• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thừa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

5. Kết cấu bài khóa luận

1.5 Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Thừa

1.5.1 Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam

Tốc độ phát triển của nển kinh tế thế giới ngày càng tăng không những về mặt tốc độ mà còn cảquy mô. Dịch vụ ngân hàng là một trong những ngành dịch vụquan trọng có tầm ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thành công của tiến trình hộp nhập thếgiới. Thời gian qua, chất lượng dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển theo xu hướng tích cực song vẫn còn mang tiêu cực, chưa mang tính đồng nhất trong hệthống và chưa tạo ra những tiện ích thực sự đối với các trường hợp tiếp cận và sửdụng dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những kết quả đạt được

Số lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp ngày càng đa dạng và số lượng các ngân hàng thương mại tham gia cung cấp ngày càng tăng lên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, cách mạng công nghệ 4.0 làm thay đổi hoàn toàn kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống và trải nghiệm khách hàng đang dần trở thành xu hướng vượt trội.Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh đã thayđổi cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng lưới bán hàng và cách thiết kếsản phẩm dịch vụcủa ngân hàng. Như vậy thời gian tới phần lớn doanh thu của ngân hàng bán lẻ là nhờ vào các trang website, điện thoại di động hay ứng dụng trên máy tính bảng.

Việc đầu tư cho cơ sởhạtầng, công nghệ thông tin đã có sựphát triển vượt bậc, tạo cơ sở quan trọng cho việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, phát triển các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụkhách hàng.

Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại đã có sựcải thiện đáng kể, đây là cơ sở quan trọng để các ngân hàng thương mại có nguồn lực để áp dụng công nghệ tiên tiến nhằm phát triển các dịch vụngân hàng hiện đại.

Những mặt hạn chế

Mặc dù trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã có nhiều cải thiện về chất lượng và số lượng dịch vụ, tuy nhiên hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn mang tính đơn điệu, chủ yếu dựa vào cho vay trong khi hoạt động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro. Đối với thị trường thẻ, thìđã vàđang được đánh giá là tiềm năng thì hoạt động vẫn mang tính rời rạc.

Vấn đề quản trị rủi ro vẫn còn nhiều bất cập, chưa có đủ các biện pháp phòng chống gian lận, bảo mật. Những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này là do nhiều yếu tốkhách quan và chủquan. Do nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng hiện đại còn thiếu, chưa có tính chuyên nghiệp cao, kỹ năng xử lý chưa hoàn thiện và đồng bộ. Mặc khác một phần do thói quen ưa thích sửdụng tiền mặt của người dân nên làm kìm hãm sựphát triển của dịch vụngân hàng hiện đại.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5.2 Thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế với 6 ngân hàng thương mại quốc doanh, 15 ngân hàng thương mại cổ phần, 7 quỹ tín dụng nhân dân,.. hiện diện trên địa bàn, là cơ sở để Thừa Thiên Huế hướng đến một trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng trong tương lai.

Năm 2017, trong điều kiện kinh tế- xã hội của tỉnh còn khó khăn, chỉ tiêu pháp lệnh giao về thu ngân sách trên địa bàn khá cao, nhưng được sự lãnh chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của Bộ Tài chính-Tổng Cục thuế, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sựnỗlực vượt qua khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, của hộcá nhân kinh doanh; sựphối hợp chặt chẽcủa các cấp, ngành cùng với sựnỗlực phấn đấu của cán bộ, công chức ngành thuế, nên Cục Thuế tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thu ngân sách nhà nước giao. Tính tới tháng 9/2018 tổng thu ngân sáchước 9 tháng đạt 5.476,1 tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán năm, tăng8,5%. Tổng chi ngân sách ướcđạt 6.174 tỷ đồng, bằng 61,89% dựtoán.

Năm 2018, Cục Thuếtỉnh được BộTài chính giao thu là 6.015,6 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao là 6.060 tỷ đồng, mục tiêu toàn ngành phấn đấu hoàn thành vượt tối thiểu 5%

dựtoán pháp lệnh và tỷlệnợ đọng thuế đạt dưới 5%. Đểphấn đấu hoàn thành vượt tối thiểu 5% dự toán pháp lệnh giao trong năm 2018, Cục Thuếtỉnh sẽ chủ động rà soát, đánh giá để tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh các chủ trương, giải pháp để đôn đốc thu kịp thời các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu;

đồng thời đềxuất cơ chế, chính sách, cải cách hành chính nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh,thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế đã quán triệt, tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của UBND tỉnh về các giải pháp tiền tệ nhằm bảo đảm cho hệ thống các TCTD cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động ổn định và phát triển bền vững, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh nhà.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng nguồn vốn huy động đến cuối tháng 9/2018 ước đạt42.300 tỷ đồng, tăng 9,3% so với đầu năm; tổng dư nợtín dụng ước đạt43.700 tỷ đồng, tăng 10,1%.Đến nay nợxấu ởmức820 tỷ đồng,tỷlệnợxấu/dưnợtín dụnglà 2,0%.

Vượt qua những khó khăn thách thức, đồng thời duy trì và phát huy những kết quả đạt được, toàn thể cán bộ, công chức, người lao động ngành Ngân hàng Thừa Thiên Huế tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, đoàn kết, đồng lòng khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụcủa từng đơn vị và của Ngành, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2018, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. (Theo kết quảhoạt động củaNgân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế).