• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH

2.1. Khái quát về Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.4. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Toàn bộ quy trình nghiệp vụ cho vay tại Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế đối với KH được chia thành 2 giai đoạn và 7 bước tác nghiệp chính gồm có:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

Bước 1: Hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nhân viên tín dụng phải hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn NH, kiểm tra hồ sơ vay vốn và giao dịch với KH, đối tác. Bộ hồ sơ vay vốn gồm: Hồ sơ pháp lý (đăng kí kinh doanh, điều lệ, bảng thông tin…); hồ sơ tài chính (báo cáo tài chính, chi tiết các khoản mục…); hồ sơ hoạt động kinh doanh (các hợp đồng đầu vào, đầu ra đã và đang thực hiện); hồ sơ vay vốn (phương án, hợp đồng kinh doanh, dự án đầu tư lần này); hồ sơ TSĐB (sổ đỏ, đăng kí xe, CMND chủ sở hữu…). Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Trong bước này, các nhân viên tín dụng cần kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của Hội sở Agribank chi nhánh Thừa Thiên Huế. Sau đó, cần báo cáo Trưởng phòng xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.

Bước 2: Thẩm định. Trong bước này yêu cầu các phòng nghiệp vụ, nhân viên tín dụng phải chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra, đánh giá hồ sơ vay vốn của KH gồm 3 nội dung chính: thẩm định về năng lực pháp lý của KH, năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của KH, tính khả thi của phương án lần này: KH có khả năng thực hiện không, có rủi ro gì, có khả năng trả nợ cho NH không. Nhân viên tín dụng làm tờ trình đề xuất gửi lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc được ủy quyền để tiến hành thẩm định và ra thông báo phê duyệt hay từ chối cho vay.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, phán quyết tín dụng. Sau khi thống nhất kết

Trường Đại học Kinh tế Huế

lại hồ sơ tín dụng; tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan để bổ sung vào tờ trình (nếu cần thiết) và sau đó trình lãnh đạo xem xét quyết định.

Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay và quản lý tín dụng

Bước 4:Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng. Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện liên quan, nhân viên tín dụng sẽ soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay trình kiểm soát cho ý kiến chỉnh sửa.

Sau khi có ý kiến đồng ý của kiểm soát về dự thảo hợp đồng, nhân viên tín dụng trao đổi với KH về điều kiện hợp đồng, chú ý phải thống nhất với phương án cho vay đã được lãnh đạo phê duyệt. Khi đã thống nhất với KH về các điều kiện hợp đồng, nhân viên tín dụng trình dự thảo cuối cùng đã được KH đồng ý lên kiểm soát; kiểm soát kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đúng với các điều kiện đã được lãnh đạo phê duyệt. Trình lên lãnh đạo xem xét và tiến hành kí hợp đồng với KH trước sự chứng kiến của cả 2 bên cùng công chứng viên. Hợp đồng được lập thành ít nhất 3 bản chính: 1 bản lưu hồ sơ tín dụng, 1 bản làm căn cứ cho kế toán hạch toán, 1 bản KH giữ.

Bước 5: Giải ngân vốn vay. Nhân viên tín dụng phối hợp với các bộ phận có liên quan bao gồm phòng kế toán, thanh toán quốc tế để giải ngân hoặc thanh toán theo yêu cầu của KH. Hình thức phát tiền vay, giải ngân gồm có: Thanh toán chuyển khoản trên địa bàn hoặc trong lãnh thổ quốc gia theo yêu cầu của KH. Thanh toán quốc tế theo yêu cầu của KH. Việc sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp đến người thụ hưởng sẽ đảm bảo KH sử dụng vốn vay đúng mục đích, hạn chế rủi ro cho NH.

Bước 6: Giám sát, theo dõi khoản vay; thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh. Mục đích của việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay là kịp thời phát hiện các hành vi sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay đã cam kết để NH có các biện pháp xử lý thích hợp. Có thể kiểm tra qua hồ sơ chứng từ giải ngân, kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra tại hiện trường nơi KH đang triển khai phương án, dự án vay vốn để xem xét kiểm tra tình hình. Cần phải theo dõi chặt chẽ về việc KH có trả nợ gốc và lãi đầy đủ theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

đề phát sinh rất đa dạng, việc xử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm:

Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn; xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi; xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng; xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay;

khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán; xử lý các phát sinh khác.

Bước 7: Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ. Khi KH đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình, nhân viên tín dụng lập biên bản giao trả TSĐB nợ vay trình kiểm soát, kiểm soát trình lãnh đạo ký phê duyệt. Sau mỗi hợp đồng tín dụng, NH cần đánh giá mức độ hài lòng của KH đối với các hợp đồng tín dụng đã dược thanh lý và cần rút kinh nghiệm những điểm thực hiện chưa tốt để hoàn thiện và chỉnh sửa cho các hợp đồng tín dụng tiếp theo.

Giải ngân vốn vay

Giám sát, theo dõi khoản vay;

thu nợ và xử lý các vấn đề phát sinh Th c hiện cho vay và quản lý tín dụngThẩm định vàxét duyệt Thẩm định

Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng Trình duyệt hồ sơ vay vốn,

phán quyết tín dụng

Tất toán khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.5. Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Hội sở