• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.4. Phân tích mô hình hồi quy

2.3.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA để khám phá các nhân tố mới có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc “Sự hài lòng chung”, nghiên cứu tiến hành hồi quy mô hình tuyến tính để xác định được chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mới này đến sự hài lòng chung của nhân viên.

mô hình hồi quy được xây dựng gồm các biến phụ thuộc là “Sự hài lòng chung” – SHLC và các biến độc lập được rút trích từ phân tích nhân tố khám phá EFA gồm 7 biến: “ Môi trường làm việc” – MTLV, “Bản chất công việc” – BCCV, “Đào tạo và thăng tiến” – DTTT, “Đồng nghiệp” – DONGNGHIEP,

“Lương thưởng” –LUONG, “ Phúc lợi” –PHUCLOI, “Lãnh đạo” –LANHDAO.

Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

SHLC= β0+ β1MTLV + β2BCCV + β3DTTT + β4DONGNGHIEP +β5LUONG + β6PHUCLOI + β7LANHDAO +ei

Dựa vào hệ số Bê – ta chuẩn hóa với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với mức độ ra sao, theo chiều hướng nào. Từ đó, làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính chất thuyết phục cao. Kết quả của mô hình hồi quy sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng chung của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – chi nhánh Huế.

Các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường làm việcđược các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

H2: Nhóm các nhân tố thuộc về bản chất công việc được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

H3: Nhóm các nhân tố thuộc vềđào tạovà thăng tiếnđược các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

H4: Nhóm các nhân tố thuộc vềđồng nghiệpđược các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

Trường ĐH KInh tế Huế

H5: Nhóm các nhân tố thuộc về tiền lương được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

H6: Nhóm các nhân tố thuộc vềphúc lợi được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.

H7: Nhóm các nhân tố thuộc về lãnh đạo được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao và ngược lại.2.3.4.3. Phân tích mô hình hồi quy

Phân tích hồi quy tuyến tính sẽ giúp chúng ta biết được chiều hướng và cường độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong giai đoạn phân tích hồi quy, nghiên cứu chọn phương pháp Enter, chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những nhân tố có mức ý nghĩa Sig. < 0,05. Những nhân tố nào có giá trị Sig. >0,05 sẽ bị loại khỏi mô hình và không phân tích nghiên cứu của nhân tố đó.

Kết quả phân tích hồi quy được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Hệsốphân tích hồi quy

Hệsố chưa chuẩn hóa Hệsốchuẩn hóa T Sig. VIF B Độlệch chuẩn Beta

Hằng số -0,245 0,28 -0,876 0,382

MTLV 0,048 0,038 0,066 1,26 0,21 1,108

BCCV 0,16 0,033 0,255 4,821 0,000 1,115

DTTT 0,033 0,032 0,054 1,027 0,306 1,096

DONGNGHIEP 0,203 0,038 0,278 5,281 0,000 1,111 LUONG 0,243 0,032 0,4 7,675 0,000 1,087 PHUCLOI 0,227 0,035 0,34 6,56 0,000 1,076 LANHDAO 0,141 0,033 0,218 4,264 0,000 1,043 (Nguồn: Kết quả điều tra xửlý SPSS của tác giả) Dựa vào kết quả của bảng trên ta có thể thấy giá trị Sig. ở các nhân tố “Môi trường làm việc”- MTLV là 0,21 lớn hơn 0,05; nhân tố “Đào tạo và thăng tiến” – DTTT là 0,305>0,05 và hằng số trong mô hình có giá trị Sig. là 0,382>0,05 nên bị loại khỏi mô hình và không được tiếp tục phân tích. Như vậy, ta có kết quả sau khi phân tích hồi quy như sau: Gía trị Sig. của các biến độc lập như sau: Nhân tố “Bản

Trường ĐH KInh tế Huế

chất công viêc”- BCCV, “ Đồng nghiệp” – DONGNGHIEP, “Lương thưởng”-LUONG, “Phúc lợi” - PHUCLOI, “Lãnh đạo” - LANHDAO đều có giá trị Sig. là 0,000.

Như vậy , phương trình hồi quy được xác định như sau:

SHLC = 0,255BCCV + 0,278DONGNGHIEP + 0,4LUONG +

0,34PHUCLOI+ 0,218LANHDAO + ei

Đề tài tiến hành các giả thuyết và giải thích ý nghĩa các hệ số Bê – ta như sau:

Chấp nhận H2: Nhóm các nhân tố thuộc về bản chất công việcđược các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao. Hệ số β2 = 0,255 có ý nghĩa là khi biến “ Bản chất công việc” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng chung” biến động cùng chiều với 0,255 đơn vị.

