• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NHÀ HÀNG TẠI

2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ nhà hàng của Công ty TNHH du lịch Lăng Cô qua

2.3.1. Thống kê chung về mẫu điều tra

2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ nhà hàng của Công ty TNHH du lịch

(Nguồn: Kếtquả xử lý trên phần mềm SPSS) Dựa vào bảng 2.5trên ta có thể nhận xét như sau:

a. Giới tính

Tổng số bảng hỏi được phát ra điều tra là 140 phiếu, thu về 130 phiếu, có 130 phiếu hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu. Trong tổng số 130 khách hàng được phỏng vấn, nhóm khách hàng nữ giới chiếm tỷ lệ 40,8%, nam giới chiếm tỷ lệ 59,2%.

Điều đó cho thấy lượng khách hàng nam giới sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng nhiều hơn so với khách hàng nữ giới.

b. Nghề nghiệp

Trong tổng số 130 bảng hỏi được khảo sát hợp lệ thì có 47 phiếu là của công chức và viên chức chiếm 36,2% và đứng thứ hai là 40 phiếu khảo sát của công nhân và nhân viên chiếm 30,8%. Ngoài ra cán bộ quản lý, học sinh/sinh viên và một số nghề nghiệp khác chiếm tỉ trong lần lượtlà 12,3%; 10,0% và 10,8% trong tổng cơ cấu.

c. Độ tuổi

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu theo độ tuổi có thể thấy số người tham gia khảo sát chủ yếu thuộc vào độ tuổi từ 25-40 tuổi, chiếm 43,1% tương ứng với 56 phiếu khảo sát.

Khách hàng theo độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn thứ hai là lao động dưới 25 tuổi, chiếm 24,6%

số phiếu khảo sát ứng với 32 phiếu. Lượng khách hàng từ 41-55 tuổi và trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ lần lượt là 23,1% và 9,2% tương ứng với số phiếu 30 và 12 phiếu. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế khách hàng có nhu câu đi du lịch, ăn uống, nghỉ ngơi vào độ tuổi 25-40 và đây cũng là độ tuổi có khả năng chi trả cao.

d. Khách hàng

Khách hàng đến với nhà hàng gồm 3 nhóm đối tượng bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế và khách hàng là dân địa phương. Trong đó khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,7% trong 130 khách hàng được khảo sát. Đứng thứ hai là khách du lịch nội địa chiếm 40,8% gồm 53 khách hàng được khảo sát và cuối cùng là khách địa phương chiếm 11,5%. Qua đó, ta có thể nói khách du lịch quốc tế chiếm tỷ trọng lớn đây là khách hàng tiềm năng giúp cho LangCo beach resort có thể khai thác tốt nhất để thu lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

e. Nguồn thông tin tiếp cận

Nguồn thông tin khách hàng tiếp cận được với dịch vụ nhà hàng tại LangCo beach resort: Để đánh giá hiệu quả chính sách Marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, doanh nghiệp cần biết được khách hàng đã biết đến mình thông qua những nguồn thông tin nào. Doanh nghiệp cần biết được với mỗi kênh thông tin sử dụng để quảng bá hình ảnh của mìnhđãđến được với bao nhiêu phần trăm (%) khách hàng. Từ đó có thể tìm được những phương thức quảng bá tốt nhất để dễ dàng đưa thông tin của mìnhđến với khách hàng.

Để làm được điều đó, công ty đã thực hiện quảng bá qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Qua điều tra thống kê cho thấy trong có 6 hình thức được đưa ra để khảo sát ý kiến của khách hàng thì đa phần khách hàng thông qua công ty lữ hành là chủ yếu có 49 phiếu chiếm 37,7% tỷ trọng, tiếp theo đứng thứ hai là thông qua người thân bạn bè gồm 34 phiếu chiếm tỷ trọng là 26,2%. Đứng vị trí thứ ba là thông qua ti vi, internet gồm 29 phiếu chiếm 22,3%. Ba hình thức còn lại là thông qua nhân viên resort, tờ rơi/ áp phich và khác chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là 6,9%; 2,3% và 4,6%. Do lượng khách du lịch chủ yếu là khách du lịch quốc tế và khách nội địa nên khách hàng biết đên resort thông qua công ty lữ hành là phù hợp với thực tiễn.

Qua những phân tích trên cho thấy rằng: mức độ tiếp cận thông tin của khách hàng ở những kênh thông tin khác nhau sẽ đem lại hiệu quả quảng bá hình ảnh khác nhau cho doanh nghiệp. Bên cạnh các kênh thông tin quảng bá hiện đại như báo công ty lữ hành, tivi..., công ty cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa kênh thông tin truyền miệng. Đây là phương pháp marketing đơn giản tiết kiệm chi phí nhưng không kém phần hiệu quả.

f. Số lần quay trở lại sử dụng dịch vụ nhà hàng

Số lần quay lại sử dụng dịch vụ nhà hàng: khách hàng biết đến nhà hàng qua lần đầu tiên chiếm tỷ trọng lớn nhất là 50.8% tiếp theo là lần thứ hai chiếm 37,7% sau đó là lần thứ ba chiếm 7,7% và cuối cùng 3,8% tỷ trọng là lần thứ 4 trở lên.

g. Mục đích sử đến với Resort

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khách hàng sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng trong trường hợp đi du lịch chiếm tỉ trọng rất cao gồm 83 phiếu khảo sát chiếm 63,8%. Tiếp theo là 27 phiếu dự tiệc chiếm 20,8% sau đó hội nghị chiếm 8,5% và cuối cùng là khác chiếm 6,9%.

2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá(Exploratory Factor Analysis–EFA)