩ đại, năng lực siêu phàm mà ông ví họ như siêu nhân (theo Boje 2000). Weber cho rằng những lãnh đạo dạng này họ “không dựa trên quyền lực vị trí hoặc truyền thống mà dựa trên nhận thức của người dưới quyền về người lãnh đạo là: người được phú cho những phẩm chất đặc biệt” (theo Nguyễn Hữu Lam 2007:169).

Trường Đại học Kinh tế Huế

House (1977) cho rằng lãnh đạo hấp dẫn bao gồm những phẩm chất, những đặc tính có thể kiểm chứng, thấy được chứkhông phải là truyền thuyết hoặc huyền thoại.

Theo ông “người lãnh đạo hấp dẫn là người có nhu cầu quyền lực mạnh, tựtin và có một niềm tin vững chắc vào ý tưởng và niềm tin của họ”; “người lãnh đạo hấp dẫn thường hành động theo cách tạo ra cho người dưới quyền những ấn tượng rằng người lãnh đạo có năng lực và thành công”; “người lãnh đạo hấp dẫn luôn thể hiện rõ ràng những mục tiêu lý tưởng có liên quan đến sứ mạng của tổ chức và gắn nó với những giá trị cốt lõi, những cảm hứng, những quan điểm của người dưới quyền”; “người lãnh đạo hấp dẫn thường làm gương bằng những hành động mẫu mực của mình cho những người dưới quyền noi theo”; “người lãnh đạo hấp dẫn luôn thể hiện những mong đợi caoở những người dưới quyền trong việc thực hiện nhiệm vụvà thểhiện sự tin tưởng vào người dưới quyền”; “người lãnh đạo hấp dẫn thường hành động theo cách thức khơi dậy những động cơ có liên quan tới sứ mạng của nhóm, tổ chức” (theo Nguyễn Hữu Lam 2002:170-172).

Bass (1985) có mở rộng hơn quan điểm của House. Ông cho rằng người lãnhđạo hấp dẫn không chỉ tin tưởng vào niềm tin của họmà còn thấy rằng họcó những mục đích và sứmạng cao cả. Và người lãnh đạo hấp dẫn thường nổi lên khi tổchức đang trong tình trạng nguy nan hoặc trong quá trình thayđổi (theo Nguyễn Hữu Lam 2007).

Conger và Kanungo (1987) đưa ra thuyết của họ dựa trên những giả định như sức hấp dẫn phụ thuộc vào một sốcác yếu tốmang tính quy kết (suy diến) của người dưới quyền đối với người lãnhđạo. Conger và Kanungo theo đuổi việc xác định những yếu tố ảnh hưởng tới sự quy kết về tính hấp dẫn, cuốn hút của những người dưới quyền đối với người lãnh đạo dựa trên sự so sánh giữa người lãnh đạo hấp dẫn và người lãnh đạo không hấp dẫn. Và các yếu tố đó là: tầm nhìn, hy sinh vì lợi ích của người dưới quyền, sử dụng những chiến lược độc đáo, đánh giá đúng tình huống, sự tỉnh ngộ của người dưới quyền, tựtin trong giao tiếp, thông tin và sử dụng quyền lực cá nhân (theo Nguyễn Hữu Lam 2007).

Tuy nhiên, Bass và đa số các học giả đều cho rằng lãnh đạo mới về chất là rộng hơn, là bao trùm cảlãnh đạo hấp dẫn. Vì người lãnh đạo hấp dẫn, bằng phẩm chất tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

đẹp và cao cả, họ lôi cuốn người dưới quyền nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ. Còn người lãnh đạo mới về chất, họ không những hấp dẫn, lôi cuốn người dưới quyền mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới người dưới quyền, đưa người dưới quyền tới mục tiêu cao cả, tương lai sáng lạn hơn (theo Nguyễn Hữu Lam 2007).

