• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vấn đề kết hợp phẫu thuật cắt thành xương và lấy mỡ tổ

Chương 4. BÀN LUẬN

4.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật giảm áp hốc mắt

4.3.4. Vấn đề lựa chọn phương pháp phẫu thuật

4.3.4.2. Vấn đề kết hợp phẫu thuật cắt thành xương và lấy mỡ tổ

Mục đích của phẫu thuật giảm áp hốc mắt là lấy bớt đi các tổ chức phần mềm chứa đựng trong hốc mắt và/hoặc cắt các thành xương để tăng thể tích hốc mắt nhằm giải phóng chèn ép thị thần kinh, giảm độ lồi mắt và các biểu hiện khác ở mắt do chèn ép mạch máu gây ra.

Về mặt phương pháp, phẫu thuật hạ áp hốc mắt được chia làm hai phương pháp chính là:

- Phương pháp thứ nhất là lấy mỡ tổ chức hốc mắt mà không cắt thành xương (orbital fat decompression) của Olivari, Kazim, Trokel và một số tác giả khác được sử dụng rộng rãi trong thập kỷ 80 [102]. Tác giả Olivari ủng hộ kỹ thuật này với mong muốn giảm tỉ lệ song thị sau mổ (theo lý thuyết nếu cắt thành xương sẽ làm di lệch vị trí nhãn cầu gây nên song thị) [102].

Tuy nhiên trong một nghiên cứu năm 2003 tổng kết kinh nghiệm qua 20 năm phẫu thuật giảm áp bằng đường mổ đi qua mi để lấy mỡ hốc mắt (thực hiện trên 3000 trường hợp), nhóm tác giả Olivary thông báo tỉ lệ song thị mới mắc lên tới 22,2% [115]. Năm 2003 tác giả Adenis và cộng sự công bố một nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lấy mỡ giảm áp hốc mắt của Olivari thì tỉ lệ song thị mới mắc sau phẫu thuật tăng cao tới 32% [9]. Dựa trên những kết quả của các nghiên cứu này, Adenis và cộng sự kết luận rằng nguy cơ của song thị mới mắc sau mổ bằng phương pháp lấy mỡ giảm áp hốc mắt cũng ngang bằng với mức nguy cơ của phẫu thuật cắt thành xương để giảm áp hốc mắt [9]. Về

lượng mỡ trung bình lấy được trong phẫu thuật cũng rất khác nhau. Con số đó Olivari và cộng sự là 5,9 ml [115], Adenis và cộng sự là 4,7 ml, trong khi đó của Strokel và cộng sự chỉ là 1,8 ml. Tác giả Wu và cộng sự trong một nghiên cứu trên 222 mắt của người châu Á được điều trị bằng phẫu thuật lấy mỡ để giảm áp hốc mắt qua đường mổ lật toàn bộ mi dưới đã lấy được lượng mỡ trung bình là 3,6 ml. Các tác giả lý giải những kết quả song thị và mức giảm độ lồi trung bình thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của Adenis và cộng sự là do sự khác nhau về phương pháp phẫu thuật và giải phẫu hốc mắt của người châu Á và châu Âu [145]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng mỡ lấy bỏ trung bình của nhóm 22 mắt được chỉ định do lồi mắt là 1,35 ml  0,31 ml và của nhóm 43 mắt được chỉ định do chèn ép thị thần kinh là 0,63 ml  0,24 ml.

Lượng mỡ lấy được ít nhất là 0,3 ml và nhiều nhất là 2 ml. Chúng tôi nhận thấy lượng mỡ lấy bỏ của chúng tôi gần tương đương của tác giả Trokel (1,8 ml) [131] và thấp hơn so với của tác giả Adenis và cộng sự (3,6 ml) [9].

Lý giải sự khác nhau này chúng tôi cũng đồng ý với nhận định của Wu và cộng sự là do sự khác nhau về phương pháp phẫu thuật, về tình trạng của bệnh mắt trước phẫu thuật và giải phẫu hốc mắt của người châu Á và châu Âu [145]. Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng phẫu thuật lấy mỡ để giảm áp hốc mắt chỉ nên chỉ định trong những trường hợp lồi mắt thể mỡ mức độ vừa và có tích mỡ quanh mi mắt. Khi lồi mắt mức độ nặng hoặc có chèn ép thị thần kinh thì phẫu thuật cắt thành xương cần được sử dụng phối hợp như ý kiến của một số tác giả khác [103], [116].

- Phương pháp thứ hai là giảm áp bằng cắt thành xương hốc mắt (“bony”

decompression) được chỉ định cho những trường hợp lồi mắt nặng hoặc có biểu hiện chèn ép thị thần kinh tại đỉnh hốc mắt. Tùy theo số lượng thành xương được cắt và đường vào hốc mắt mà cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Việc chọn lựa cắt thành trong hốc mắt để điều trị chèn ép thị thần

kinh tại đỉnh hốc mắt được đa số các tác giả nhất trí bởi vì phần lớn bệnh nhân bị bệnh thị thần kinh là do chèn ép thị thần kinh tại đỉnh hốc mắt do các cơ vận nhãn phì đại. Phẫu thuật mở rộng đỉnh hốc mắt bằng cách cắt thành trong của hốc mắt là một phương pháp điều trị có hiệu quả, ngay lập tức làm giảm áp lực chèn ép thị thần kinh [72], [82], [83]. Tiếp theo là cắt thành dưới hay thành ngoài để giảm độ lồi mắt. Hiện nay cắt thành trong và thành ngoài được các phẫu thuật viên vùng Bắc Mỹ ủng hộ với lý do (về mặt lý thuyết) là giảm được độ di lệch của nhãn cầu sau mổ (nếu cắt thành dưới thì nhãn cầu bị tụt xuống xoang hàm) từ đó làm giảm tỉ lệ song thị mới mắc sau mổ. Tuy vậy vẫn chưa có đủ số liệu nghiên cứu để chứng minh rằng tỉ lệ song thị sau phẫu thuật khi cắt thành trong và thành ngoài thấp hơn khi cắt thành trong và thành dưới [44]. Do đó phẫu thuật cắt thành trong và thành dưới hốc mắt vẫn được đa số các phẫu thuật viên tại châu Âu sử dụng [44].

Một lý do quan trọng của việc lựa chọn kỹ thuật (lấy mỡ hay cắt thành xương và nếu cắt thành xương thì cắt những thành nào) căn cứ chủ yếu vào tỉ lệ song thị sau mổ. Tuy nhiên tỉ lệ này rất khó so sánh giữa các nghiên cứu do có sự khác nhau rất nhiều về bệnh nhân trong các nghiên cứu, trong xác định mức độ nặng của bệnh trước mổ, về đường mổ, vị trí và tổng số xương hoặc mỡ được lấy đi và về phương pháp dùng để tính tỉ lệ song thị sau mổ trong nghiên cứu. Vì những lý do này mà Paridaens và cộng sự năm 2006 đã đưa ra một phương pháp tính tỉ lệ song thị mới và áp dụng để tính toán lại tỉ lệ song thị trong 35 nghiên cứu được công bố từ năm 1980 tới năm 2004 của 32 tác giả (bảng 4.1 trích dẫn từ [112]) với mục đích là để lựa chọn ra kỹ thuật có tỉ lệ song thị sau mổ thấp nhất.

Bảng 4.1: Tỉ lệ song thị sau mổ giảm áp hốc mắt của các kỹ thuật khác nhau. So sánh tỉ lệ song thị được thông báo của từng tác giả và tỉ lệ song thị được tính lại

theo cách tính của Paridaens.

Tác giả

(năm) Kỹ thuật a

Chỉ định Song thị Chèn

TTK

Lồi

mắt Tổng Tác giả

Tính lại b DeSanto

(1980) Qua xoang hàm 194 ? 55%

6 ? 67%

Shorr (1982)

Qua xoang hàm 15 44% *

Qua kết mạc 35 32% *

McCord (1985)

Qua da mi 58 4% ?

Qua xoang hàm 12 33% ?

Shorr (1986)

Qua xoang hàm 28 14 42 22% 64%

Qua kết mạc ? ? 17 12% 17%

Fells (1987)

Qua xoang hàm 15 ? 27%

Đường Lynch 14 ? 79%

Warren

(1989) Qua xoang hàm 302 3 305 67% ?

