• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ CẢM

2.2. Các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô

2.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính

2.2.4.2. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính

Phân tích hồi quy tuyến tính giúp ta biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy được thực hiện với biến phụ thuộc là giá trị cảm nhận của khách hàng và 4 biến độc lập: (1) Giá trị lắp đặt; (2) Giá trị cảm xúc;

(3) Giá trị nhân sự; (4) Giá trị xã hội.

Giá trị của các nhân tố được dùng để phân tích hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát. Phương pháp Enter (phương pháp đưa vào một lượt) được sử dụng để phân tích hồi quy.

Kết quả phân tích hồi quy được thực hiện qua bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.11: Mô tả kết quả phân tích hồi quy lần 1

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Ước lượng sai số chuẩn Durbin-Watson

1 .827a .684 .677 .33170 2.162

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Bảng 2.12: Hệ số hồi quy lần 1

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t Sig.

Đa cộng tuyến B Độ lệch

chuẩn Beta Tolerance VIF

1

(Hằng số) .100 .163 .616 .539

Giá trị lắp đặt .038 .030 .055 1.267 .207 .926 1.080 Giá trị cảm xúc .318 .030 .453 10.553 .000 .935 1.069 Giá trị nhân sự .231 .027 .356 8.437 .000 .964 1.038 Giá trị xã hội .299 .032 .409 9.343 .000 .896 1.117

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Qua kết quả kiểm định cho mô hình hồi quy bảng 2.12, với mức ý nghĩa 5% ta thấy 3 yếu tố “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” đều có Sig = 0.000

< 0.05. Tuy nhiên yếu tố “giá trị lắp đặt” có Sig. = 0.207 lớn hơn 0.05, do vậy ta tiến hành loại biến “giá trị lắp đặt” ra khỏi mô hình hồi quy lần 1 vì trọng số của biến này không có ý nghĩa thống kê.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sau khi loại biến “giá trị lắp đặt” thì ta phân tích hồi quy lần 2 bằng phương pháp Enter, kết quả thu được:

Bảng 2.13: Mô tả kết quả phân tích hồi quy lần 2

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Ước lượng sai số chuẩn Durbin-Watson

1 .825a .681 .676 .33224 2.188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh. Dựa vào bảng 2.13 mô tả kết quả phân tích hồi quy lần 2 ta thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.676 nhỏ hơn R2 là 0.681, chứng tỏ ở mức 0.676 mô hình hồi quy phù hợp với dữ liệu. Điều này có thể hiểu có 67,6% sự biến thiên của giá trị cảm nhận của khách hàng đối với xe ô tô được giải thích bởi các biến trong mô hình, còn lại 32,4% sự biến thiên của giá trị cảm nhận của khách hàng đối với xe ô tô được giải thích bởi các biến khác ngoài mô hình.

Bảng 2.14: Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy Mô hình Tổng bình

phương

Bậc tự do (df)

Trung bình

bình phương F Sig.

1

Hồi quy 43.552 3 14.517 131.518 .000b

Phần dư 20.421 185 .110

Tổng 63.973 188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Kiểm định độ phù hợp của mô hình ta dựa vào bảng 2.14, giá trị Sig. = 0.000 <

0.005 nghĩa là với mức ý nghĩa 5% các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết luận các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ đối với biến phụ thuộc “giá trị cảm nhận”.

Để đảm bảo mô hình có ý nghĩa thì ta cần kiểm tra về đa cộng tuyến và tự tương quan.Để có thể vận dụng được mô hình thì điều kiện là không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.15: Hệ số hồi quy lần 2

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

T Sig.

Đa cộng tuyến

B Độ lệch

chuẩn Beta Tolerance VIF

1

(Hằng số) .186 .148 1.257 .210

Giá trị cảm xúc .319 .030 .454 10.583 .000 .936 1.068 Giá trị nhân sự .234 .027 .361 8.573 .000 .972 1.029 Giá trị xã hội .309 .031 .422 9.895 .000 .947 1.056

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Căn cứ vào kết quản phân tích hồi quy lần 2 bảng 2.15, phương trình hồi quy với các yếu tố “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” đều có Sig. < 0.05 cho nên có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc “giá trị cảm nhận”.

