• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

2.2. Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015

2.2.5. Điều hành

2.2.5.4. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

Căn cứvào tiêu chuẩn (8.4) của HTQLCL, Công ty đã kiểm soát đầy đủvà phù hợp các sản phẩm và dịch vụ do bên ngoài cung cấp theo quy định để đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quảtrong hoạt động sản xuất kinh doanh.

**Việc áp dụng quy trình sản xuất sản phẩm may cụthểtừng bước như sau: Bước 1: Nhập kho nguyên phụliệu

- Chuẩn bị hóa đơn, list nhập nguyên phụ liệu và mẫu nguyên phụ liệu đã xác nhận.

- Kiểm tra tổng số lượng nhập so với list.

- Ghi số lượng thực tếvào báo cáo.

- Kiểm tra thành phần nguyên phụliệu ghi trên tem so với list và mẫu, ghi báo cáo.

- Tổng hợp báp cáo nhâp kho kiểm tra nguyên phụliệu.

Bước 2 : Kiểm vải theo tiêu chuẩn 4 điểm

Kiểm tra BTP

Chuẩn bị

Tiến hành kiểm tra phối BTP, ép mex, thay thân (nếu có)

Cấp BTP cho tổmay

Ủi May

Dò kim loại Kiểm tra thành

phẩm sau may

Kiểm tra TP sauủi

Gấp xếp Đóng kiện

Cắt

Nhập kho

Sơ đồ2. 1: Quy trình sản xuất sản phẩm may

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Lấy 10% sốvải cần kiểm.

-Đưa từng cây vải lên máy kiểm vải, kiểm tra tem vải, sốlot, yard.

-Đo khổvải lần 1 làm phiếu kiểm tra đầu vào.

-Đo khổvải 3 lần, kiểm màu lần 2, đồng thời ghi lỗi vào báo cáo.

- Tính tỷ lệ vải lỗi, nếu không đạt cho vào khu vực vải lỗi và báo cho phòng KHTT.

Bước 3 : Cấp phát

- Nhân viên kho dựa trên kế hoạch cấp phát (bảng cân đối và cấp phát NPL) của phòng KHTTđểtiến hành cấp phát vải, nguyên phụliệu cho nhà máy.

- Ký giao nhận khi cấp phát, ghi rõ số lượng và chi tiết vào báo cáo đầy đủ.

Bước 4 : Cắt

- Nhận kếhoạch, tác nghiệp cắt, hồ sơ định mức và nhận phiếu giao vải.

- Nhận vải và chuyển về khu vực cắt, đồng thời kiểm tra loại vải, lot, màu, mã hàng.

- Kiểm tra chiều dài, khổ sơ đồ so với định mức quy định, lập bảng hạch toán bàn cắt.

-Đo khổvải, lót giấy, lấy dấu đầu bàn không quá 2cm/1 lớp vải.

- Kiểm tra chiều dài bàn cắt so với sơ đồ, kiểm tra mặt vải và lập báo cáo.

- Tiến hành cắt, báo cáo số lượng sửdụng, thừa thiếu, báo cáo sốsản phẩm.

Bước 5 : Chuyển BTP đi in/ thêu/ wash(nếu có)

-Trong trường hợp cần thì mang BTPđi in/ thêu/ wash.

Bước 6 : Kiểm tra BTP

- Nhận thông tin mã hàng, PO, bàn cắt.

- Chuẩn bịrập cứng của mã hàng, xácđịnh size, sốsản phẩm, sốchi tiết lớn của sơ đồ. Cần kiểm 10% các chi tiết lớn.

- Kiểm tra mỗi bó 3 lá trên, giữa, cuối. Rập, dung sai chấp nhận là +/-1/8’’

- Ghi báo cáo vào phiếu kiểm tra thông số Bước7 : Chuẩn bị

- Tiến hành kiểm tra phối BTP, thay thân (nếu có)

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Ép mex: kiểm tra máy ép vềnhiệt độ, áp xuất, thời gian ép, sau đó kiểm tra sản phẩm sau khi ép mex, ghi vào báo cáo ép mex.

Bước 8: Tiến hành may–kiểm tra sản phẩm đầu chuyền : kiểm theo AQL 2.5 - Kiểm tra sản phẩm đầu chuyền

- Dựa trên tài liệu mã hàng, góp ý của khách hàng và áo mẫu đã duyệt để kiểm tra sản phẩm.

- Kiểm tra công đoạn may ít nhất 2 lần/ngày, mỗi công đoạn 10 sản phẩm, kiểm tra sốmũi chỉ, cự ly đường may, nhăn vặn, đứt chỉ, ghi báo cáo.

- Góp ý sản phẩm đầu chuyền, ghi báo cáo thông sốvào biểu mẫu.

- Thông báo tình hình chất lượng các tổ may (Nếu có biến động phải tổ chức họp chấn chỉnh)

Bước 9: Kiểm tra +thành phẩm sau may (kiểm tra cuối chuyền): kiểm tra 100%

- Dựa trên tài liệu về mã hàng, áo mẫu đã duyệt để kiểm tra lỗi ngoại quan, kiểm tra hình dáng, size ghi lỗi vào báo cáo.

- Kiểm tra thông số chính, 20 sản phẩm/ sáng/ chiều, ghi lỗi vào báo cáo kiểm tra chất lượng sản phẩm may chi tiết.

Bước 10:Ủi

- Chuẩn bị tài liệu mã hàng và hướng dẫn kỹ thuật, góp ý khách hàng, áo mẫu đã duyệt

- Kẻform size rập trên mặt bànủi.

-Ủi phẳng sản phẩm trên bàn hút chân không, đúng dáng, size.

-Đối với sản phẩm màu sáng cần bọc bànủi và thay bọc bànủi đúng quy định - Ghi số lượng sản phẩmủi và làm báo cáo tổng hợp số lượng.

Bước 11: Kiểm tra sauủi

- Kiểm tra lỗi ngoại quan: đứt chỉ, bỏmũi, dơ, nhăn, lủng 100% sản phẩm.

- Kiểm tra size, hình dáng, ghi lỗi vào báo cáo.

- Làm báo cáo tổng hợp Bước 12: Gấp xếp

Thực hiện gấp xếp theo mẫu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bước 13: Dò kim loại:

- Kiểm tra máy dò kim 2 lần/ ngày. Máy đạt thì tiến hành dò sản phẩm.

- Đưa sản phẩm qua máy dò kim loại, nếu báo động thì lấy sản phẩm ra, cho chạy qua máy dò lần nữa, nếu máy báo động lần 2 lấy sản phẩm bỏ vào thùng màu đỏ.

- Dùng máy dò kim tayđể tìm mảnh kim gãy, nếu không tìm thấy mà máy vẫn báo động thì loại riêng ra.

- Làm báo cáo số lượng đã kiểm tra, số lượng sản phâm nhiễm kim đã tìm thấy, số lượng sản phẩm nhiễm kim không tìm thấy.

Bước 14: Đóng kiện

- Kiểm tra số lượng sản phẩm, tỷlệsản phẩm trong thùng.

- Kiểm tra size, nhãn của sản phẩm.

- Kiểm tra quy cách gấp xếp, bỏbaođóng gói.

- Kiểm tra kích thước, chi tiết thùng.

- Làm báo cáo theo dõiđóng kiện xuất hàng.

Bước 15: Nhập kho

Kiểm tra số lượng thùng nhập kho.

Căn cứ vào tiêu chuẩn 8.5.1 của HTQLCL, Công ty đã thực hiện kiểm soát theo đúng quy định được ban hành nhưng mức độ kiểm soát vẫn chưa được chặt chẽ và đủmạnh để có thểhạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện.

Ngoài việc thiết lập các quy trình trong quá trình sản xuất sản phẩm, công ty còn thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động giao hàng và sau giao hàng. Các yêu cầu khách hàng không đưa ra, nhưng cần thiết cho mục đích sửdụng, khi đã biết. Các yêu cầu do tổchức xác định. Yêu cầu chế định và luật pháp áp dụng đối với các sản phẩm và dịch vụ. Yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác biệt so với những yêu cầu đãđưa ra trước đó.

Về công tác bảo toàn, Công ty đã đảm bảo việc bảo toàn các kết quả đầu ra trong suốt quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ và thực hiện kiểm soát tất cả các

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy trình để giải quyết các sản phẩm nếu như sản phẩm đó không đạt yêu cầu để đảm bảo sựphù hợp với sản phẩm và dịch vụmà Công ty cung cấp cho bên ngoài.

Tuy nhiên, việc thực hiện coi sóc các tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài khi chúng thuộc sự kiểm soát của tổ chức hay được tổ chức sử dụng; nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm chưa được Công ty thực hiện như các yêu cầu mà tiêu chuẩn đưa ra. Chưa nắm rõ tình hình vềnguồn gốc sản phẩm dịch vụcũng do đó chưa đưa ra được biện pháp kiểm soát nguồn gốc của sản phẩm.