• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

2.1.4. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An

- Kiểm tra, việc thực hiện quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm có tuân thủ đúng quy trình QA như đã kí hợp đồng.

- Nhắc nhở những bộphận của nhà máy may tuân thủ đúng quy trình làm việc đãđưa ra trước đó.

- Điều chỉnh thay đổi quy trình phù hợp với từng sản phẩm như hợp đồng.

TổQC

- Theo dõi sản xuất trên chuyền may, giải quyết sựcốxảy ra trong quá trình theo dõi chất lượng.

- Phối hợp với chuyền may và các bộ phận khác theo dõi chất lượng hàng sản xuất.

- Kiểm tra, phát hiện lỗi và hướng dẫn chuyền may khắc phục.

- Làm việc với khách hàng đểthống nhất cách thức thực hiện và phát hiện lỗi.

- Đốc thúc công nhân kiểm hàng thành phẩm và hướng dẫn công nhân mới.

- Phối hợp với Giám Đốc, Tổ Trưởng và công nhân đểhoàn thành tốt công việc.

- Tham gia vào các cuộc họp liên quan đến sản xuất.

2.1.4. Tình hình lao động của Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An giai đoạn

Gián tiếp 75 8.78 78 9.03 76 8.99

Trực tiếp 779 91.22 786 90.97 769 91.01

Tổng 854 100 864 100 845 100

(Nguồn: Phòng HCNS- Công ty CP Dệt may Phú Hòa An)

Ngành Dệt May là ngành kinh tế chủ lực, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động trong xã hội, là ngành có doanh thu xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô.

Ngành Dệt May vừa góp phần tăng tích lũy cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tếcủa đất nước vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tếvới khu vực và thếgiới. Xét từ góc độ thương mại quốc tế, dệt may được đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng được nguồn nhân công và có tay nghề. Trong giai đoạn tới ngành dệt may nói chung và công ty cổphần Dệt May Phú Hòa An nói riêngđược dựbáo sẽ gặp nhiều khó khăn vềnguồn lao động. Lao động giá rẻcũng không còn là lợi thế, bởi trên thực tế đang có sựcạnh tranh thu hút lao động gay gắt giữa doanh nghiệp ngành dệt may và các doanh nghiệp ngành khác, do đó có khả năng ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng năng suất lao động. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản lý nhân sựcần quan tâm chặt chẽ người lao động, tạo sựthu hút, có chính sách tạo động lực làm việc thích hợp, xứng đáng với công sức người lao động bỏra vì sựphát triển lớn mạnh của công ty.

Hiện nay số lượng người lao động trong ngành dệt may đang có nguy cơ giảm sút do người lao động bỏviệc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn, từ đó diễn ra tình trạng nghỉ việc ngày càng tăng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thu nhập của người lao động trong ngành dệt may hiện nay so với nhiều ngành nghề khác là còn thấp, áp lực trong công việc cao và không có sựcân bằng giữa thù lao và công sức bỏra của người lao động. Vì vậy, người lao động có tay nghềcao chuyên môn cao họ thường nảy sinh ý định tìmđến những doanh nghiệp khác để có được thu nhập cao hơn xứng đáng với công sức của mình. Thực tế này đã tạo nên sựcạnh tranh nguồn nhân lực gay gắt, rõ rệt vềnguồn lao động giữa nhiều doanh nghiệp dệt may và các doanh nghiệp ngành khác.

Vềgiới tính:

Nhìn chung số lượng lao động qua các năm có sự biến động tăng giảm không ổn định. Qua bảng sốliệu cho thấy số lượng công nhân nam nữchênh lệch nhau khá lớn (cụ thểnếu xétở năm 2017 thì số lao động nam là 22,92% còn laođộng nữ là 77,08%) điều này là phù hợp với đặt thù của ngành dệt may. Phân tích cho thấy từ năm (2017 – 2018) số lao động tăng lên là 10 lao động (3 nam và 7 nữ) nhưng từ năm 2018 – 2019 số lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động giảm xuống là 19 lao động, trong đó số lao động nam tăng lên 29 lao động và số lượng lao động nữgiảm xuống là 48 lao động nhưng lao động nữvẫn chiếm tỷtrọng lớn trong tổng số lao động của công ty.Ở đây lao động nam chủyếu tham gia vào tổcắt, kho nguyên phụliệu, tổ cơ điện, tổhoàn thành, hầu hết những khâu này công việc có tính chất nặng hơn do đó phù hợp với những lao động nam. Còn phần lớn lao động nữ ởkhâu may, công việc này đòi hỏi sựkhéo léo và cẩn thận do đó rất phù hợp với những lao động nữ.

Vềtrìnhđộchuyên môn:

Từ bảng kết quả ta thấy hầu hết những lao động ở CTCP Phú Hoà An là lao động có trình độphổthông tiếp đến, trung cấp, đại học sau đại học và cuối cùng là cao đẳng. Lý giải cho điều này là hoàn toàn hợp lý. Dệt may là ngành lao động chân tay do đó không đòi hỏi trình độ học vấn cao cũng có thể hoàn thành tốt công việc, chỉ cần qua đào tạo cơ bản là có thểlàm tốt công việc.

Vềtính chất lao động:

Tình hình lao động trên bảng sốliệu thu thập được của Công ty cổphần Dệt may Phú Hòa An có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2017, tổng lao động của công ty là 854 người. Trong đó, lao động gián tiếp là 75 người chiếm 8.78% lao động trực tiếp là 779 người chiếm 91.22%. Tổng lao động năm 2018 tăng 10 người so với năm 2017 (tương ứng tăng 1.17%), lao động gián tiếp tăng 3 người lao động trực tiếp tăng 7 người. Nhưng tổng lao động năm 2019 giảm 19 người so với năm 2018 ( tương ứng giảm 3,2 %) lao động gián tiếp giảm 2 người và lao động trực tiếp giảm 17 người.

Để thấy được rõ hơn sựbiến động lao động trong năm, tác giả xem xét tình hình biến động trong năm 2019, thông qua biểu đồ dưới đây:

ĐVT: Người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.1. Tình hình biến động lao động 2019

(Nguồn: Phòng HCNS- Công ty CP Dệt may Phú Hòa An)

Qua biểu đồ trên ta thấy sự biến động lao động trong năm 2019 khá rõ rệt, từ tháng 1 đến tháng 3 người lao động có xu hướng giảm từ 863 người giảm còn 851 người, giảm 12 người lao động tương đương giảm 1,4%, từ tháng 4 đến tháng 6 người lao động có xu hướng tăng nhưng không đáng kểtừ 847 tăng lên 849 người chỉ tăng 2 lao động, tương đương chiếm 0,23%. Đến tháng 7 thì số người lao động giảm chỉ còn 832 lao động giảm 17 lao động so với tháng 6 nhưng đến tháng 8,9 thì số lao động tăng lên trở lại từ 832 tháng 7 đến tháng 9 là 866 lao động tăng lên 34 lao động tương đương chiếm 3,92%. Từ tháng 10 đến tháng 12 thì số lao động vẫn có xu hướng tăng lên từ 893 người tháng 10 tăng lên 897 người ở tháng 12 tăng lên 4 người. Thông qua đây ta thấy được mặc dù 7 tháng đầu năm 2019 tình hình lao động của công ty có nhiều biến động, nhưng bằng những biện pháp khắc phục với những chính sách tuyển dụng hợp lí tình hình laođộng công ty đãổn định hơn, ít biến động hơn thể hiện rõ nét ởsố lượng người lao động thôi việc và tuyển dụng năm 2019.

ĐVT: Người

863

824

851 847 847 849

832

853

866

893 898 897

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.2. Số lượng lao động thôi việc và tuyển dụng năm 2019

(Nguồn: Phòng HCNS- Công ty CP Dệt may Phú Hòa An)

Dựa vào biểu đồ trên ta thấy luôn luôn có sựbiến động hàng tháng nhưng công ty luôn chú trọng đảm bảo nhân lực cho nên việc tuyển dụng diễn ra liên tục để đảm bảo lượng lao động nghỉ việc, tuy nhiên việc tuyển dụng lao động của công ty luôn có kế hoạch rõ ràng đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng, đảm bảo đạt được hiệu quảcông việc. Do đó việc tuyển dụng lao động luôn được cân nhắc kĩ, dựa vào tình hình sản xuất, mà quyết định số lượng người lao động được tuyển dụng điển hình như tháng 2 số lượng lao động nghỉ việc là 38 người nhưng số lao động được tuyển dụng lại đến 56 người. Trong năm 2019 thì công tyđã tổchức đánh giá sàng lọc và tuyển dụng và đào tạo 275 lao động, hoàn thiện hồ sơ giải quyết lao động thôi việc cho 248 lao động trong đó 60% lao động may. Tăng cường công tác tuyển dụng trong năm thông qua các phương tiện thông tin, thu hút nguồn lao động với chế độ đãi ngộ và mức thu nhập cao, cạnh tranh với các công ty dệt may khác quanh khu vực, tuyển dụng lao độngở Huyện A Lưới đểbổsung vào các chuyền may…

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2017-2019