Leatherbarrow (1991)

Qua hàng chân tóc mai (Cắt 3 thành xương)

8 2 10 ? 50%

Garrity

(1993) Qua xoang hàm 217 211 428 64% *

Trokel (1993)

Lấy mỡ hốc mắt (qua da mi)

? ? 81 ? 3%

Lyons (1994)

Đường Lynch / Đường qua mi / Đường lật toàn bộ mi

34 18% ?

Tjon

(1994) Qua xoang hàm 20 55 75 46% *

Fatourechi

(1994) Qua xoang hàm 34 73% *

Hutchison

(1995) Qua da mi 33 6% *

Kalmann (1997)

Đường chân tóc mai

(cắt 3 thành xương) 125 3% 8%

McNab (1997)

Đường Lynch / Đường qua kết mạc / Đường qua da mi (cắt 2 hoặc 3 thành)

21 12 33 30% 8%

Paridaens (1998)

Qua da mi 29 0% *

Đường chân tóc mai 41 14% *

Ulualp

(1999) Qua mũi / Qua kết mạc 1 14 15 0% ?

Shorr

(2000) Qua cục lệ / Qua kết mạc 4 11 15 0% ? Goldberg

(2000)

Đường chân tóc mai 2 11 13 33% *

Đường qua cục lệ / Qua kết mạc / Qua mi

Tác giả

(năm) Kỹ thuật a

Chỉ định Song thị Chèn

TTK

Lồi

mắt Tổng Tác giả

Tính lại b Kazim

(2000)

Lấy mỡ hốc mắt

(qua da mi) 5 0% *

Tallstedt

(2000) Qua xoang hàm 40 23 63 51% *

Paridaens (2000)

Qua kết mạc

(cắt 2 và 3 thành) 6 13 19 13% *

Seiff

(2000) Qua xoang hàm (có cải biên) 5 10 15 0% * Unal

(2000)

Qua da mi (cắt thành ngoài)

+ Qua mũi 14 0% *

Michel

(2001) Qua mũi 78 ? 58%

Liao (2001)

Qua xoang hàm 23 21% *

Qua kết mạc / Đường Lynch

/ Qua cục lệ 45 10% *

Kikkawa (2002)

Qua da mi (cắt thành ngoài) + Lấy mỡ  Qua kết mạc và qua cục lệ (cắt thành dưới và thành trong)

? ? 23 9% 25%

Metson (2002)

Qua mũi 24 29% 44%

Qua mũi (có cải biên) 13 0% 0%

Unal (2003)

Qua da mi + Qua mũi (cắt thành ngoài + thành trong) + Lấy mỡ

11

18

0% *

Qua da mi + Qua mũi + Qua

kết mạc (cắt 3 thành) 7 57% *

Shaefer (2003)

Qua kết mạc và qua mũi

(cắt sàn và thành trong) 16 25 41 ? 24%

Roberts

(2003) Qua mũi 8 15 23 22% 57%

Vaseghi (2003)

Qua da mi + Qua mũi (cắt thành trong + thành ngoài  thành dưới

10 16 26 12% ?

Graham (2003)

Qua cục lệ hoặc qua mũi

(cắt thành trong) 22 18 40 10% 15%

Cruz (2003)

Qua kết mạc + Qua cục lệ

(2 thành) ? ? 29 14% *

Đường chân tóc mai (3 thành) ? ? 24 17% * Paridaens

(2004) Qua kết mạc (cắt 2 và 3 thành) 79 14% *

24 0% *

aCắt hai thành xương, trừ khi có chú thích khác.

b Tính lại tỉ lệ song thị theo cách tính của Paridaens.

? Không có thông tin hoặc không đủ thông tin để tính toán

* Tỉ lệ song thị sau khi tính lại giống như thông báo của tác giả nghiên cứu.