Thuyết lãnh đạo mới về chất

Burns (1978:4) cho rằng lãnh đạo thật sự trước hết là nhà lãnh đạo có đạo đức.

Giá trị đạo đức lãnhđạo hểhiệnở chỗhọ luôn quan tâm đến nhu cầu, ước muốn, khát vọng và giá trịcủa người theo sau. Burns mô tảlãnh đạo mới vềchất là quá trình trong đó “những người lãnh đạo và những người dưới quyền tác động lẫn nhau làm tăng lên những mức độ của đạo đức và động viên” (theo Nguyễn 2007:176). Từ đây Burns đã phân biệt hai loại người lãnh đạo: người lãnh đạo mới về chất và người lãnh đạo nghiệp vụ. Trong đó, lãnh đạo mới về chất lãnh đạo người theo sau bằng sự hâp dẫn, bằng nguồn cảm hứng, bằng khuyến khích thông minh và bằng quan tâm đến từng cá nhân. Lãnhđạo mới về chất có vị trí thứbậc cao hơn lãnh đạo nghiệp vụ, họlà những nhà lãnh đạo có quyền lực hùng mạnh, phức tạp và có đạo đức hơn lãnh đạo nghiệp vụ. Họ luôn có động thái thúc đẩy người theo sau đạt kết quả cao hơn. Và Burns (1978:19-22) cho rằng lãnh đạo hấp dẫn của Weber chính là lãnh đạo mới vềchất, còn lãnhđạo quan chức, dựa trên quyền lực vịtrí là lãnhđạo nghiệp vụ.

Tóm lại Burns đã phân biệt hai dạng lãnhđạo: lãnh đạo mới vềchất và lãnh đạo nghiệp vụ. Theo ông, họ đều là những nhà lãnh đạo có đạo đức, những nhà lãnh đạo thực sựvà lãnhđạo mới vềchất có thứbậc cao hơn lãnhđạo nghiệp vụ.

Trong khi Burns phân biệt rạch ròi giữa lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ, thì Bass (1985) cho rằng: lãnh đạo mới về chất và lãnh đạo nghiệp vụ không loại trừ nhau, đó là một chuỗi những phong cách lãnh đạo liên tục. Lãnh đạo mới về chất là tập hợp các phong cách lãnh đạo góp phần mang đến kết quả tích cực cho hoạt động của tổ chức. Những kết quả đó có thể là sự nỗ lực vượt trội của các nhân viên dưới quyền, của cá nhân, của nhóm hay hiệu quả kinh doanh của tổ chức hoặc cũng có thểlà sựhài lòng, thỏa mãn của nhân viên đối với phong cách lãnhđạo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lãnh đạo mới về chất thể hiện sự tác động của nhà lãnh đạo đến cấp dưới; nhân viên có cảm nhận tin cậy, ngưỡng mộ, trung thành và kính trọng đối với lãnh đạo (Yukl 2002, trích trong Trần Kim Dung, 2007). Lãnh đạo mới về chất kích thích cấp dưới đạt được những kết quả vượt trội so với những mong đợi của lãnhđạo bằng cách truyền cho cấp dưới nhận thức niềm tin, giá trị. Lãnh đạo mới vềchất tạo ra và chia sẻ tầm nhìn, viễn cảnh với cấp dưới, khuyến khích cấp dưới làm việc thông minh; quan tâm đến những khác biệt của cấp dưới.

Biểu hiện của phong cách lãnh đạo mới về chất

Theo mô hình của Bass (1985), làm việc cho một nhà lãnhđạo mới vềchất có thể là một kinh nghiệm tuyệt vời. Họtruyền sự khát khao và năng lượng. Họ quan tâm đến bạn và luôn mong muốn bạn thành công.

“Viễn cảnh”, “cảm hứng”, “dám làm” chính là những từcó thểmô tảphong cách của “lãnh đạo mới vềchất”. Đây chính là những người vực dậy những công ty bên bờ phá sản, họdẫn dắt cảtổchức đi đén một tương lai khác xa với quá khứvà hiện tại của tổchức đó. Họchính là những người có mục tiêu và lý tưởng rất cao.

Tạo ra viễn cảnh

Lãnh đạo mới về chất bắt đầu bằng việc tạo ra một viễn cảnh, một cái nhìn về tương lai mà có thểkích thích và kêu gọi những người tùy thuộc tiềm năng. Viễn cảnh này có thể do chính nhà lãnh đạo tạo ra, cũng có thể do một nhóm những nhân viên giàu kinh nghiệm hoặc được phát triển từmột loạt những thảo luận của cảnhóm. Điều quan trọng là lãnhđạo đã quyết định chọn và theo đuổi viễn cảnh đó.

Giảng giải về viễn cảnh

Bước tiếp theo, thực ra không chỉ là một bước– là việc không ngừng giảng giải vềviễn cảnh đó một cách nhất quán. Bước này cần nhiều năng lượng và sựcam kết vì không nhiều người ngay lập tức bị thuyết phục bởi một viễn cảnh. Nhà lãnh đạo mới về chất tận dụng mọi cơ hội có thể và dùng mọi phương pháp để thuyết phục người khác cùng hướng vềviễn cảnh đó.

Để thu hút được nhiều người đi theo, nhà lãnh đạo mới về chất phải rất thận

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng trong việc gây dựng niềm tin, và đạo đức cá nhân của nhà lãnh đạo chính là một phần quyết định trong chiến lược đó.

Tìm đường tiến tới

Song song với việc giảng giải về viễn cảnh là việc tìm ra con đường đi tới. Một sốnhà lãnhđạo mới vềchất đã nhìn thấy được con đường và chỉ đơn giản muốn người khác đi theo. Một số khác chưa có chiến lược sẵn sàng nhưng họ sẵn sàng dẫn đầu cuộc hành trìnhđi tìm miền đất hứa.

Con đường đi tới có thể chưa rõ ràng và chi tiết, nhưng với một viễn cảnh rõ ràng, lãnh đạo mới về chất luôn nắm chắc phương hướng. Vì vậy, việc tìm ra con đường tiến tới là một quá trình phát triển liên tục, nhà lãnhđạo mới vềchất chấp nhận việc có thể có những thất bại trên con đường. Họ vẫn hoàn toàn hài longhf miễn là đang đi đúng hướng, tiến tới mục tiêu.

Đứng mũi chịu sào

Một điều quan trọng nữa là trong suốt cuộc hành trình, lãnhđạo mới vềchất luôn là nhân vật đi đầu và trung tâm. Nhà lãnh đạo mới về chất luôn có mặt và bước lên phía trước chứ không trốn sau lưng những người lính của mình. Bằng thái độ và hành vi của mình, nhà lãnh đạo mới về chất nêu gương cho tất cả mọi người. Họ không ngừng động viên, củng cốtinh thần những người thừa hành, họliên tục xây dựng, lắng nghe, xoa dịu và tán thưởng những người thừa hành của mình.

Chính lòng kiênđịnh của họ đã giữcho mọi người tiếp tục tiến tới, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn khi có những nghi vấn về tính kahr thi của viễn cảnh. Nếu mọi người không tin rằng họ sẽ thành công, thì nỗ lực của họ sẽ giảm sút. Các nhà lãnh đạo mới về chất luôn tìm cách lan truyền và củng cố sự cam kết, lòng tin của những người thừa hành vào viễn cảnh.

Một trong những phương pháp mà nàh lãnh đạo mới vềchất thường dùng để duy trìđộng cơ là động viên công khai, theo hình thức nghi lễtrang trọng hoặc dùng những biểu tượng văn hóa. Bất cứ những cải tiến nào dù nhỏ cũng đều được khuyến khích, động viên như là một biểu hiện của sựtiến bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nói chung, các nhà lãnhđạo mới vềchất cân bừng giữa những hành động thực tế tạo ra tiến triển và tinh thần làm việc của nhân viên. Cách tiếp cận của họcó lẽ hướng về con người nhiều hơn các phong cách khác, và họ tin rằng thành công sẽ đến và được duy trì chính là nhờsựcam kết lâu dài và sâu sác của nhân viên.

