• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ

1.3. Cơ sở thực tiễn

Giáo dục và Đào tạo luôn đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìakhóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ởViệt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thếgiới, chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Kinh doanh trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay được coi là một trong số những ngành có cơ hội rộng mở và tốc độ tăng trưởng với nhu cầu học tập rất cao.

Theo một khảo sát nghiên cứu thị trường 08/2017 của Taylor Nelson cho biết, khoảng 47% chi tiêu của người dân Việt Nam được dành cho giáo dục. Như vậy có thể thấy, người dân Việt Nam đangngày càng ý thức được vai trò của việc học tập[24].

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong những năm qua, hoạt động Giáo dục và Đào tạo đang ngày càng được xem trọng và quan tâm nhiều hơn. Cùng với việc nâng cao trình độ học vấn và phát triển nhân cách cho các thế hệ học sinh, việc Giáo dục và Đào tạo cũng góp phần đắc lực vào việc đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có một bộ phận là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng cho nhu cầu về lao động trên thị trường cùng với những thay đổi không ngừng.

Người tiêu dùng đang ngày càng sáng suốt hơn trong việc lựa chọn bất kỳ một sản phẩm dịch vụ nào. Một trong số đó không thể thiếu đó là dịch vụ giáo dục. Việc cân nhắc và xem xét trước khi lựa chọn một dịch vụgiảng dạy luôn được xem xét một cách cẩn thận. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự nở rộ của internet cùng với hệthống cơ sở hạtầng giáo dục hiện đại, thì việc học tập trở không quá khó khăn.

Tuy nhiên, để đưa ra quyết định lựa chọn cho mình hoặc người thân một khóa học, một môi trường học tập lý tưởng và hữu ích thường lại không hề đơn giản, nó bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giáo dục phải đáp ứng được sựkỳ vọng của khách hàng. Và để làm được điều này, doanh nghiệp phải hiểu rõ những yếu tốnào có sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ của học viên. Qua đó nhằm điều chỉnh, cải thiện chất lượng, bổsung các dịch vụ.v.v.phù hợp với yêu cầu của họ. Vềvấn đề này, đã có một sốcông trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước như:

Trong nghiên cứu của Phan ThịThanh Thủy và Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) về

“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn theo học chương trìnhđào tạo có yếu tố nước ngoàiở trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” cho thấy 7 nhóm nhân tố:

(1) Nhóm tham khảo;

(2) Sựphù hợp với sở thích và năng lực cá nhân;

(3) Danh tiếng của chương trình;

(4) Lợi ích học tập;

(5) Cơ hội nghềnghiệp;

(6) Chi phí học tập;

(7) Hoạt động truyền thông của ĐHKT Huế.

Là những yếu tố có sự ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn theo học và những

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghềnghiệp. Và có sựkhác biệt vềmức độ ảnh hưởng của các nhóm sinh viên là khác nhauở một sốyếu tố.

Nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010) đã đề xuất: “Mô hình khung khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại học của sinh viên tại Malaysia”. Kết quảnghiên cứu đã chỉra rằng quyết định chọn trường Đại học của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố:

- Thứnhất là“Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường Đại học” bao gồm: vị trí; chương trình đào tạo; danh tiếng; cơ sởvật chất; chi phí học tập; hỗtrợ tài chính; cơ hội việc làm.

- Thứ hai là “Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm:

quảng cáo; đại diện tuyển sinh, giao lưu với các trường phổ thông; thăm viếng khuôn viên trường Đại học.

Ngoài ra, còn có một sốnghiên cứunhưcủa Chapman D. W (1981) về “Mô hình lựa chọn đại học của sinh viên” và Nguyễn Thanh Phong (2013) về “Yếu tốquyết định chọn Trường Đại học Tiền Giang của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”,...

Có thếthấy rằng nghiên cứu vềquyết định hành vi lựa chọn một dịch vụgiáo dục là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa cho các trường học/ trung tâm/ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, giúp họ nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của học viên từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụmới bổsung, xây dựng các chính sách và kế hoạch marketing đạt hiệu quả. Đồng thời là căn cứ để tiếp cận và phục vụhọc viên một cách tốt nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế