• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG

1.2. Cơ sở thực tiễn

nghệ tiên tiến. Cạnh tranh gia tăng đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ kinh doanh.

Nguồn nhân lực: Đây là yếu tố rất quan trọng trong các doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt khó bắt chước nhất cho các đối thủ cạnh tranh.

Trình độ tổ chức, quản lý: Trình độ ở tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục vụ làm hài lòng khách. Hoạt động trong doah nghiệp du lịch rất đa dạng song phải được diễn ra chu đáo và nhanh chóng nên đòi hỏi phải có trình độ tổ chức, quản lý cao, đảm bảo ra được các quyết định nhanh chóng và chính xác.

Trình độ hoạt động marketing cũng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng bằng các sản phẩm, dịch vụ của mình, kinh doanh hiệu quả, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo thành công lâu dài.

1.4.1.2. Triển vọng phát triển du lịch nội địa

Hòa chung xu hướng phát triển không ngừng nghỉ của du lịch Việt Nam, du lịch nội địa cũng đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Với lợi thế từ tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, từ trước đến nay, du lịch Việt Nam luôn là điểm thu hút đối với khách cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, năm 2018, Du lịch Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng danh giá, uy tín trên thế giới, trong đó Việt nam được trao tặng giải thưởng Điểm đến du lịch hành đầu Châu Á tại Lễ trao giải thưởng Du lịch Thế giới – World travel Awards (WTA)

Năm 2018, du lịch Việt Nam ước tính phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa.

Các địa phương là trung tâm du lịch lớn của cả nước như Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội, v.v, có tốc độ tăng trưởng mạnh, công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng được đẩy mạnh.

1.4.2. Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

So với năm 2016 là năm bản lề cho giai đoạn phát triển mới của ngành du lịch, năm 2017 là năm khởi động, có thể nói năm 2018 là năm bắt đầu tăng tốc khá thành công của ngành du lịch Thừa Thiên – Huế.

Theo Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế, ngay từ đầu năm 2018, tỉnh đã cho thành lập Hội đồng Tư vấn du lịch quy tụ một số nhà quản lý cấp cao, nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành du lịch ở trong nước và quốc tế để tư vấn, đề xuất các chính sách vĩ mô, các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời phát hiện, thẩm định các vấn đề mà ngành du lịch đang phải đối mặt để đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm đưa Huế trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Và vào những ngày cuối năm 2018, Thừa Thiên – Huế lại đón nhận tin vui khi Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng cô – Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” với kỳ vọng sẽ tạo được hành lang pháp lý và môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Lăngcô – Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đầu năm 2018, những lễ hội truyền thống như lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đền Huyền Trân, hội Vật làng Sình,.. thu hút sự quan tâm của du khách và cộng đồng. Tỉnh cũng tổ chức thành công Festival Huế 2018 thu hút gần 1,2 triệu lượt khách đến tham quan và giới thiệu một loạt các chương trình văn hoá, nghệ thuật có khả năng xây dựng thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Với những nỗ lực kể trên, năm 2018, du lịch Thừa Thiên – Huế đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ trọng khách du lịch quốc tế đến Huế rất cao ( tăng 30% so với năm 2017), thị trường khách quốc tế ổn định. Thừa Thiên – Huế vẫn được bình chọn nằm trong top đầu các điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam.

Bảng 1.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 – 2018

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

So sánh

2017/2016 2018/2017

(+/-) (%) (+/-) (%)

Khách Quốc tế (Triệu lượt)

1,05 1,5 1,9 0,45 42,85 0,4 21,05

Khách Nội địa (Triệu lượt)

2,2 2,3 2,4 0,1 4,54 0,1 4,34

Khách Lưu trú (Triệu lượt)

1,7 1,8 2 0,1 5,88 0,2 11,11

Tổng lượt khách (Triệu lượt)

3,25 3,8 4,3 0,55 16,92 0,5 13,15

Doanh thu du lịch (Tỷ đồng)

3,203 3,520 4,473 317 9,89 953 27,07

(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế) Số lượng khách du lịch đến Thừa Thiên – Huế năm 2018 đạt hơn 4,3 triệu lượt, tăng 13,15% so với năm 2017; trong đó khách quốc tế đạt hơn 1,9 triệu lượt, tăng 21,05% so với năm 2017. Khách lưu trú đạt trên 2 triệu lượt, tăng 11,11% so với năm 2017. Doanh thu từ du lịch ước đạt 4.473 tỷ đồng, tăng 27,07% so với năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế thực hiện năm 2017 đạt 3,8 triệu lượt, tăng 16,92% so với năm 2016, trong đó khách quốc tế đạt 1,5 triệu lượt, tăng 42,85%

so với năm 2016. Khách lưu trú đón 1,8 triệu lượt, tăng 5,88% so với năm 2016.

Doanh thu du lịch thực hiện năm 2017 đạt 3.520 tỷ đồng, tăng 9,89% so với năm 2016.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG MARKETING