• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực tiễn sản xuất ngành Dệt May và tiền lương người lao động trên địa bàn

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn về tiền lương

1.2.1. Thực tiễn sản xuất ngành Dệt May và tiền lương người lao động trên địa bàn

Theo bản tin của Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế Quý III/2018 Dệt May hiện nay đang là ngành xuất khẩu chủlực của Tỉnh Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp dệt may đã và đang tranh thủ tận dụng tốt những cơ hội để gia tăng xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại tựdo mà Việt Nam đã tham gia.

Trong thời gian vừa qua, ngành Dệt may Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 2011 – 2017 là 18%/năm) hiện nay trên địa bàn có hơn 50 doanh nghiệp dệt may đang hoạt động, với năng lực sản xuất hơn 500 triệu sản phẩm may mặc và 92.000 tấn sợi/năm, quy mô lớn nhất trong 15 tỉnh, thành phố khu vực miền trung – Tây Nguyên và đóng góp khoảng 42,6% giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may và 41.6% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của cả khu vực.

Bên cạnh đó, do tỉnh Thừa Thiên Huế có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻvà là một trong những Trung tâm giáo dục đào tạo của cả nước.

Ngành Dệt May đóng góp quan trọng nhất vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong thời gian qua cũng tăng mạnh. Nếu như năm 2006 mới chỉ có 06 doanh nghiệp xuất khẩu thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 32 doanh nghiệp dệt may đang có hoạt động xuất khẩu, trong đó có nhiều doanh nghiệp với quy mô khá lớn như Công ty trách nhiệm hữu hạn Hanesbrands, Công ty Scavi Huế, CTCP Dệt May Huế, các doanh nghiệp sản xuất sợi.... Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô khá như Hanesbrands Việt Nam Huế với tổng vốn thực hiện 35,2 triệu USD, quy mô 7000 lao động, công ty Scavi Huế với tổng vốn thực hiện 11,1 triệu USD, quy mô 1.200 lao động.... hiện có 07 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, nhưng đây là khu vực luôn dẫn đầu trong việc đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu của tỉnh, chiếm 59% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may với 46% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Với tình hình sự vượt bật của ngành Dệt May hiện tại của Tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên theo đánh giá Ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, tình hình việc làm, đời sống của công nhân lao động các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.

Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, thu hẹp sản xuất hoặc giải thể. Tiền lương, tiền công của công nhân lao động tiếp tục tăng theo lộ trình, nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu đời sống. Thu nhập bình quân của lao động khối doanh nghiệp nhà nước là 4,5 –5 triệu đồng/người/tháng; doanh nghiệp Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4,5 triệu đồng/người/tháng;

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan về vấn đề nghiên cứu

Quản lý tiền lương là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản trị nhân lực. Thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đối với NLĐ và giúp nâng cao năng suất hiệu quảcông việc.

Trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về tiền lương.

Trong số đó tiêu biểu là một sốbài nghiên cứu của Adam Smith, W.Petty, K.Mark,...

Trong “Lý luận về kinh tế hàng hóa” Adam Smith đưa ra quan điểm rằng tiền lương là thu nhập của NLĐ, gắn với lao động của họ. Ông cho rằng tiền lương không

Trường Đại học Kinh tế Huế

là điều kiện kinh tế- xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng, quan hệcung– cầu trên thị trường lao động, tương quan lực lượng giữa người sử dụng lao động và NLĐ trong cuộc đấu tranh của NLĐ đòi tăng lương. Ngoài ra, tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộkinh tếbởi nó sẽ làm tăng năng suất lao động.

Tuy nhiên, A.Smith và các nhà kinh tế học cổ điển khác không chỉ ra được bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động, họ cho rằng tiền lương là giá cả của lao động. Đến sau này trong quyền I bộ “Tư bản” (Phần 6 chương 17-20), K.Mark đã vạch rõ sự biến tướng của giá cả và giá trị sức lao động thành hàng hóa sức lao động chứ không phải là giá cảcủa lao động như A.Smith quan niệm.

Nghiên cứu của Lê Duy Đồng (2000), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề tài cấp Nhà nước đó là “Luận cứkhoa học cho xây dựng đề án tiền lương mới”.

Đề tài đã nêu lên bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết tiền lương nhằm đảm bảo công bằng xã hội, quán triệt nguyên tắc thị trường và nguyên tắc công bằng xã hội trong việc xác định mức lương tối thiểu, cơ chếtiền lương trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phương pháp nghiên cứu hayphân tích đểlàm tiền đềcho kết luận và đưa ra giải pháp.

Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp” của tập thể tác giả: ThS. Huỳnh Thị Nhân, TS. Phạm Minh Huân và TS. Nguyễn Hữu Dũng (2009) đãđề tập đến vấn đề công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập.

Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội trong phân tiền lương và thu nhập, đánh giá thực trạng về đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương, thu nhập và đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, thu nhập. Tuy nghiên, đề tài chưa đưa ra một số các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho đề tài của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Luận án đã hệthống hóa được một sốvấn đềlý luận vềtiền lương và cơ chếtrả lương;

hiện trạng cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay của Việt Nam, các giải pháp hoàn thiện cơ chếtrả lương tạo động lực phát triển kinh doanh phù hợp với cơ chếthị trưởng.

Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này đang nghiên cứu ở tầm vĩ mô mà chưa nghiên cứu chuyên sâu vềtiền lương trong từng doanh nghiệp cụthể. Ngoài ra, các bài nghiên cứu này cũng đã khá lâu, đã lạc hậu về thời gian và không phù hợp với bối cảnh hiện tại của Việt Nam.

Đề tài kế thừa, tổng hợp có chọn lọc những kiến thức, nghiên cứu của các đề tài đi trước vềmảng tiền lương tại các doanh nghiệp và có thêm những ý tưởng mới đểcó thểphù hợp với bối cảnh của các doanh nghiệp hiện nay.

Đềtài liệt kê thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty đồng thời đưa ra nhận xét, ưu điểm và nhược điểm vềcông tác quản lý của Công ty. Tuy đây là một đề tài khóa luận cấp trường, nhưng tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổphần Dệt May Phú Hòa An.

Tác giả hy vọng đề tài này sẽ giúp Quý công ty có một nhìn nhận tổng quát về tình hình tiền lương thời gian hiện tại của Công ty đểbổsung và xây dựng hệthống lương thời gian dần áp dụng xuống xưởng sản xuất sản phẩm theo định hướng của Công ty.