• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

lập một hội đồng tuyển dụng. Những người làm công tác tuyển dụng phải có kỹ năng phỏng vấn, đánh giá năng lực các ứngviên.

- Công tác đào tạo sau tuyển dụng phải được chú trọng để nâng cao khả năng của người lao động. Phải chú trọng vào công tác đánh giá hiệu quả của việc đào tạo.

- Chế độ khen thưởng phải hợp lý nhằm khích lệ tinh thần và tạo động lực làm việc cho người lao động.

-Chính sách đãi ngộ và thăng tiến cho người lao động phải minh bạch, đánh giá đúng năng lực làm việc của họ nhằm thu hút và giữ chân người giỏi.

- Công tác hoạch định nguồn nhân lực phải được thực hiện một cách khoa học, bài bản; tránh tình trạng thừa thiếu tại các bộ phận.

- Bố trí bộ máy quản lý hợp lý, linh hoạt. Tránh gây lãng phí và chồng chéo giữa các bộ phận.

hình quản lý nguồn nhân lực theo các nội dung như thành tố quá trình, tính chất các mối quan hệ trong tổ chức và vai trò của yếu tố con người trong tổ chức đồng thời chỉ ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng nguồn nhân lực bao gồm giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hành chính nhà nước, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực khu vựcsự nghiệp và các giải pháp quản lý và sử dụng nguồn nhân lực cấp doanh nghiệp.[11]

Luận án tiến sỹ kinh tế: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009 giúp phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp các nhà nghiên cứu trong nước, các chuyên gia hiểu rõ hơn những khó khăn của các doanh nghiệp này trong việc phát triển nhân lực và đưa ra các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế.[10]

Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viễn thông Bắc Giang” của tác giả Dương Đại Lâm, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2012 nghiên cứu, tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Viễn thông Bắc Giang từ đó đề xuất giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, tuy nhiên luận văn chú trọng đến giải pháp chủ yếu về công tác tuyển dụng, sắp xếp và chế độ đãi ngộ cho người lao động.[9]

Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý: “Quản lý nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung” của tác giả Vũ Văn Duẩn, trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2013, luận văn này đã khái quát một số vấn đề lý luận về công tác quản lý nhân lực của doanh nghiệp, dựa trên các vấn đề đó luận bàn và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao năng lực quản lý nhân lực của công ty.[2]

Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : “Quản lý nhân lực tại công ty Cokyvina”

của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014, nội dung luận văn làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích, đánh giá công tác quản lý nhân lực tại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cokyvina, phát hiện những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại công ty này và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhân lực tại Cokyvina 2015 đến 2020.[12]

Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng Nam (Forexco Quảng Nam)” của tác giả Văn Quý Đức, Đại học Đà Nẵng năm 2015, luận văn hệ thống hóa vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty Forexco Quảng Nam từ đó đề xuất giải pháp để phát triển nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.[7]

Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: “Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần truyền thông-Xây dựng HJC3” của tác giả Đào Thị Hoa, Trường đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, luận văn này chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quản trị nhân lực của công ty Cổ phần truyền thông –Xây dựng HJC3 và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa quản trị nhân lực tại công ty trong giai đoạn tới.[8]

Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : “Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc” của tác giả Trần Xuân Tuấn, Trường đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, nội dung của luận văn này tác giả làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, phân tích, đánh giá công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV thí nghiệm điện Miền Bắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty.[15]

Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế : ”Quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Vietel ” của tác giả Trần Nguyễn Dũng, trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015, luận văn đã vận dụng lý luận về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Vietel (VT core) từ 2013-2014 và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại trung tâm 2015-2020.[4]

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.2.2.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu:

Các công trình nghiên cứu nêu trên có đóng góp ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn, đã đề cập khá rõ và đầy đủ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về hoạt động quản lý nhân lực tại các doanh nghiệp. Các tác giả đều đi đến nhận thức chung về vai trò và vị trí quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng như sự cần thiết phải thực hiện hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực. Các công trình đều đề xuất ra những giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực. Tuy nhiên mỗi một doanh nghiệp quản lý nhân lực của mình theo quan điểm, nguyên tắc và phương thức của riêng họ. Do đặc thù về loại hình kinh doanh, về tổ chức của doanh nghiệp mà có những vấn đề gặp phải khác nhau hoàn toàn, hoặc cùng một vấn đề nhưng có thể giải quyết hoàn toàn và triệt để ở doanh nghiệp này nhưng lại thất bại khi áp dụng vào doanh nghiệp khác. Bởi vậy dù có thể áp dụng chung khung lý thuyết nhưng vận dụng thực tiễn quản lý nhân lực sẽ không giống nhau ở những tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Nhà quản lý doanh nghiệp có thể có kế hoạch quản lý tốt nhân lực của doanh nghiệp mình nhưng chưa chắc áp dụng vào có thể quản lý tốt nhân lực của doanh nghiệp khác. Sự thành công của quản lý nhân lực của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức quản lý, kỹ năng và trìnhđộ tổ chức quản lý của các nhà quản lý. Không có một giải pháp chung nào có thể giải quyết vấn đề quản lý nhân lực cho tất cả các doanh nghiệp.

Nghiên cứu quản lý nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Lệ Ninh –Quảng Bình cũng có những nét chung như những doanh nghiệp khác và cũng mang những nét đặc trưng riêng của công ty về cơ cấu, cách thức tuyển dụng cũng như truyền thống của công ty. Vì vậy, dựa vào những nghiên cứu trước đây cũng như tình hình cụ thể tại công ty mà luận văn đưa ra được những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế