• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng quan về công ty cổ phần Lệ Ninh – Quảng Bình:

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Lệ Ninh – Quảng Bình:

Trong suốt hơn 50 năm qua, Công ty không ngừng phát triển ngày càng lớn mạnh và giữ một vị trí quan trọng trong khối các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Quảng Bình.

Giai đoạn thứnhất (từ năm 1960- 1989)

Cách đây 53 năm về trước, từnhững năm 1958 phong trào xây dựng các tập đoàn sản xuất Miền Nam dấy lên khá rầm rộ. Ởphía Tây huyện LệThủy có 36 tập đoàn đã liên kết thành Liên đoàn sản xuất miền nam.

Đến ngày 24/12/1960 với tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chính phủ, từ cơ sở 36 tập đoàn ấy đã thành lập Nông trường Quốc doanh Lệ Ninh do Nhà nước làm chủsởhữu, nằm vềphía gòđồi Tây - Nam của tỉnh Quảng Bình.

Với tên gọi là Nông trường quốc doanh Lệ Ninh, trong giai đoạn này, nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế kếhoạch hóa tập trung, nông trường được tổ chức sản xuất theo phương thức: cấp trên giao kếhoạch cho Nông trường, đồng thời cấp vốn và giao tài sản tạo điều kiện cho nông trường thực hiện nhiệm vụkếhoạch được giao.

Thời gian này, số lượng công nhân viên của nông trường có tới 1000 người.

Với quy mô như vậy cùng với tinh thần làm chủ tập thể XHCN nên mọi nhiệm vụ được giao Nông trường luôn hoàn thành. Không những thế Nông trường còn là một đơn vịlá cờ đầu của sởNông nghiệp tỉnh Quảng Bình.

Giai đoạn thứhai (từ năm 1990- 2004)

Đổi tên thành Công ty cao su Lệ Ninh. Đây là giai đoạn nền kinh tếcó nhiều biến đổi và phát triển không ngừng. Nếu như trước đây Nông trường được bao cấp toàn bộ để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao thì nay là cơ chếmới -cơ chếhạch toán sản xuất - kinh doanh XHCN.

Vì vậy, Công ty phải có sự đổi mới cả tư duy lẫn hành động, phải năng động sáng tạo đểsản xuất sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ, tựlo liệu vốn liếng để đầu tư sản xuất, kinh doanh có lãi. Công tyđã tiến hành quy hoạch vùng kinh tếtrọng điểm khai thác hết tiềm năng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng cao su, cây lâm nghiệp, cây ăn quả theo cơ chếhộkinh tếtựchủ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giai đoạn thứba: (1/1/2005 - 30/6/2010)

Công ty cao su Lệ Ninh đổi tên thành Công ty Lệ Ninh cho phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp, đa ngành nghề, đa lĩnh vực

Giai đoạn thứ tư: (1/7/2010 –10/2017) Từ ngày 1/7/2010 đến nay công ty Lệ Ninh đã được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, thành Công ty TNHH một thành viên Lệ Ninh do Nhà nước làm chủsởhữu.

Giai đoạn thứ năm: (từ 10/2017 đến nay) : Từtháng 10/2017 công ty TNHH MTV Lệ Ninh đã tiến hành cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước và đổi tên thành công ty cổphần LệNinh–Quảng Bình với một giai đoạn phát triển mới.

2.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụcủa Công ty cổphần LệNinh–Quảng Bình

●Chức năng của công ty

Công ty cổ phần Lệ Ninh – Quảng Bình, với chức năng là sản xuất và chế biến nông - lâm sản, trong đó sản phẩm chính là mủcao su SVR–3L.

●Nhiệm vụcủa công ty

Công ty thực hiện các nhiệm vụsau:

- Thực hiện kếhoạch SXKD đảm bảo tựtrang trải vềchi phí và có lãi.

- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạgiá thành sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì, gia tăng sản phẩm và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu mởrộng thị trường tiêu thụ.

- Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụnộp thuếvà các chính sách của Nhà nước.

- Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và đóng góp và thực hiện đầy đủ chế độBHXH, BHYT, thu nhập cho người lao động

- Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên,tạo điều kiện , môi trường làm việc, không ngừng nâng cao mức sống cho công nhân. Đảm bảo sản xuất bền vững và bảo vệ môi sinh, môi trường.

2.1.2. Đăc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tổchức bộmáy quản lý công ty theo mô hình vừa trực tuyến vừa phân cấp:

Dựa trên quy mô và ngành nghề, cơ cấu tổchức của Công ty hiện nay được phân chia theo chức năng, bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hội đồng cổ đông: bao gồm các thành viên sở hữu và đại diện nguồn vốn góp vào công ty. Có quyền lực lớn nhất trong việc giải quyết các vấn đềquan trọng tại công ty.

Hội đồng quản trị: nào gồm các thành viên thực hiện việc điều hành quản lý công ty và thực hiện các chức năng nhiệm vụcủa hội đồng cổ đông giao.

Giám đốc: Là người có quyền cao nhất trong Công ty chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đại diện mọi quyền lợi và nghĩa vụcủa Công ty trước pháp luật và trước UBND tỉnh Quảng Bình. Giám đốc có quyền uỷquyền cho các phó giám đốc khi đi công tác, thực hiện chức năng quản lý và lãnh đạo hoạch định các chiến lược lâu dài và các quyết định trong các dự án đầu tư, ban hành những quyết định xuống cấp dưới thi hành.

Phó giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong các hoạt động của công ty theo nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công hoặc được uỷquyền, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật vềnhững việc mìnhđã làm.

Ban kiểm soát: Kiểm soát toàn bộ hệ thống tài chính và việc thực hiện các quy chế của Công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản kí điều hành SXKD, trong ghi chép sổ sách kếtoán và tài chính của Công ty nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các thành viên trong Công ty.

Phòng kế hoạch - Kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng năm, từng quý và từng tháng. Theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch của các đơn vị thành viên, quản lý chặt chẽcác hợp đồng kinh tế. Tham mưu cho Giám đốc công ty về các hoạt động. Xây dựng các phương án khoán, dựán có thểthực thi, mang lại hiệu quảcao nhất, tính toán đầy đủcác chi phí nhằm nâng cao chất lượng và hạgiá thành sản phẩm. Cung ứng đầy đủvật tư, nguyên vật liệu phục vụcho sản xuất. Chú ý đến khâu tiếp thị, tiêu thụhàng hóa Công ty sản xuất ra, nắm bắt giá cảthị trường trong nước và thếgiới đểcạnh tranh có hiệu quả.

Phòng kếtoán–thống kê: Chịu trách nhiệm hạch toán đầu vào và đầu ra, cân đối thu - chi đảm bảo sự cân đối tài chính trong Công ty. Chịu trách nhiệm về vật chất kinh tế và hành chính trước Giám đốc Công ty về hạch toán của mình, chịu

Trường Đại học Kinh tế Huế

trách nhiệm trước pháp luật vềchế độ hạch toán. Tham mưu cho Giám đốc vềcông tác quản lý, sửdụng có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng thanh toán để Giám đốc Công ty có hướng đầu tưphát triển cho phù hợp với điều kiện thực tếcủa Công ty.

Phòng tổ chức Phòng tổ chức– hành chính: Tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý, tổchức bộ máy, cân đối lao động giữa các ngành nghề, đảm bảo phát triển sản xuất hợp lý. Tính toán về lao động tiền lương, nắm bắt và áp dụng đúng đắn các chủ trương, chính sách chế độ cho người lao động do Nhà nước ban hành, chịu trách nhiệm lên kế hoạch về đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.

Đào tạo nâng cao nghiệp vụchuyên môn cho cán bộ và người lao động. Thực hiện công tác đối nội đối ngoại cho Công ty.

Phòng khoa học kỹthuật: Chịu trách nhiệm quản lý quy trình kỹthuật vềcây trồng, vật nuôi, công tác chếbiến và chất lượng sản phẩm. Tham mưu đổi mới công nghệ, thực hiện những đề tài áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình SXKD của Công ty.

Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty vềcông tác bảo vệ tài sản và đảm bảo trật tựtrịan trong toàn Công ty.

Các đội sản xuất cơ sở: Gồm 9 đội sản xuất, được thiết kế gắn với tài sản được giao quản lý gồm: đất đai, tài sản trên đất như cây cối, thiết bị nhà xưởng… và lao động được sắp xếp tuỳthuộc quy mô từng đơn vị. Nhiệm vụ chính là sản xuất trực tiếp cây dài ngày và cây ngắn ngày (cao su, hồ tiêu, ngô…) chịu sựchỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc và các phòng ban. SXKD theo kếhoạch hàng năm của Công ty, chịu trách nhiệm đến sản phẩm cuối cùng mà Giám đốc Công ty giao. Các đội sản xuất cung cấp mủ cao su nước, đây là nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến mủcao su. Nhà máy chế biến cao su: Thu gom mủ cao su nước, mủtận thu từ các đơn vịsản xuất của Công ty và các hộcao su tiểu điền đểchếbiến thành mủcao su khô các loại.

Xí nghiệp chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn siêu nạc tập trung, sản xuất thịt lợn hơi và con giống đểphục vụnhu cầu tiêu thụ trong nước.

Nhà máy chếbiến thức ăn chăn nuôi:Chếbiến thức ăn gia súc, gia cầm phục vụcho Xí nghiệp chăn nuôi lợn và tiêu thụra thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhà máy chếbiến phân bón–chếbiến gỗ: Gồm 2 nhiệm vụ:

+ Chếbiến sản xuất phân bón PHHCVS phục vụcho các loại cây trồng trong toàn Công ty và tiêu thụra thị trường.

+ Cưa xẻ, chếbiến gỗcao su và gỗrừng trồng.

Tổ nước khoáng: Sản xuất nước khoáng đóng chai phục vụcho nhu cầu tiêu dùng công nhân và bán ra thị trường.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Lệ Ninh – Quảng Bình:

Bảng 2.1: Kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014–2016 Đơn vịtính: tỷ đồng T

T

Chỉ tiêu Năm

2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh 2015/2014

So sánh 2016/2015

+/- % +/- %

1 Doanh thu 55,234 48,644 55,767 -6,59 -11,9 7,123 14,6 2 Tổng chi phí 48,999 45,078 52,428 -3,921 -8,0 7,35 16,3 3 Lợi nhuận 6,236 3,566 3,339 -2,67 -42,82 -0,227 -6,4

Nguồn: Phòng kếtoán–thống kê Trong giai đoạn 2014 – 2016, doanh thu của công ty có chiều hướng giảm sút, lợi nhuận trong doanh thu cũng giảm liên tục. Bơi lẽ, ngành nghềsản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là cao su mà giá mủ cao su hiện tại đang giảm sút kéo theo kết quảkinh doanh của công ty sụt giảm. Bên cạnh đó, thời gian qua công ty có những đầu tư mới cho hoạt động kinh doanh nên chưa đem lại lợi nhuận nhiều cho công ty. Cụthể:

Năm 2014 doanh thu của công ty là 55,234 tỷ đồng sang năm 2015 giảm đi 6,59 tỷ đồng xuống còn 48,644 tỷ đồng tương đương giảm 11,9%; sang năm 2016 doanh thu tăng lên 55,767 tỷ đồng tương đương 14,6%. Về tổng chi phí, năm 2014 tổng chi phí công ty là 48,999 tỷ đồng sang năm 2015 giảm xuống 3,921 tỷ đồng còn 45,078 tỷ đồng tương đương giảm 8%; năm 2016 tổng chi phí tăng 7,35 tỷ đồng tương đương 16,3%. Về lợi nhuận, năm 2014 lợi nhuận công ty là 6,236 tỷ đồng, năm 2015 giảm 2,67 tỷ đồng tương đương giảm 42,82%; năm 2016 lợi nhuận tiếp tục giảm xuống 3,339 tỷ đồng tương đương giảm 6,4%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua tình hình kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy được những khó khăn của công ty trong thời gian qua cũng như hiệu quảsửdụng nguồn nhân lực tại công ty. Hoạt động kinh doanh chưa mang lại hiệu quả ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực hiện tại.

2.2. Thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Lệ Ninh – Quảng Bình