Thống kê của tác giả Paridaens (bảng 4.1) cho thấy nhiều phương pháp phẫu thuật giảm áp khác nhau (về đường vào, số lượng thành xương được cắt và có hay không kết hợp lấy mỡ hốc mắt) đã được áp dụng và tỉ lệ song thị công bố của mỗi tác giả cũng khác nhau [112]. Sau khi tính toán lại thì nhóm sử dụng đường vào hốc mắt đi qua xoang hàm để cắt thành hốc mắt có tỉ lệ song thị sau mổ cao nhất (từ 27% tới 79%) trong khi đó nhóm sử dụng đường vào hốc mắt để cắt thành xương qua kết mạc cùng đồ dưới có tỉ lệ song thị sau mổ thấp nhất (từ 0% tới 32%). Tác giả đưa ra kết luận nên dùng đường phẫu thuật vào hốc mắt qua kết mạc mi dưới và nếu cần mở rộng ra góc mắt ngoài (đường mổ lật toàn bộ mi dưới) trong phẫu thuật giảm áp hốc mắt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi dùng đường mổ lật toàn bộ mi dưới để phẫu thuật vào trong hốc mắt cắt hai thành trong và thành ngoài hốc mắt kết hợp lấy mỡ hốc mắt thì tỉ lệ song thị sau phẫu thuật của nhóm bệnh nhân có chỉ định do chèn ép thị thần kinh là 28,57% và nhóm có chỉ định do lồi mắt là 12,5%. Tỉ lệ song thị sau mổ của chúng tôi cũng nằm trong giới hạn như đã được công bố của Paridaens ( từ 0% tới 32%) [112].

Trong thực tế, có những trường hợp không hoàn toàn xác định được rõ ràng bệnh mắt Basedow là “thể mỡ” hay là “thể cơ” để từ đó lựa chọn phương pháp phẫu thuật nếu chỉ dựa vào những dấu hiệu khám lâm sàng [44]. Khi đó chúng tôi phải đánh giá dựa trên phim chụp CT hốc mắt.

Chúng tôi đã gặp cả ba hình ảnh trên những bệnh nhân nghiên cứu: “thể hỗn hợp” phì đại cả tổ chức cơ và tổ chức mỡ hốc mắt (hình 4.1), “thể mỡ” phì đại tổ chức mỡ là chủ yếu (hình 4.2) và “thể cơ” phì đại tổ chức cơ vận nhãn là chủ yếu (hình 4.3).

Hình 4.1. Phim chụp CT của BN số 24 bị bệnh mắt Basedow cho thấy cơ vận nhãn phì đại mức độ vừa và tổ chức mỡ hốc mắt

cũng phì đại. (Trên) chụp Axial.

(Dưới) chụp Coronal

Hình 4.2. Phim chụp CT của BN số 62 bị bệnh mắt Basedow và có lồi mắt nặng cho thấy cơ vận nhãn chỉ phì đại mức độ nhẹ và

phì đại tổ chức mỡ hốc mắt là chủ yếu.

(Trên) chụp Axial. (Dưới) chụp Coronal

Hình 4.3. BN số 7 bị bệnh mắt Basedow và có biểu hiện giảm thị lực nhiều.

Phim chụp CT cho thấy cơ vận nhãn phì đại mức độ nặng chèn ép vào thần kinh thị giác tại đỉnh hốc mắt dẫn tới giảm thị lực. Tổ chức mỡ hốc mắt phì đại rất ít.

(Trái) chụp Axial. (Phải) chụp Coronal

Về mặt lâm sàng thì những mắt được chỉ định phẫu thuật hầu như không có mắt nào trong nghiên cứu chỉ có đơn lẻ một triệu chứng. Thậm chí có những mắt hội đủ cả 5 triệu chứng (lồi mắt, hạn chế vận động cơ vận nhãn, giảm thị lực, viêm loét giác mạc, tổn thương thị trường) (bảng 3). Nếu tính theo số lượng các triệu chứng thì lồi mắt gặp nhiều nhất (59 mắt = 90,76%), đứng thứ 2 là giảm thị lực (47 mắt = 72,30%) , thứ 3 là hạn chế vận động của cơ vận nhãn (25 mắt = 38,46%), tổn hại thị trường có 12 mắt trên 34 mắt được đo (35,2%) và thấp nhất là loét giác mạc 5 mắt (7,69%). Độ lồi nặng dẫn tới nguy cơ hở giác mạc gây viêm loét giác mạc. Thị lực giảm là dấu hiệu lâm sàng cảnh báo nguy cơ thị thần kinh bị chèn ép. Hạn chế vận động của cơ vận nhãn gây nên lác hoặc song thị là dấu hiệu lâm sàng của phì đại và xơ hóa cơ vận nhãn (nguy cơ gây tăng nhãn áp và chèn ép thị thần kinh tại đỉnh hốc mắt). Một nghiên cứu hồi cứu 428 mắt tại trung tâm Mayo Clinic cho thấy: chỉ định phẫu thuật giảm áp do chèn ép thị thần kinh chiếm

51%, do viêm tổ chức hốc mắt nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa là 27%, do lồi mắt nặng là 21% và do tác dụng phụ của glucocorticoid toàn thân nên bệnh nhân phải chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật là 1% [13].

