• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu đo lường động lực làm việc của người lao động

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận

1.7 Các chỉ tiêu đo lường động lực làm việc của người lao động

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn

SVTH : Hoàng Thị Kiều Trinh – K48 - QTKD 24

1.7 Các chỉ tiêu đo lường động lực làm việc của người lao động

lương phải đảm bảo đúng những yêu cầu và nguyên tắc cơ bản để tránh khiến cho người lao động bất mãn.

- Tiền thưởng là một khoản tiền khác làm tăng thêm thu nhập cho lao động để khuyến khích họ phấn đấu làm việc tích cực hơn, kích thích họ làm việc tốt hơn mức tiêu chuẩn đề ra. Khi nhân viên đạt được kết quả cao, nhà quản trị phải biết và có biện pháp khen thưởng nhanh chóng, kịp thời. Để tiến hành khen thưởng nhân viên, nhà quản lý phải chú ý đề ra chính sách khen thưởng rõ ràng như điều kiện thưởng, mức thưởng không được quá cao và cũng không nên quá thấp, các hình thức thưởng đa dạng,.. để việc khen thưởng không gây sự mất công bằng đối với các nhân viên khác.

- Phúc lợi là khoản thù lao gián tiếp dưới dạng các hỗ trợ cho cuộc sống như bảo hiểm, lương hưu, du lịch, tiền thưởng cho những ngày nghỉ lễ, phương tiện đi lại,… Phúc lợi được chia làm hai loại đó là: phúc lợi bắt buộc ( như bảo hiểmy tế, lương hưu,..) và phúc lợi tự nguyện như ( bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động, hỗ trợ tiền mua nhà, mua xe ..) Phúc lợi giúp làm tăng uy tín của doanh nghiệp, góp phần nâng cao đời sống vật chất, khiến người lao động tin tưởng, gắn bó lâu dài hơn với tổ chức. Đặc biệt nó còn làm giảm thiêt các gánh nặng của xã hội về việc chăm lo cho đời sống cá nhân của người lao động như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

1.7.3 Bố trí và sắp xếp công việc

Bố trí là sự phân công, sắp đặt lao động vào các vị trí phù hợp, mục đích của việc bố trí công việc là làm phát huy đúng và tối đa năng lực của người lao động. Nếu công việc được phân công đúng người sẽ tạo điều kiện cho người có năng lực ngồi vào vị trí thích hợp, đúng với sở trường của họ. Tuy nhiên, mỗi người khác nhau sẽ có những sở thích, năng lực khác nhau như người thích công việc chủ động, linh hoạt; người thì thích công việc theo quy củ, nề nếp. Do đó, nhà quản lý cần phải hiểu rõ đặc điểm, đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên để từ đó giao đúng người đúng việc, chỉ cần một yếu tố sai sót thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cả tổ chức.

Đại học kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn

SVTH : Hoàng Thị Kiều Trinh – K48 - QTKD 26

1.7.4 Sự hứng thú trong công việc

Sự hứng thú phụ thuộc vào sự hấp dẫn của công việc, sự hấp dẫn của công việc bao gồm sự phù hợp với sở thích, năng lực của nhân viên; mức độ thử thách công việc đem tới; khả năng sáng tạo của công việc,.. Sự hứng thú có ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất và chất lượng làm việc của nhân viên. Do đó, nhà quản lý cần phải tạo ra những thách thức trong công việc, đề ra những mục tiêu rõ ràng để người lao động biết nên và phải làm gì. Từ đó chất lượng công việc sẽ đi lên và hơn nữa, người lao động sẽ trung thành lâu dài với doanh nghiệp.

1.7.5Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Thăng tiến là quá trình người lao động được thăng cấp lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp, điều này có nghĩa các lợi ích vật chất sẽ được tăng lên. Thăng tiến tạo cơ hội cho người lao động phát triển bản thân, nâng cao uy tín, địa vị xã hội và quyền lực của họ. Nếu chính sách thăng tiến của doanh nghiệp công bằng thì nhân viên sẽ có động lực, nỗ lực làm việc để được đề bạt lên vị trí mới; thu hút lao động giỏi đến với doanh nghiệp;

ngược lại nếu chính sách thăng tiến thiếu công bằng, không công khai thì thì nhân viên sẽ trở nên uể oải, lười biếng, thậm chí từ bỏ doanh nghiệp. Thăng tiến chính là mục tiêu lớn

’Maslow, đây chính là nhu cầu cấp cao nhất của con người, gọi là nhu cầu “ tự hoàn thiện ”.

1.7.6 Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên

Mối quan hệ là những yếu tố liên quan đến cách hành xử , thái độ với đồng nghiệp tại nơi làm việc. Người lao động dành phần lớn thời gian có mặt tại nơi làm nên nếu mối quan hệ đồng nghiệp tốt, họ sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú và đó cũng là động lực để họ tích cực làm việc hơn. Mối quan hệ giữa các nhân viên tốt đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong công việc, sẽ giúp công việc tiến hành thuận lợi, đạt kết quả cao. Ngược lại, nếu thường xảy ra mâu thuần , xung đột thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy không thoải mái, khó khăn trong giao tiếp và kéo theo chất lượng công việc cũng sụt giảm đáng kể. Đối chiếu vào tháp nhu cầu của Maslow ta thấy yếu tố

Đại học kinh tế Huế

mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên chính là “ nhu cầu xã hội ” và là nhân tố duy trì trong học thuyết hai nhân tố của Herzberg.