• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lí luận

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động

Dù xét ở phương diện nào thì các học thuyết nói về các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực đều xoay quanh 3 đặc điểm cơ bản đó là:

Hình 3 :Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 1.6.1 Đặc điểm của cá nhân

- Nhu cầu cá nhân : nhu cầu là những đòi hỏi, nguyện vọng của con người xuất phát từ những sinh hoạt trong cuộc sống. Mỗi người có một bậc thang nhu cầu khác nhau từ các nhu cầu bậc thấp như ăn, mặc, ở,… đến những nhu cầu bậc cao như học tập,mối quan hệ, giải trí,... Chính những nhu cầu tạo ra động lực để họ hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. Ở các thời điểm khác nhau thì con người có một hệ thống nhu cầu khác nhau, muốn

Tạo động lực Đặc điểm cá

nhân

Đặc điểm công việc

Đặc điểm tổ chức

Đại học kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn

SVTH : Hoàng Thị Kiều Trinh – K48 - QTKD 22

- Giá trị cá nhân: giá trị cá nhân là trình độ,hình ảnh của người đó trong tổ chức hay xã hội, là những điều người lao động cảm thấy có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân. Tất cả các quyết định và hành vi của con người, thậm chí là cách thức ta đưa ra quyết định đều phụ thuộc vào giá trị cá nhân. Khi người lao động cảm thấy giá trị cá nhân và tổ chức đồng nhất thì họ sẽ có động lực để làm việc.

- Quan điểm và thái độ của con người đối với công việc : đây là cách thức người lao động nhìn nhận về công việc của họ. Từ đó nhà quản lý có thể biết được thái độ của nhân viên đối với công việc là yêu thích hay không yêu thích và đề ra những biện pháp làm người lao động có thái độ tích cực hơn nhằm nâng cao năng suất và chất lượng công việc.

- Đặc điểm cá nhân : Mỗi cá nhân có những đặc điểm sinh lý khác nhau bao gồm tuổi tác, tính cách, giới tính, tình trạng hôn nhân gia đình,… những yếu tố trên đều có tác đến động lực làm việc của cá nhân đó. Vì vậy, nhà quản lý phải nắm rõ những đặc điểm đó để có những phương án tạo động lực phù hợp.

- Năng lực cá nhân: năng lực là kiến thức chuyên môn, khả năng làm việc, khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Năng lựcgiúp người lao động tạo động lực hoàn thành công việc nhanh chóng và có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có thể hiểu rõ năng lực của bản thân, điều này yêu cầu nhà quản lý phải biết khơi dậy những khả năng trong mỗi người lao động và giúp họ tin tưởng vào năng lực của mình.

1.6.2 Đặc điểm của công việc

Một công việc yêu thích, có tính thách thức cao, phù hợp với năng lực sẽ tạo động lực, sự hứng thú, khả năng sáng tạo của người lao động hơn là một công việc nằm ngoài khả năng và công việc lặp đi lặp lại.

Ngoài tính chất công việc thì vị trí công việc và tiềm năng phát triển nghề nghiệp cũng là những vấn đề được người lao động quan tâm. Một công việc không được mọi người tôn trọng, khó khăntrong việc phát triển thì rõ ràng rất khó để tạo động lực cho

Đại học kinh tế Huế

người lao động. Ngược lại, một công việc hấp dẫn, có cơ hội phát triển cao thì chắc chắn sẽ tác động mạnh mẽ đến động cơ lao động của nhân viên.

Do đó, đặc điểm công việc đóng vai trò quan trọng đến động lực làm việc của người lao động, vì vậy nhà quản lý cần phải thiết kế công việc mới mẻ hơn, tạo thêm những thách thức mới nhằm mang đến cảm giác hứng thú cho người lao động, giúp họ phát triển hết khả năng của mình khi thực hiện công việc đó.

1.6.3 Đặc điểm tổ chức

- Tác phong lãnh đạo: những người trong bộ máy quản lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của nhân viên. Người quản lý luôn quan tâm, động viên, chia sẽ kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ tạo động lực cho nhân viên say mê làm việc hơn là những quản lý độc tài, luôn bắt nhân viên làm theo ý của mình.

- Văn hóa tổ chức: một môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ, thân thiện thì sẽ làm cho người lao động cảm thấy hứng thú hơn với công việc. Văn hóa doanh nghiệp giúp gắn kết mọi người lại với nhau, hành động vì mục tiêu chung của tổ chức.

- Chính sách quản lý của tổ chức: bao gồm các quy định, chính sách thưởng phạt, thi đua

… hệ thống chính sách phải xây dựng trên nền tảng công bằng, công khai và rõ ràng.

- Đặc điểm công nghệ: Một tổ chức có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ kích thích sự yêu thích, hưng phấn làm việc của nhân viên hơn một tổ chức với trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu.

- Môi trường làm việc : bao gồm vị trí, không gian nơi làm việc; vệ sinh nơi làm việc, ánh sáng, bày trí trang thiết bị,… Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hiệu quả và tinh thần làm việc của người lao động. Vì vậy nhà quản lý cần tạo một môi trường tốt nhất cho ngườilao động phát huy hết khả năng của mình.

Đại học kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn

SVTH : Hoàng Thị Kiều Trinh – K48 - QTKD 24

1.7 Các chỉ tiêu đo lường động lực làm việc của người lao động