Như vậy, mắt được chỉ định phẫu thuật do thị thần kinh bị chèn ép thì yếu tố lồi mắt cũng cần được xem xét tới cũng như mắt được chỉ định phẫu thuật do lồi mắt nặng cũng có thể bị chèn ép thị thần kinh ở các mức độ khác nhau. Do đó không thể áp dụng riêng từng kỹ thuật cho mỗi bệnh nhân mà phải kết hợp các kỹ thuật lại để mang lại kết quả điều trị tốt nhất [13]. Đó là lý do chúng tôi sử dụng cùng một kỹ thuật (lấy mỡ hốc mắt kết hợp cắt thành trong và thành dưới xương hốc mắt) để giảm áp hốc mắt cho cả hai nhóm.

Theo tác giả Martin thì xu hướng phẫu thuật hiện nay là cắt bỏ thành trong và thành dưới hốc mắt bằng đường đi qua kết mạc mi dưới hoặc qua bờ mi dưới và kết hợp với lấy mỡ tổ chức hốc mắt để giảm áp [97]. Lý do là vì kỹ thuật này quen thuộc với các nhà nhãn khoa (không phải đi qua xoang hàm hoặc xoang sàng với sự trợ giúp của phẫu thuật viên tai mũi họng) và giúp giảm được tỉ lệ song thị sau phẫu thuật so với phương pháp đi vào hốc mắt qua xoang hàm [97].

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng đường mổ lật toàn bộ mi dưới đi vào cắt thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt giúp đưa ra một số kết luận như sau.

1. Kết quả của phẫu thuật giảm áp trong điều trị bệnh mắt Basedow:

 Nhóm phẫu thuật do chèn ép thị thần kinh thị lực tăng trung bình 2 hàng và nhóm phẫu thuật do lồi mắt thị lực tăng trung bình 1 hàng trên bảng Snellen. Không có trường hợp nào giảm thị lực sau mổ

 Độ lồi mắt của nhóm chỉ định do chèn ép thị thần kinh giảm trung bình là 2,32mm  1,01mm và nhóm chỉ định do lồi mắt nặng là 3,27mm  0,55mm sau phẫu thuật.

 Phù đĩa thị hết hoặc giảm sau mổ 7 ngày trên 91,4% mắt có hình ảnh phù đĩa thị trước mổ. Những mắt có hình ảnh đĩa thị bạc màu trước mổ thì hình ảnh bạc màu đĩa thị không cải thiện nhưng cũng không xấu hơn.

 Nhãn áp được giảm sau phẫu thuật hạ áp trên những bệnh nhân trước mổ có tăng nhãn áp.

 Mức độ co rút mi dưới và mức độ lệch mi dưới được cải thiện trong 47,7% các trường hợp.

 Tỉ lệ song thị sau mổ nặng lên hoặc mới xuất hiện của nhóm chỉ định do chèn ép thị thần kinh là 28,57% và nhóm chỉ định do lồi mắt nặng là 12,5%.

 Biến chứng chảy máu sau mổ là 9,09%, quặm mi dưới sau mổ là 4,54%, tái viêm sau mổ là 2,2% và hay gặp nhất là tê bì vùng chi phối cảm giác của thần kinh hàm trên là 36,36%. Các biến chứng đều không trầm trọng và dễ xử lý.

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật:

 Tình trạng viêm cần được điều trị tích cực trước mổ nếu mắt đang ở giai đoạn viêm và chỉ nên phẫu thuật khi mắt hết viêm. 4 bệnh nhân (9,09%) phẫu thuật khi mắt đang còn viêm thì đều có biến chứng chảy máu sau mổ.

 Tình trạng chèn ép thị thần kinh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh để tổn thương thị thần kinh không hồi phục. Trong nghiên cứu có 2 mắt trong nhóm 40 mắt (5%) được chỉ định phẫu thuât do chèn ép thị thần kinh sau mổ thị lực không tăng vì đĩa thị đã tổn thương.

 Lựa chọn phương pháp mổ cắt thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt là một phương pháp có nhiều ưu điểm:

- Có thể chỉ định trên mắt có chèn ép thị thần kinh (43 mắt) vì có cắt thành trong hốc mắt để giảm áp tại đỉnh hốc mắt.

- Độ lồi mắt được giảm tối đa do có sự kết hợp cùng lúc giảm áp bằng cách cắt thành xương và giảm áp bằng cách lấy mỡ tổ chức hốc mắt nên có thể chỉ định cho bệnh mắt Basedow mức độ nặng (22 mắt).

 Đường mổ để đạt được kết quả tốt nhất theo phương pháp đã chọn trên là đường mổ lật toàn bộ mi dưới vì:

- Bộc lộ được trường mổ rộng rãi để cắt thành trong và thành dưới hốc mắt và có thể dễ dàng cắt thêm thành thứ 3 (thành ngoài) trên những mắt mà cắt hai thành không đủ giảm độ lồi.

- Qua đường mổ này cân bao mi dưới được cắt góp phần điều trị co rút mi dưới sau phẫu thuật. Trước mổ lệch mi dưới mức độ nặng là 48 mắt (73,8%) sau mổ là 17 mắt (26,1%) với (p < 0,0001).

KIẾN NGHỊ

1. Những bệnh nhân có bệnh mắt Basedow mức độ nặng và mức độ đe dọa thị lực cần được phát hiện và điều trị sớm để bảo tồn thị lực dưới sự kết hợp chặt chẽ của cả bác sĩ thuộc chuyên khoa Nội tiết và bác sĩ thuộc chuyên khoa Mắt.

2. Tiếp tục nghiên cứu về điều trị lác, điều trị co rút mi cho bệnh nhân sau khi mắt đã được phẫu thuật giảm áp.

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Chiến Thắng (2013), “Phẫu thuật giảm áp hốc mắt bằng cắt thành xương thành trong và thành dưới hốc mắt kết hợp với lấy mỡ hốc mắt điều trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp”, Tạp chí y dược học quân sự, 3, tr. 132-136.

2. Nguyễn Chiến Thắng (2013), “Sử dụng đường mổ lật toàn bộ mi dưới trong phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt Basedow”, Tạp chí y dược học quân sự, 2, tr. 147-150.

3. Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Văn Đàm (2012), “Phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị bệnh mắt liên quan tuyến giáp”, Tạp chí nội tiết đái tháo đường, 8, tr. 252-255.

4. Nguyễn Chiến Thắng (2010), “Đánh giá hiệu quả của liệu pháp Glucocorticoid ở bệnh mắt Basedow giai đoạn viêm”, Y học Việt Nam, 376, tr. 115-119.

5. Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Văn Đàm (2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật giảm áp hốc mắt qua 31 trường hợp bệnh mắt Basedow mức độ nặng”, Tạp chí Y học Quân sự, 7, tr. 74-77.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Đàm, Hoàng Trung Vinh (2000), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu đánh giá triệu chứng lồi mắt ở 38 bệnh nhân Basedow được điều trị kết hợp thuốc kháng giáp và thuốc ức chế miễn dịch”, Kỷ yếu toàn văn công trình NCKH Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, Nxb Y học, Hà nội.

2. Nguyễn Văn Đàm, Hoàng Trung Vinh (2000), “Đặc điểm lâm sàng và kết quả bước đầu điều trị nội khoa bệnh lý mắt do Basedow”. Kỷ yếu toàn văn công trình NCKH Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, Nxb Y học, Hà nội.

3. Nguyễn Văn Đàm (2002), “Nhân một trường hợp phẫu thuật giảm áp hốc mắt điều trị giảm thị lực nặng do Basedow”, Báo cáo hội nghị khoa học nhãn khoa toàn quốc, Hà nội.

4. Phan Thanh Sơn, Trần Hữu Đàng, Hoàng Ngọc Chương (2004), “Đánh giá tổn thương mắt trên bệnh nhân Basedow theo bảng phân độ NOSPECS” , Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, (1), tr. 62-67.

5. Phan Thanh Sơn, Trần Hữu Đàng, Hoàng Ngọc Chương (2004), “Nghiên cứu độ lồi mắt qua thước đo độ lồi Hertel trên 31 bệnh nhân Basedow tại bệnh viện TW Huế”, Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, (1), tr. 68-72.

TIẾNG ANH

6. Acharya S.H, Avenell A, Philip S, et al (2008), " Radioiodine therapy (RAI) for Graves' disease (GD) and the effect on ophthalmopathy: a systematic review", Clin Endocrinol, 69, pp. 943-950.

7. Anderson RL, Tweeten JP, Patrinely JR, et al (1989),"Dysthyroid optic neuropathy without extraocular muscle involvement", Ophthalmic Surg , 20, pp. 568–74.

8. Adenis JP, Rober PY, Lasudry JGH, Dalloul Z (1998), "Treatment of proptosis with fat removal orbital decompression in Graves' ophthalmopathy", Eur J Ophthalmol, 8, pp. 246-252.

9. Adenis JP, Camezind P, Robert PY (2003), "Is incidence of diplopia after fat removal orbital decompression a predictive factor of choice of surgical technique for Graves' ophthalmopathy ?", Bull Acad Natl Med, 187, pp.

1649-1660.

10. Adams M, Montague CT and Prins JB, et al (1997), "Activators of peroxisome proliferator activated receptor Y have depot-specific effects on human preadipocyte differentiation", J Clin Invest, 100, pp. 3149-3153.

11. Bartalena L, Baldeschi L, Dickinson A, et al (2008), "Consensus statement of the European Group on Graves’orbitopathy (EUGOGO) on management of GO", European Journal of Endocrinology, 158, pp. 273-285.

12. Bartalena L, Marcocci C, Bogazzi F, et al (1998), "Relation between therapy for hyperthyroidism and the course of Graves ophthalmopathy", N Engl J Med, 338, pp. 73-78.

13. Bartalena L, Marcocci C, Pinchera A (1997), "Treating severe Graves’ophalmopathy", Bailliere’s Clin Endocrinol, 132, pp. 532-541.

14. Bartalena L, Marcocci C, Tanda ML, Rocchi R, Mazzi B, Barbesino G, Pinchera A (2002), "Orbital radiotherapy for Graves' ophthalmopathy", Thyroid, 12, pp. 245–250.

15. Bartalena L, Pinchera A, Marcocci C (2000), "Management of Graves' ophthalmopathy: reality and perspetives", Endocrine Reviews , 21, pp.

168–199.

16. Bartalena L, Marcocci C, Bogazzi F, et al (1989), "Use of corticosteroids to prevent progression of Graves' ophthalmopathy after radioiodine therapy for hyperthyroidism", New England Journal of Medicine , 321, pp. 1349–1352.

17. Bartalena L, Tanda ML, Piantanida E, et al (2004), "Relationship between management of hyperthyroidism and course of the ophthalmopathy", J Endocrinol Invest, 27, pp. 288-294.

18. Bartalena L, Marcocci C, Bogazzi F, et al (1998), "Relation between therapy for hyperthyroidism and the course of Graves' ophthalmopathy", N Engl J Med, 338, pp. 73-78.

19. Baldeschi L, Lupetti A, Vu P, et al (2007), "Reactivation of Graves' orbitopathy after rehabilitative orbital

decompression", Ophthalmology , 114, pp. 1395–1402.

20. Baldeschi L, MacAndie K, Hintschich C, et al (2005), "The removal of the deep lateral wall in orbital decompression: its contribution to exophthalmos reduction and influence on consecutive diplopia", American Journal of Ophthalmology , 140, pp. 642–647.

21. Baldeschi L, Wakelkamp IM, Lindeboom R, et al (2006), "Early versus late orbital decompression in Graves' orbitopathy: a retrospective study in 125 patients", Ophthalmology, 113, pp. 874–878.

22. Baldeschi L (2007), "Decompression surgery for thyroid-related orbitopathy: state of the art and unresolved issues", Springer, 9,pp. 143–151.

23. Baldeschi L, MacAndie K, Koetsier E, et al (2008), "The influence of previous orbital irradiation on the outcome of rehabilitative decompression surgery in Graves' ophthalmopathy", American Journal of Ophthalmology, 6, pp. 95-103.

24. Baldeschi L, Saeed P, Regensburg NI, et al (2010), "Traumatic neuroma of the infraorbital nerve subsequent to infero medial orbital decompression for Graves' orbitopathy", Eur J Ophthalmol, 20, pp. 481-484.

25. Bartley GB, Fatourechi V, Kadrmas EF, et al (1996), "Clinical features of Graves' ophthalmopathy in an incidence cohort", Am J Ophthalmol, 121, pp. 284-290.

26. Barrett L, Glatt HJ, Burde RM, Gado MH (1998), "Optic nerve dysfunction in thyroid eye disease", CT.Radiology, 167, pp. 503–507.

27. Ben Simon GJ, Schwarez RM, Mansury AM, et al (2005), "Minimally invasive orbital decompression: local anesthesia and handcarved bone", Arch Ophthalmol, 123, pp. 1671-1675.

28. Ben Simon GJ, Wang L, McCann JD, Goldberg RA (2004), "Primary-gaze diplopia in patients with thyroidrelated orbitopathy undergoing deep lateral orbital decompression with intraconal fat debulking : a retrospective analysis of treatment outcome", Thyroid, 14, pp. 379-383.

29. Birchall D, Goodall KL, Noble JL, Jackson A (1996), "Graves ophthalmopathy: intracranial fat prolapse on CT images as an indicator of optic nerve compression", Radiology, 200, pp. 123-127.

30. Bahn RS (2003), "Pathophysiology of Graves' ophthalmopathy the cycle of disease", J Clin Endocrinol Metab, pp.1939-1946.

31. Bahn R.S, Heufelder A.E (1993), "Pathogenesis of Graves ophthalmopathy", N Engl J Med, 329, pp. 1468-1475.

32. Bahn R.S, Dutton C.M, Natt N, et al (1998), "Thyrotropin receptor expression in Graves orbital adipose connective tissues potential autoantigen in Graves ophthalmopathy", J Clin Endocrinol Metab, 83, pp. 988-1002.

33. Baker G, Mazziotti G, C.von Ruhland, Ludgate M (2005), "Reevaluating thyrotropin receptor-induced mouse models of Graves disease and ophthalmopathy", Endocrinology, 146, pp. 835-844.

34. Cacia V, Soares-Welch, Vahab Fatourechi, et al (2003), "Optic neuropathy of Graves disease: results of transantral orbital decompression and long-term follow-up in 215 patients", Am J Ophthalmol, 136, pp. 433-441.

35. Cockerham KP, Pal C, Jani B (1997), “The prevalence and implications of ocular hypertension and glaucoma in thyroid-associated orbitopathy”, Ophthalmology, 104, pp. 914-917.

36. Crespi J, Rodriguez F (2007), "Intraocular pressure after treatment for thyroid-associated ophthalmopathy", Arch Soc Esp Oftalmol, 82, pp. 691-696.

37. Carrasco JR, Castillo I, Bilyk JR, et al (2005), "Incidence of infraorbital hypesthesia and sinusitis after orbital decompression for thyroid-related orbitopathy: a comparison of surgical techniques", Ophthal Plast Reconstr Surg, 21, pp.183-191.

38. Chang T.C, Liao S.L (2006), "Slow-release lanreotide in Graves' ophthalmopathy: a double-blind randomized, placebo-controlled clinical trial", Journal of Endocrinological Investigation , 29, pp. 413–422.

39. Daumerie C, Duprez T, Boschi A (2008), "Long-term follow-up of unilateral thyroid-associated orbitopathy", European J Intern Med, 19, pp.

531-536.

40. Drescher EP, Benedict WL (1950), "Asymmetric exophthalmos", Arch Ophthalmol, 44, pp. 109-128.

41. Dimal HP, Ramschak-Schwarzer S, Lax S, et al (1999), "Hyperthyroidism of Graves' disease evidence for only unilateral involvement of the thyroid gland in a 31-year-old female patient", J.Endocrinol Invest, 22, pp. 215-219.

42. Eckstein AK, Finkenrath A, Heligenhao A, et al (2004), "Dry eye syndrome in thyroid-associated ophthalmopathy lacrimal expression of TSH receptor suggests involvement of TSHR-specific autoantibodies", Acta Ophthalmol Scand, 82, pp. 291-297.