Chấp nhận H4: Nhóm các nhân tố thuộc về đồng nghiệp được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao. Hệ số β4 = 0,0,278 có ý nghĩa là khi biến “ Đồng nghiệp” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng chung” biến động cùng chiều với 0,278 đơn vị

Chấp nhận H5: Nhóm các nhân tố thuộc về tiền lương được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao. Hệ số β5= 0,4 có ý nghĩa là khi biến “ Lương thưởng” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng chung” biến động cùng chiều với 0,4 đơn vị.

Chấp nhận H6: Nhóm các nhân tố thuộc về phúc lợi được các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao. Hệ số β6 = 0,34 có ý nghĩa là khi biến “ Phúc lợi” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng chung” biến động cùng chiều với 0,34 đơn vị.

Chấp nhận H7: Nhóm các nhân tố thuộc về lãnhđạođược các nhân viên đánh giá càng cao thì sự hài lòng trong công việc cuả họ càng cao. Hệ số β7 = 0,218 có ý nghĩa là khi biến “ Lãnh đạo” thay đổi một đơn vị trong khi các biến khác không đổi thì “Sự hài lòng chung” biến động cùng chiều với 0,218 đơn vị.

Trường ĐH KInh tế Huế

Tóm lại mô hình có 5 yếu tố “Bản chất công việc”, “Đồng nghiệp”, “Lương thưởng”, “Phúc lợi”, “Lãnh đạo” tác động cùng chiều đếu sự hài lòng của nhân viên tại công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – chi nhánh Huế.

Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

Với kết quả thu được ở trên, ta có thể thấy nhân tố LUONG – “Lương thưởng”

có hệ số Bê – ta cao nhất bằng 0,4. Vì vậy, có thể kết luận: Nhân tố “Lương thưởng” có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của nhân viên trong công viêc tại Công ty TNHH TMTH Tuấn Việt – chi nhánh Huế. Tiếp đến, mức độ tác động từ lớn đến nhỏ lần lượt của các nhân tố là: PHUCLOI – “Phúc lợi”, DONGNGHIEP –

“Đồng nghiệp”, BCCV – “Bản chất công việc”, LANHDAO – “Lãnh đạo”.

Kết quả phản ánh đúng phần nào tình hình thực tế hiện tại của công ty, đa phần nhân viên hiện tại của công ty là nhân viên kinh doanh nên “Lương thưởng”

ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của các nhân viên. Do đó, đòi hỏi nhân viên cần có chính sách thay đổi mức lương phù hợp với các nhân viên nói chung và nhân viên kinh doanh nói riêng, để từ đó nhân viên có thể nâng cao năng suất làm viêc và đồng thời có sự hài lòng trong công việc cao hơn. Tuy nhiên công ty cũng không thể bỏ qua các yếu tố còn lại mà phải đưa ra các biện pháp ngắn hạn cũng như dài hạn.

a. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.9: Đánh giá độphù hợp của mô hình Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1 0,803 0,645 0,627 0,339 1,902

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý SPSS của tác giả) Dựa vào bảng kết quả phân tích trên, mô hình 5 biến độc lập có giá trị R Square hiệu chỉnh là 0,627 tức là: độ phù hợp của mô hình là 62,7%. Hay nói cách khác 62,7% độ biến thiên của biến phụ thuộc “Sự hài lòng chung” được giải thích bởi 5 nhân tố được đưa vào mô hình hồi quy. Bên cạnh đó, ta nhận thấy giá trị R Square hiệu chỉnh là 0,627 khá là cao (>50%), nghĩa là mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được coi là chặt chẽ.

Trường ĐH KInh tế Huế

b. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.10: Kiểm định ANOVA ANOVA

Model Sum of

Squares

df Mean

Square

F Sig.

1 Regression 29,58 7 4,226 36,849 0,000

Residual 16,284 142 0,115

Total 45,864 149

(Nguồn: Kết quả điều tra xửlý SPSS của tác giả) Từ kết quả ở trên cho ta thấy, kiểm định F cho giá trị P-value (Sig.) nhỏ hơn 0,05 nên đây là một mô hình phù hợp và có thể bác bỏ giả thiết “Hệ số xác định R bình phương bằng 0”. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với các biến độc lập giải thích được cho biến phụ thuộc. Như vậy mô hình hồi quy thu được rất tốt, các biến độc lập giải thích được khá lớn sự thay đổi của biến phụ thuộc “Sự hài lòng chung”.