Những yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo mới về chất

Theo Bass & Riggio (2006), có những yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo mới vềchất bao gồm:

Hấp dẫn: hình vi của người lãnhđạo được xem là hình mẫu cho người theo sau.

Người lãnh đạo được thán phục, kính trọng và tin tưởng. Họ được phú cho khả năng, tính kiên trì, tính quyết đoan vượt trội. Họ có quyền lực và sức ảnh hưởng lớn đến người theo sau. Họ là hình mẫu, là biểu tượng cho người theo sau thể hiện ở sự rõ ràng, quyết đoán trong những tình huống không rõ ràng, không chắc chắn bằng tầm nhìn chiến lược cụ thể. Có hai khía cạnh hấp dẫn: hấp dẫn bằng phẩm chất và hấp dẫn bằng hành vi của người lãnhđạo. Cả hai đều là hiện thân của hành vi lãnhđạo và được đo lường bằng những phần riêng biệt trong bảng câu hỏi lãnh đạo đa thành phần. Tuy nhiên, khía cạnh hấp dẫn bằng phẩm chất thường được quy kết bởi người theo sau.

Truyền cảm hứng: người lãnh đạo truyền cảm hứng cho người theo sau bằng những công việc thử thách và có ý nghĩa. Khi đó, tinh thần đồng đội sẽ được khuấy động, niềm hăng say và tinh thần lạc quan sẽ được thểhiện. Người lãnhđạo tạo ra cảm hứng bất tận bằng việc chia sẻ tầm nhìn chung và cho người theo sau thấy được viễn cảnh tương lai hấp dẫn của tổchức đểhọtựmuốn xây dựng viễn cảnh đó và họcũng tự muốn chứng minh sựnhiệt tìnhđể đạt được mục tiêu, tầm nhìn chungđó của tổchức.

Kích thích thông minh: lãnhđạo mới vềchất kích thích nỗlực của người theo sau bằng những câu hỏi giả định, bằng cách động viên kích thích sự sáng tạo, những phương pháp, cách thức sáng tạo mới cho những vấn đề cũ. Những ý tưởng mới của người theo sau luôn được tôn trọng và không bị phê bình, chỉ trích trước tập thể dù ý tưởng đó khác với ý tưởng lãnhđạo hay thậm chí khi đó là một ý tưởng chưa tốt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Quan tâm đến từng cá nhân: như một người cốvấn, một người thầy quan tâm đén từng cá nhân. Tức là người lãnh đạo phải nhận ra nhu cầu, ước muốn của người theo sau, đặc biệt là nhu cầu thành tưu và nhu cầu phát triển của người theo sau để họ có thể phát triển tiềm năng lên mức cao hơn, đạt được nhiều thành công hơn. Quan tâm đến từng cá nhân là tạo ra cơ hội học tập mới trong bầu không khí hỗ trợ cho người theo sau. Để thể hiện quan tâm đến từng cá nhân, hành vi của người lãnh đạo phải chứng minh được rằng họ xem người theo sau với tư cách nhu là một cá nhân chứ không phải là người làm thuê. Thểhiện: lãnh đạo luôn lắng nghe và thực hiện trao đổi thông tin hai chiều với nhân viên, người lãnh đạo cũng có thể quản lý bằng cách đi vòng quanh để tạo ra những cuộc tiếp xúc, những buổi trò chuyện thân mật. Từ đó người lãnh đạo có thểnắm bắt chính xác hơn tâm tư nguyện vọng của người theo sau, đồng thời cũng thểhiện tình cảm, sựquan tâm của lãnhđạo đến người theo sau.