• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây

PHẦN II.NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY TÍN CHẤP TẠI NGÂN

2.3. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong 3 năm gần đây

Nếu hồ sơ của khách hàng rớt (nhiều nguyên nhân : hồ sơ không đủ điều kiện, khách hàng gian dối, hoặc rớt trong khâu thẩm định nhà,…) thì nhân viên hỗ trợ vay sẽ gọi điện thông báo tình trạng hồ sơ cho khách hàng.

Nếu hồ sơ khách hàng đạt và được giải ngân thì khách hàng có thể mang theo CMND trực tiếp đến ngân hàng để nhận tiền vay và sử dụng vào mục đích của riêng mình.

đồng và so với năm 2015 là 69,75% . Sang đến năm 2017 hoạt động cho vay tín chấp thực sự phát triển, với 66.288 triệu đồng, so với năm 2016 là 37.60% cho ta thấy tốc độ phát triển có chậm lại nhưng vẫn là dịch vụ chủ chốt của ngân hàng khi doanh số cho vay của năm 2017 so với năm 2016 chỉ là 28,16%.

Có thể thấy qua 3 năm 2015, 2016, 2017, doanh số cho vay tín chấp tại VP Bank Huế biến động theo chiều hướng tăng lên và tăng khá nhanh. So với cho vay thế chấp chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số cho vay. Điều nay cho thấy, hoạt động cho vay tín chấp của VP Bank Huế đang có xu hướng mở rộng và điều này do ngân hàng rất quan tâm chú trọng đến lĩnh vực này bởi ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay khối khách hàng cá nhân, hộ gia đình… Hơn nữa 3 năm gần đây, tình hình kinh tế Việt Nam đã từng bước ổn định và phát triển,đời sống được cải thiện, con người có nhu cầu mua sắm tiêu dùng, sản xuất kinh doanh cao nên nhu cầu vay tín chấp cũng tăng lên.

Mặt khác, trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng cạnh tranh trong dịch vụ cho vay tín dụng nhưng VP Bank đã đẩy mạnh dịch vụ vay tín chấp, nắm được nhu cầu thiết yếu của khách hàng và đã có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Với phân khúc khách hàng cá nhân, hộ gia đình, VP Bank đã làm tăng doanh số cho vay lên đáng kể.

2.3.2.Tình hình doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp

Bảng 2.4 Doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp của chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm

2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Doanh số thu

nợ tín chấp 13.482 29.082 32.118 15.600 115,70 18.636 60,08 Doanh số

thu nợ 18.312 36.756 41.292 18.444 100,72 4.536 12,34

( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Từ bảng ta có thể thấy doanh số thu hồi nợ cho vay tín chấp thay đổi qua các năm. doanh số thu nợ qua các năm biến động, năm 2016 so với 2015 tăng 115,70%, từ năm 2017so với 2016 giảm mạnh 60,08%. Nguyên nhân chính là do kinh tế thế giới đứng trước nhiều khó khăn và biến động như sự kiện nước Anh rời khỏi Liên minh

Đại học kinh tế Huế

Châu Âu, tổng thống Donald Trump đắc cử. Cùng với đó đầu năm 2016 Việt Nam đứng trước những tổn thất lớn như sự cố môi trường biển miền Trung, hạn hán tại miền Nam và Tây Nguyên, bất động sản liên tục tăng giá và xảy ra tranh chấp... Đó là những yếu tố tác động xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng cũ và làm hạn chế những khách hàng mới, điều này đồng nghĩa với doanh số. Tuy nhiên, tại chi nhánh do khâu thẩm định và kiểm tra, giám sát và thu nợ được thực hiện một cách bài bản nên rủi ro đạo đức của khách hàng cũng được hạn chế. Như vậy có thể nói, do sự biến động về kinh tế từ năm 2016 đến 2017 đã làm cho tỷ trọng cho vay tín chấp chi nhánh ngân hàng VP Bank Huế giảm nhẹ, tuy nhiên không đáng kể. Thực tế khách quan cho công tác, giám sát thu nợ, kiểm tra của chi nhánh được thực hiện khá tốt. Tại chi nhánh có riêng bộ phận quản lý nợ có vấn đề chuyên về theo dõi, rà soát và đôn đốc những món nợ quá hạn đồng thời phân tích và đưa ra các giải pháp xử lý đối với những món nợ có vấn đề, phối hợp cùng phòng khách hàng quản lý dư nợ một cách an toàn và hiệu quả nhất. Do thực hiện một cách chặt chẽ theo quy trình công tác giám sát, thu nợ, kiểm tra mà trong nhiều năm liên tiếp chi nhánh không phát sinh nợ xấu hoặc có năm phát hiện nợ xấu nhưng với tỷ lệ rất nhỏ trên tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn kiểm soát tốt.

