• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.2.1. Sơ lược về tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2018 Moody’s cho rằng “tốc độ chuyển đổi của các ngân hàng ở Việt Nam đã tụt hậu hơn so với các nước khác trong khu vực. Đến nay, các ngân hàng vẫn tập trung vào việc tăng cường các nền tảng ngân hàng trực tuyến và trên di động để cho phép các khách hàng hiện tại xửlý nhiều giao dịch trực tuyến hơn”. Tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ có khoảng 1/3 người trưởng thành có tài khoản.

Trong năm 2018 vừa qua, từnhững dữliệuỦy ban Giám sát tài chính Quốc Gia công bố đã cho biết nhiều chỉsố, cân đối vốn và kết quảkinh doanh của hệthống ngân hàng Việt Nam đã cải thiện rõ rệt.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng phát triển. NHNN đã có các giải pháp để giải quyết những khó khăn cho sản xuất kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm

Trường Đại học Kinh tế Huế

ẩn nhiều rủi ro, kiên định các giải pháp chính sách đểgiảm

dần tín dụng ngoại tệ phù hợp với chủ trương chống Đô - la hóa của Chính phủ, chuyển dần từquan hệgửi–vay ngoại tệsang quan hệmua –bán ngoại tệ,... Tín dụng ước tính tăng 14 - 15%. Tỷ lệ tín dụng/GDP khoảng 134%. Hệ số chênh lệch tín dụng/GDP tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2017, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2015.

Cung tiền, tín dụng đang dần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mục tiêu ổn định vĩ mô. Theo các tổ chức tín dụng báo cáo, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ của hệthống tổchức tín dụng.

Thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2017; trong đó, tổng tín dụng ước tăng khoảng 14 -15% (năm 2017 tăng 17,6%). Tuy đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 3 năm gần đây, nhưng điều này lại phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗtrợ tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo số liệu của các TCTD cho biết, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với năm 2017, xuống mức 2,4% (năm 2017 là 2,5%). So với cuối năm 2017 thì dựphòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30,1%. Tỷlệdựphòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện rõ rệt, lên mức 78,2% so với mức 65,4% năm 2017. Giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%; thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%; bán phát mại tài sản chiếm 3%, còn lại bằng các hình thức khác. Sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 42, hệ thống tổ chức tín dụng xử lý được khoảng 30% nợ xấu xác định tại thời điểm 15/8/2017.

Theo các tổchức tín dụng báo cáo, dư nợtín dụng vào lĩnh vực bất động sản năm 2018 chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệthống; dư nợcho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ.

Nguồn vốn trong thời gian này cũng có những cải thiện rõ rệt. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư năm 2018 tăng trưởng ổn định so với năm 2017.

Vốn huy động ước tăng 15%so với năm 2017 (năm 2017 tăng 14,6%). Trong đó, huy động vốn ngoại tệ tăng mạnh, khoảng 17% (năm 2017 tăng 2,1%), chiếm 9,9% tổng vốn huy động; vốn huy động VND tăng khoảng 14,3%, chiếm 90,1% tổng vốn huy động. Tỷlệnguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn bình quân đã giảm đáng kể, xuống còn 28,7% (năm 2017 là

Trường Đại học Kinh tế Huế

30,4% ).

Trong thời đại đất nước đang phát triển thì nhu cầu con người ngày càng cao cùng với việc thực hiện giao dịch hay các vấn đề liên quan đến tài chính ngày càng phổ biến. Nắm bắt được xu hướng thị trường, số lượng ngân hàng ngày càng nhiều.

Điều này dẫn đến sựcạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tranh dành thị phần. Đây là điều kiện thúc đẩy các ngân hàng không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt chú trọng đến chất lượng dịch vụkhông những để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng mà còn là quan trọng nhất là trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Chính những sức ép đó đã thúc đẩy thị trường ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

(Nguồn: vneconomy.vn) 1.2.2. Tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng tại Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2017 - 2018)

Hiện nay, trên địa bàn Thừa Thiên Huế có rất nhiều ngân hàng với quy mô lớn đang hoạt động mạnh mẽ phân bốrộng khắp trên địa bàn. Các ngân hàng Sacombank, Vietinbank, Agribank, ABbank,… không ngừng mở rộng quy mô hoạt động. Chính sự cạnh tranh khốc liệt đã thúc đẩy các ngân hàng không ngừng nổ lực và đổi mới trong việc đưa ra các chiến lược và chính sách đểthu hút khách hàng mới và giữchân khách hàng hiện tại.

Năm 2017, hoạt động của ngành Ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã gặt hái được nhiều kết quả thành công. Đáng chúý là việc triển khai đạt hiệu quảcủa hoạt động tín dụng “ Năm doanh nghiệp” năm 2017 theo kếhoạch của tỉnh.

Theo thống kê cho thấy, đến 31/12/2017, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 38.696 tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm. Tổng dư nợ đạt 39.117 tỷ đồng, tăng 18%

so với đầu năm. Cơ cấu đầu tư cho vay có sự chuyển biến tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm gần 90% tổng dư nợ cho vay); Cơ cấu cho vay theo ngành phù hợp với cơ cấu kinh tếcủa tỉnh: Thương mại dịch vụ (tăng 27,8%, chiếm tỷ trọng 58%); Công nghiệp xây dựng (tăng 11,1%; tỷtrọng chiếm 32%); Nông lâm thủy sản (tăng 9,6%; chiếm tỷtrọng 10%).

Cuối năm 2018, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt hơn 43127 tỷ đồng, tăng 11,5% so với đầu năm; trong đó vốn huy động bằng đồng việt nam chiếm tỷtrọng 97,5%; vốn huy động ngoại tệ giảm 7%. Về tổng dư nợ cấp tín dụng toàn địa bàn đạt 45531 tỷ đồng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng 14,7% so với đầu năm.

Nhìn chung, hệ thống ngân hàng trên địa bàn Huế đã có sự tăng trưởng rõ rệt.

Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và xã hội tại địa bàn Huếnói riêng và của Việt Nam nói chung ngày một đi lên hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế