• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn:

1.2.1 Tổng quan vềthị trường truyền hình viễn thông Việt Nam:

Tại Việt Nam,dịch vụ truyền hình trả tiền với 5 loại hình dịch vụ bao gồm: truyền hình cáp (Analog, Truyền hình số, IPTV), truyền hình mặt đất kỹ thuật số, truyền hình trực tiếp qua vệ tinh, truyền hình diđộng (Mobile TV) và truyền hình qua mạng Internet.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho thấy, năm 2017, doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) ước đạt 7.500 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 300 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 21,16%, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 380 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 là 19,95%.

Cả nước hiện có 67 đài phát thanh truyền hình, trong đó có 2 đài trung ương, đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, 63 đài địa phương. Cả nước có 78 kênh chương trình phát thanh trong nước, 104 kênh truyền hình. Số kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp trả tiền, Intenet, vệ tinh là 91 kênh, số kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập, biên dịch là 55 kênh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng doanh thu thuê bao của thị trường THTT năm 2017 ước đạt 7.500 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với năm 2016. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, hiện có tổng số 32 doanh nghiệp truyền hình, trong đó 2 doanh nghiệp truyền hình quảng bá, 30 doanh nghiệp THTT, với tổng số lao động là 9.800 người. Tính đến hết năm 2016, số thuê bao THTT đạt 12,5 triệu thuê bao.

Doanh thu THTT năm 2016 đạt 12.000 tỷ đồng. Trong tổng số 12.000 tỷ đồng doanh thu của THTT năm 2016, riêng Truyền hình cáp SCTV ước đạt doanh thu hơn 3.420 tỷ đồng. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia truyền hình, sau một thời gian dài cạnh tranh về giá, giá dịch vụ THTT ở Việt Nam đã rơi xuống ở mức khó có thể thấp hơn.

Theo số liệu Sách Trắng CNTT-VT Việt Nam năm 2017, năm 2016 cả nước có 74 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất và 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất. Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2016 đạt 136.499 tỷ đồng (tương đương 6,16 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm 2015). Tổng số thuê bao điện thoại di động đạt trên 128 triệu thuê bao, trong đó có gần 36,2 triệu thuê bao băng rộng di động, đạt tỷ lệ 39 thuê bao/100 dân.

Trong khi đó, với truyền hình Internet, về mặt bản chất, đây là dịch vụ giúp người dùng có thể xem các chương trình truyền hình (các kênh truyền hình yêu thích, phim, video, các chương trình dành riêng cho nhóm đối tượng người xem, gameshows,…) trên TV.

Thay vì phải ngồi trước màn hình tiviở nhà đúng giờ, khách hàng có thể phát lại các chương trình yêu thích của mình mà không cần phải canh giờ phát sóng chương trìnhđó.

Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như chất lượng đời sống người dân ngày càng được nâng cao đã khiến cho các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam cũng tích cực nhập cuộc chơi truyền hình Internet. Dự đoán, tiếp theo những bước đột phá năm 2017 với sự triển khai đồng loạt dịch vụ 4G, năm 2018 và các năm tiếp theo sẽ chứng kiến sự bùng nổ của của các doanh nghiệp Việt Nam với các gói cước tích hợp cực kỳ cạnh tranh, chất lượng dịch vụ và nội dung ngày càng hoàn thiện, cạnh tranh mạnh với truyền hình OTT và các dịch vụ THTT khác,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngoài việc phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành thị phần, thuê bao; THTT tại Việt Nam đang phải cạnh tranh với những dịch vụ THTT trên nền dịch vụ Internet mà Netflix là một đối thủ đánh gờm nhất. Bên cạnh Netflix, các ứng dụng xem THTT qua website, ứng dụng Android/IOS, TV Internet,… khác như: iflix (Malaysia), Danet (Việt Nam), Fim+ (Việt Nam), Clip Tv (Việt Nam) với những lợi thế về nội dung cung cấp, Việt hóa, cập nhật nội dung,… cũng khiến cho cuộc chiến cạnh tranh dành thị phần, thuê bao, doanh thu,… trên thị trường THTT của Việt Namthêm phần khó khăn cho các doanh nghiệp viễn thôngcung cấp dịch vụ truyền hình Internet.

1.2.2. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của 3 nhà dịch vụ viễn thông FPT, Viettel và VNPT:

Trên thị trường thành phố Huế hiện nay có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình nhưng nổi bật nhất vẫn là ba ông lớn: FPT, VNPT và Viettel với các sản phẩm dịch vụ truyền hình lần lượt là truyền hình FPT Play Box, VNPT SmartBox 2 và xMio Viettel.

Hình 2. Bảng so sánh với các loại TV Box của những nhà sản xuất Việt Nam khác (Nguồn:Internet)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2. So sánh 3 truyền hình dịch FPT Play Box, VNPT SmartBox và xMio Viettel FPT Play Box VNPT SmartBox xMio Viettel Điểm mạnh + Thiết kế đẹp, bắt

mắt

+ Thiết kế đẹp, bắt mắt

+ Tương thích với nhiều loại TV kể cả dòng TVđời cũ + Tích hợp nhiều dịch vụ miễn phí từ FPT

+ Thao tác sử dụng đơn giản, dễ dàng

+ Dễ dàng kết nối với chuột và bàn phím để biến tivi thành chiếc máy tính

+ Hỗ trợ Karaoke 6 số, âm thanh 5.1 + Kho phim HD phong phú

+ Thiết kế đẹp, sang trọng, chắc chắn.

+ Giá thiết bị phù hợp với phân khúc thiết bị chính hãng.

+ Tính năng phát wifi hotspot tiện lợi.

+ Cho phép người dùng thoải mái cài đặt thêm các ứng dụng yêu thích từ kho Google Play;

hay hoặc trực tiếp từ file APK

Điểm yếu + Không cho phép người dùng thoải mái cài đặt thêm các ứng dụng yêu thích từ kho Google Play; hay hoặc trực tiếp từ file APK

+ Tốc độ xử lý chưa tốt

+ Ít kênh truyền hình miễn phí

+Số lượng kênh ít

(Nguồn: tác giả)