• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Phát Đạt

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG

2.1 Sơ lượt về công ty TNHH Phát Đạt

2.1.4 Tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Phát Đạt

Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng đối với một DN, đặc biệt là DN sản xuất. Tình hình lao động của Công ty TNHH Phát Đạt được thểhiện qua nội dung như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.4.1. Lực lượng lao động

Bng 2.1: Lực lượng lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt

(Đvt: Người) Năm

Chức vụ

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Số lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

% (+/-) % (+/-) %

Ban giám đốc 2 3,33 2 2,67 2 2,47 0 0 0 0

Phòng thị trường 7 11,67 10 13,33 11 13,59 3 42,86 1 10,00

Phòng kếtoán 5 8,33 7 9,34 8 9,89 2 40,00 1 14,29

Phòng bán hàng 29 48,33 33 44,00 34 41,96 4 13,79 1 3,03

Tổvận chuyển 14 23,33 20 26,67 23 28,40 6 42,86 3 15,00

Thủquỷ 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00

Thủkho 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00

Bảo vệ 1 1,67 1 1,33 1 1,23 0 0,00 0 0,00

Tổng cộng 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00

( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Dựa vào bảng 2.1 ta thấy Công ty TNHH Phát Đạt có tổng số lao độngtăng qua các năm. Cụthể năm 2014 tổng số lao động của doanh nghiệp là 60 người, sang đến năm 2015 số lao động đã tăng thêm 15 người tương ứng với tăng 25% so với năm 2014. Đến năm 2016 số lao động của công ty tiếp tục tăng thêm 6 người tương ứng với tăng 8% so với năm 2015. Với mức tăng của lao động này nguyên nhân chủ yếu là công ty đang trong giai đoạn phát triển mở rộng quy mô, thị trường, số lượng đại lý, cửa hàng kí hợp đồng với công ty tăng lên nên công ty có nhu cầu tuyển dụng thêm và tổng số lao động tính đến cuối năm 2016 của doanh nghiệp là 81 người.

- Xét vềchức vụ: trong giai đoạn hoạt động kinh doanh 2014– 2016 cơ cấu lao động phân theo chức vụtại Công ty TNHH Phát Đạt không có quá nhiều sựphân hóa, chiếm tỷ trọng chủ yếu vẩn là nhân viên của các bộ phận bán hàng, vận chuyển, kế toán và thị trường. Cụthể tỷtrọng nhân viên của từng bộphận từ năm 2014 đến 2016 như sau:Chiếm tỷtrọng lớn nhất là nhân viên bộphận bán hàng và đang có xu hướng giảm lần lượt là 48,33%; 44%; 41,96%. Xếp thứ hai là tổ vận chuyển với cơ cấu tỷ trọng qua các năm là 23,33%; 26,67%; 28,40% và có xu hướng ngày càng tăng. Mặc

Trường Đại học Kinh tế Huế

dù hai bộ phận này tập trung chủ yếu là lao động có trình độ phổ thông và trung cấp nhưng đây cũng là bộ phận lao động luôn được chú ý, quan tâm bởi nó trực tiếp tạo nên hiệu quả kinh doanh của công ty. Hai bộ phận còn lại là bộ phận kế toán và thị trường mặc dù có trình độhọc vấn cao nhưng vẩn chiếm tỷtrọng cơ cấu lao động thấp qua các năm là 8,33%; 9,34%; 9,89% và 11,67%; 13,33%; 13,59%.

2.1.4.2. Cơ cấu giới tính

Bảng 2.2: Cơ cấu gii tính của Công ty TNHH Phát Đạt

(Đvt: Người) Năm

Giới tính

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Số lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

% (+/-) % (+/-) %

Nam 29 48,33 36 48,00 39 48,15 7 24,14 3 8,33

Nữ 31 51,67 39 52,00 42 51,85 8 25,81 3 7,69

Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00

( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Xét vềgiới tính, ta thấy số lao động nam và lao động nữ đều tăng lên qua các năm và tỷtrọng giữa nam và nữkhông chênh lệch nhau quá lớn, tỷtrọng lao động nam trong giai đoạn 2014–2016 luônở mức 48 % còn lao động nữthìở mức 51 đến 52%.

Qua đó ta thấy cơ cấu lao động vềgiới tính của công ty khá hài hòa.

2.1.4.3. Cơ cấu trìnhđộ

Bảng2.3: Cơ cấu trìnhđộ lao động của Công ty TNHH Phát Đạt

(Đvt: Người) Năm

Trìnhđộ

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Số lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

% (+/-) % (+/-) %

ĐH 8 13,33 13 17,33 16 19,75 5 62,5 3 23,08

10 16,67 10 13,33 10 12,35 0 0,00 0 0,00

TCCN 5 8,33 9 12,00 11 13,58 4 80,00 2 22,22

LĐPT 37 61,67 43 57,34 44 54,32 6 16,22 1 2,33

Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00

( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cùng với sự tăng lên về số lượng là sự tăng lên về chất lương lao động. Lao động với trình độ đại học có xu hướng tăng lên cụthể từ năm 2014 lao động với trình độ đại học từ 8 người tăng lên 16 người vào năm 2016 tương ứng tăng 100% qua 2 năm. Tuy nhiên xét về tỷtrọng trong cơ cấu lao động thì vẩn chiếm tỷtrọng thấp chỉ với 19,75% vào năm 2016. Ngoài ra lao động có trìnhđộ trung cấp cũng có xu hướng tăng lên từ 8,33% vào năm 2014 tăng lên 13,58% năm 2016. Tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng giảm từ 16,67% giảm còn 12,35% vào năm 2016. Lực lượng lao động chiếm tỷtrọng lớn nhất trong cơ cấu lao động của công ty là lao động phổthông, điều này có thể giải thích do đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại phân phối sản phẩm với quy mô nhỏ và với tính chất công việc không quá phức tạp nên không đòi hỏi cao vềtrìnhđộcủa người lao động. Tuy nhiên lực lượng lao động này có xu hướng giảm từ 61,67% năm 2014 giảm xuống còn 54,32% năm 2016.

Qua sự phân hóa về cơ cấu lao động trên ta thấy Công ty đã và đang dần chú trọng đến chất lượng nguồn lao động nhằm đem lại hiệu quảcao trong hoạt động kinh doanh của công ty.

2.1.4.3. Cơ cấu độtuổi

Bảng2.4: Cơ cấu độtuổi lao động của Công ty TNHH Phát Đạt

(Đvt: Người) Năm

Độtuổi

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

Số lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

% (+/-) % (+/-) %

Dưới 25 10 16,67 14 18,67 19 23,46 4 40,00 5 35,71

Từ25–40 38 63,33 47 62,67 48 59,26 9 23,68 1 2,13

Trên 40 12 20,00 14 18,66 14 17,28 2 16,67 0 0,00

Tổng số 60 100 75 100 81 100 15 25,00 6 8,00

( Nguồn: Công ty TNHH Phát Đạt) Ta thấy đại đa phần lao động tại Công ty TNHH Phát Đạt là lao động từ độ tuổi 25 đến 40 tuổi, đây là vị thế khá tốt bởi lao động ở độ tuổi này là lao động có sức khỏe, năng động và sáng tạo đồng thời ở độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi nàyngười lao động đã có được sự chính chắn cùng kinh nghiệm nên khi đưa ra các ý kiến, quyết

Trường Đại học Kinh tế Huế

định sẽ có độ an toàn cao, chiếm được lòng tin hơn và tuy lực lượng lao động này đang có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, cụthểvào năm 2014 chiếm tỷtrọng là 63.33% đến năm 2016 giảm còn 59,26%. Lực lượng lao động dưới 25 tuổi chiếm 16,67%vào năm 2014 và tăng lên 23,46% vào năm 2016, điều này cho thấy công ty đang có xu hương trẻ hóa lao động trong tương lai. Cònđộ tuổi trên 40 tuổi đang có xu hướng giảm trong cơ cấu lao động, năm 2014 chiếm 20% giảm còn 17,28% năm 2016,ở độ tuổi này đa phần là các lao động quản lý như ban giám đốc, trưởng phòng kếtoán, phòng thị trường,…

Độ tuổi trong Công ty phản ánh sức bền kinh nghiệm và thâm niên nghề nghiệp. Tuổi lao động ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất và chi phí tiền lương. Tuổi lao động càng cao thì phụcấp thâm niên càng lớn. Tuy nhiên nếu lao động hoàn toàn trẻhóa thì kinh nghiệm làm việc bị hạn chế dẫn đến nhiều công việc mang tính hóc búa đòi hỏi kinh nghiệm sẽ không được hoàn thành. Qua bảng trên ta thấy độ tuổi lao động của Công ty như trên là khá hợp lý, với một lực lượng lao động như vậy thì Công ty sẽcó nhiều khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường.

2.1.5 Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2015 đến 2016