2.3.3.Tình hình dư nợ cho vay tín chấp 2.3.3.1.Tổng dư nợ cho vay tín chấp

Bảng 2.5 Tổng dư nợ cho vay tín chấp của chi nhánh VP Bank Huế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm

2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Dư nợ cho

vay tín chấp 51.768 70.860 105.030 19.092 36,87 34.170 48,22 Tổng dư nợ

cho vay 64.290 85.068 117.564 20.778 32,32 32.496 38,20 ( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Về dư nợ cho vay tín chấp, có thể thấy dư nợ cho vay tín chấp đang trên đà tăng lên. Năm 2015 dư nợ cho vay tín chấp là 51.768 triệu đồng, trong khi tổng dư nợ cho vay là 64.290 triệu đồng. Sang năm 2016 dư nợ cho vay tín chấp tăng khá mạnh là

Đại học kinh tế Huế

70.860 triệu đồng và so với năm 2015 là 36,87% . Và đến năm 2017, dư nợ cho vay tín chấp tăng mạnh lên đến 105.030 triệu đồng, so với năm 2016 là 48,22%.

Có thể thấy, qua ba năm 2015, 2016, 2017 cùng với doanh số cho vay tín chấp thì dư nợ cho vay tín chập tại chi nhánh VP Bank Huế cũng tăng lên. Bởi vì trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đi dần vào ổn định, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, người dân có nhu cầu chi tiêu, mua sắm, mở rộng kinh doanh…, cùng với đó là độ tuổi lao động hiện chiếm tới khoảng 60%, mà những đối tượng này có rất nhiều nhu cầu: mua nhà, sắm xe, các vật dụng cần thiết cho cuộc sống... Vì thế, họ có nhu cầu vay vốn ngân hàng để chi tiêu, mua sắm nhiều hơn. Mặc dù trên thị trường hiện nay, rất nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay tín chấp, nhưng VP Bank Huế đã áp dụng mức lãi suất hợp lý, hồ sơ vay vốn khá dễ dàng nên khách hàng rất chuộng dịch vụ vay tín chấp tại VP Bank Huế.

2.3.3.2.Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo thời gian

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Ngắn hạn 8.370 8.508 9.288 138 1,64 780 9,17

Trung và

dài hạn 55.920 76.560 108.276 20.640 36,90 31.716 41,43 Dư nợ cho

vay tín chấp

64.290 85.068 117.564 20.778 32,32% 32.469 38,20

( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế )

Có thể thấy cho vay ngắn hạn tăng dần qua các năm, nhưng so với trung và dài hạn vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể năm 2015 là 8.370 triệu đồng, năm 2016 là 8.508 triệu đồng, so với năm 2015 là tăng 138 triệu đồng và năm 2017 là 9.288 triệu đồng.

Còn cho vay trung, dài hạn tăng qua các năm với giá trị lớn.Cụ thể, năm 2015 là 55.920 triệu đồng. Năm 2016 là 85.068 triệu đồng, tăng 36,90% so với năm 2015.

Năm 2017 là 108.276 triệu đồng, tăng 41,43% so với năm 2016. Với việc khách hàng chọn kỳ hạn vay còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng. Khách hàng thường lựa chọn Do việc lựa chọn thời gian dài từ 3 đến 5 năm thì việc trả nợ gốc phù hợp với khả năng tích lũy của khách hàng cũng như làm giảm gánh nặng trả dồn một

Đại học kinh tế Huế

số tiền lớn vào một thời gian nhất định nên khách hàng đa số chọn vay tín chấp trung và dài hạn.

2.3.3.3.Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo mục đích sử dụng vốn

Bảng 2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tín chấp theo mục đích sử dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm

2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

Cho vay mua sắm nội thất, phương tiện

51.432 72.307,8 105.807,6 20.875,8 40,59 33.499,8 46,33

Cho vay tín

chấp khác 12.858 12.760,2 11.756,4 - 97,8 - 0,76 - 1.003,8 - 7,87 Cho vay tín

chấp 64.290 85.068 117.564 20.778 32,32 32.496 38,20

( Nguồn: Báo cáo thường niên VP Bank Huế ) Ta thấy cho vay mua sắm nội thất, phương tiện tăng dần qua các năm, tốc độ tăng khá nhanh, năm 2015 dư nợ cho vay mua sắm nội thất, phương tiện là 51.432 triệu đồng. Năm 2016 là 72.307,8 triệu đồng, và so với năm 2015 tăng 20.875,8 triệu đồng, tăng 40,59%. Năm 2017 là 105.807,6 triệu đồng, so với năm 2016 tăng 33.499,8 triệu đồng. Cho vay tín chấp khác giảm dần qua các năm. Năm 2015 là 12.858 triệu đồng, năm 2016 dư nợ cho vay là 12.760,2 triệu đồng. Năm 2017 là 11.756,4 triệu đồng. Cho thấy nhu cầu mua sắm cuả người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Do nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân ổn định, họ có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống. Vì thế họ dễ dàng và thoải mái trong việc chi tiêu và cho phép bản thân vay vốn ngân hàng để có một số tiền trong việc mua sắm tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Còn một số hộ kinh doanh thông thường vay tín chấp để mua sắm thêm nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Đại học kinh tế Huế