Phương trình hồi quy tuyến tính (hệ số chưa chuẩn hóa) được thể hiện như sau:

CN = 0.319 CX + 0.234 NS + 0.309 XH + ei Trong đó:

CN: Giá trị cảm nhận của khách hàng CX: Giá trị cảm xúc

NS: Giá trị nhân sự XH: Giá trị xã hội

Từ phương trình hồi quy tuyến tính trên ta có thể thấy cả 3 yếu tố đều tác động thuận chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại Công ty TNHH Trung Sơn, với yếu tố giá trị cảm xúc (CX) có tác động mạnh nhất đến giá trị cảm nhận của khách hàng với hệ số 1 = 0.319, điều này có ý nghĩa là trong điều kiện nhân tố còn lại không đổi, nếu giá trị cảm xúc tăng lên 1 đơn vị thì làm cho giá trị cảm nhận của khách hàng tăng lên 0.319 đơn vị. Tương tự, giá trị xã hội tăng sẽ làm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng lên 0.309 đơn vị và giá trị nhân sự tăng lên 1 đơn vị sẽ làm tăng giá trị cảm nhận của khách hàng lên 0.234 đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy các hệ số hồi quy đều dương, nghĩa là có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng. Vì vậy, ta kết luận rằng các giải thuyết trong mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh là H2, H5 và H6 được chấp nhận,

Mô hình nghiên cứu chính thức sau khi đã hiệu chỉnh như sau:

Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh Các giả thuyết đã hiệu chỉnh:

H5: Giá trị cảm xúc có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại Công ty TNHH Trung Sơn.

H2: Giá trị nhân sự có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại Công ty TNHH Trung Sơn.

H6: Giá trị xã hội có tác động cùng chiều đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại Công ty TNHH Trung Sơn.

Kết quả nghiên cứu đã xác định được thang đo hoàn chỉnh trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại Công ty TNHH Trung Sơn gồm 9 biến quan sát thuộc 3 nhóm nhân tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng và 3 biến quan sát thuộc thành phần Giá trị cảm nhận của khách hàng.

Giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô tại

Công ty TNHH Trung Sơn Giá trị cảm xúc

Giá trị nhân sự

Giá trị xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.5. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô theo các đặc điểm cá nhân

Ta tiến hành thực hiện kiểm định xem mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận có sự khác nhau hay không giữa khách hàng có với các đặc điểm cá nhân khác nhau như: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, thương hiệu xe sử dụng thông qua hai kiểm định: Independent Samples T – test và phân tích phương sai ANOVA (Analysis of variance)

Kiểm định Independent Samples T – test được thực hiện nhằm so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu giữa hai đối tượng.

Phân thích phương sai ANOVA là sự mở rộng của kiểm định T vì phương pháp này so sánh trị trung bình của ba nhóm trở lên.

Nếu kết quả phân tích ANOVA cho thấy giá trị Sig. 0.05 nghĩa là có sự khác biệt về mức độ đánh giá của các yếu tố giữa các nhóm khách hàng có đặc điểm cá nhân khác nhau. Tiến hành sử dụng phương pháp phân tích sâu ANOVA nhằm tìm sự khác biệt về mức độ đánh giá là cụ thể ở nhóm nào

2.2.5.1. Kiểm định sự khác biệt theo giới tính

Ta tiến hành kiểm định theo phương pháp Independent Samples T – test để xem xét các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng giữa hai nhóm nam và nữ có khác nhau hay không.

Nhìn vào bảng ta thấy, Kiểm định Levene có giá trị Sig. của “giá trị cảm xúc”,

“giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” lần lượt bằng 0.541, 0.278 và 0.366 đều lớn hơn 0.05. Kết quả kiểm định t – test ở phần giả định phương sai bằng nhau có Sig. (2-tailed) của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” lần lượt là 0.156, 0.206 và 0.777 đều lớn hơn 0.05. Ngoài ra, giá trị kiểm định t – test ở phần giả định phương sai không bằng nhau Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” là 0.160, 0.199 và 0.773 > 0.05. Như vậy, ta có thể kết luận rằng ở độ tin cậy 95%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đánh giá “giá trị cảm xúc”,

“giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” giữa hai nhóm khách hàng nam và nữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.16: Kết quả kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo giới tính

Kiểm định

Levene Kiểm định t-test

F Sig. t df

Sig.

(2-tailed)

Sự khác biệt trung

bình

Sự khác biệt độ

lệch chuẩn

Độ tin cậy 95%

Thấp

hơn Cao hơn

Giá trị cảm xúc

Giả định phương sai

bằng nhau

.376 .541 -1.424 187 .156 -.18349 .12884 -.43766 .07069

Giả định phương sai không bằng

nhau

-1.416 116.383 .160 -.18349 .12961 -.44019 .07321

Giá trị nhân sự

Giả định phương sai

bằng nhau

1.183 .278 -1.270 187 .206 -.17764 .13983 -.45349 .09821

Giả định phương sai không bằng

nhau

-1.292 123.281 .199 -.17764 .13752 -.44985 .09457

Giá trị xã hội

Giả định phương sai

bằng nhau

.822 .366 -.283 187 .777 -.03526 .12456 -.28098 .21046

Giả định phương sai không bằng

nhau

-.290 125.237 .773 -.03526 .12175 -.27623 .20570

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) 2.2.5.2. Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi

Để kiểm định sự khác biệt về các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm xe ô tô theo từng độ tuổi khác nhau, ta tiến hành sử dụng phương pháp phân tích phương sau một nhân tố (One way ANOVA). Ở phần phân tích này với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 0.05). Ta có kết quả kiểm định Levene trong bảng như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.17: Kiểm định Levene của các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo độ tuổi

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

Giá trị cảm xúc 2.478 3 185 .063

Giá trị nhân sự 1.093 3 185 .353

Giá trị xã hội 2.130 3 185 .098

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Theo kết quả bảng 2.17 kiểm định Levene ta thấy Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” là 0.06, 0.353 và 0.098 đều lớn hơn 0.05, vì vậy ta kết luận rằng phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố “giá trị cảm xúc”,

“giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” giữa các độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2.18: Kết quả phân tích phương sai One way ANOVA kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng

theo độ tuổi Tổng các chênh lệch bình phương df

Trung bình các chênh lệch bình

phương

F Sig.

Giá trị cảm xúc

Giữa nhóm 1.343 3 .448 .645 .587

Trong nhóm 128.295 185 .693

Tổng 129.638 188

Giá trị nhân sự

Giữa nhóm .824 3 .275 .335 .800

Trong nhóm 151.536 185 .819

Tổng 152.360 188

Giá trị xã hội

Giữa nhóm .907 3 .302 .470 .704

Trong nhóm 119.003 185 .643

Tổng 119.909 188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kết quả phân tích One way ANOVA với Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” có giá trị lần lượt là 0.587, 0.800 và 0.704 > 0.05 nên ta có thể kết luận ở độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 0.05) không có sự khác biệt về mức độ đánh giá “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.

2.2.5.3. Kiểm định sự khác biệt theo nghề nghiệp

Để kiểm định sự khác biệt về các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo nghề nghiệp, ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (One way ANOVA). Với mức ý nghĩa 0.05 (độ tin cậy 95%), kết quả kiểm định Levene trong bảng 2.19 như sau:

Bảng 2.19: Kiểm định Levene của các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo nghề nghiệp

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

Giá trị cảm xúc 1.176 4 184 .323

Giá trị nhân sự 2.756 4 184 .029

Giá trị xã hội 1.785 4 184 .134

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Trong kiểm định Levene, Sig. của “giá trị cảm xúc” và “giá trị xã hội” lần lượt là 0.323 và 0.134 đều lớn hơn 0.05. Ta khẳng định phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố “giá trị cảm xúc”, “giá trị xã hội” giữa 4 nhóm nghề nghiệp không có sự khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, Sig. của “giá trị nhân sự” là 0.029 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt về phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của nhân tố giá trị nhân sự giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau.Trường hợp này vì phương sai khác nhau nên phương pháp kiểm định được sử dụng ở đây là Tamhane’s T2. Qua kết quả ở bảng kiểm định Post Hoc (Xem phụ lục) thì giá trị nhân sự theo nghề nghiệp có mức ý nghĩa quan sát Sig.

đều lớn hơn 0.05, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giá trị cảm nhận của khách hàng thuộc các nhóm có nghề nghiệp khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.20: Kết quả phân tích One way ANOVA kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo nghề nghiệp

Tổng các chênh lệch bình phương df

Trung bình các chênh lệch bình

phương

F Sig.

Giá trị cảm xúc

Giữa nhóm 2.745 4 .686 .995 .412

Trong nhóm 126.893 184 .690

Tổng 129.638 188

Giá trị nhân sự

Giữa nhóm 3.038 4 .760 .936 .444

Trong nhóm 149.322 184 .812

Tổng 152.360 188

Giá trị xã hội

Giữa nhóm .934 4 .233 .361 .836

Trong nhóm 118.976 184 .647

Tổng 119.909 188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Kết quả phân tích phương sai One way ANOVA kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo nghề nghiệp như bảng 2.20 có giá trị Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” là 0.412; 0.444 và 0.836 đều lớn hơn 0.05. Ta kết luận ở độ tin cậy 95% (với mức ý nghĩa 0.05) thì không có sự khác biệt về mức độ đánh giá giá trị cảm xúc, giá trị nhân sự và giá trị xã hội giữa các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau.

2.2.5.4. Sự khác biệt về thu nhập

Ta sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố One way ANOVA để kiểm định sự khác biệt về các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng với từng mức thu nhập khác nhau. Nhìn vào bảng kết quả kiểm định Levene với độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 0.05) ta có, Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” lần lượt bằng 0.888 và 0.082 và 0.439 đều lớn hơn 0.05. Do đó, kết luận phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của nhân tố “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” giữa các nhóm thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.21: Kiểm định Levene của các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo thu nhập

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

Giá trị cảm xúc .212 3 185 .888

Giá trị nhân sự 2.270 3 185 .082

Giá trị xã hội .907 3 185 .439

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Theo kết quả phân tích từ bảng 2.22 cho thấy giá trị Sig. của biến “giá trị cảm xúc” và “giá trị xã hội” lần lượt là 0.481 và 0.058 > 0.05. Vì vậy, ta kết luận rằng: với mức ý nghĩa 0.05 (độ tin cậy 95%), không có sự khác biệt về mức độ đánh giá “giá trị cảm xúc” và “giá trị xã hội” giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau

Bảng 2.22: Kết quả phân tích phương sai One way ANOVA kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng

theo thu nhập Tổng các chênh lệch bình phương df

Trung bình các chênh lệch bình

phương

F Sig.

Giá trị cảm xúc

Giữa nhóm 1.712 3 .571 .825 .481

Trong nhóm 127.926 185 .691

Tổng 129.638 188

Giá trị nhân sự

Giữa nhóm 6.336 3 2.112 2.676 .049

Trong nhóm 146.024 185 .789

Tổng 152.360 188

Giá trị xã hội

Giữa nhóm 4.736 3 1.579 2.536 .058

Trong nhóm 115.174 185 .623

Tổng 119.909 188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.5.5. Sự khác biệt về thương hiệu ô tô đang sử dụng

Ta sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố One way ANOVA có kết quả như sau:

Bảng 2.23: Kiểm định Levene của các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng theo thương hiệu xe đang sử dụng

Thống kê Levene df1 df2 Sig.

Giá trị cảm xúc 1.062 4 184 .377

Giá trị nhân sự .566 4 184 .687

Giá trị xã hội 2.736 4 184 .030

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Bảng 2.23, kiểm định Levene với độ tin cậy 95% ta có Sig. của “giá trị cảm xúc”

và “giá trị nhân sự” có giá trị là 0.377 và 0.687 > 0.05 nên ta có thể nhận xét phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của nhân tố giá trị cảm xúc và giá trị nhân sự giữa các nhóm thương hiệu ô tô không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, giá trị Sig. của “giá trị xã hội” = 0.030 < 0.05 cho thấy có sự khác biệt về phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của nhân tố giá trị xã hội giữa các nhóm thương hiệu ô tô khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.24: Kết quả phân tích phương sai One way ANOVA kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng

theo thương hiệu xe đang sử dụng Tổng các chênh

lệch bình phương

df

Trung bình các chênh lệch bình phương

F Sig.

Giá trị cảm xúc

Giữa nhóm 4.493 4 1.123 1.652 .163

Trong nhóm 125.144 184 .680

Tổng 129.638 188

Giá trị nhân sự

Giữa nhóm 2.609 4 .652 .801 .526

Trong nhóm 149.751 184 .814

Tổng 152.360 188

Giá trị xã hội

Giữa nhóm 1.826 4 .456 .711 .585

Trong nhóm 118.084 184 .642

Tổng 119.909 188

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Theo kết quả phân tích phương sai một nhân tố One way ANOVA theo bảng 2.24 cho thấy giá trị Sig. của “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” lần lượt bằng 0.163, 0.525 và 0.585 > 0.05. Kết luận ở độ tin cậy 95% (múc ý nghĩa 0.05) không có sự khác biệt về mức độ đánh giá “giá trị cảm xúc”, “giá trị nhân sự” và “giá trị xã hội” giữa các nhóm khách hàng đang sử dụng thương hiệu ô tô khác nhau.

Ta sử dụng phương pháp phân tích sâu ANOVA là kiểm định “sau” Post Hoc đối với nhân tố “giá trị xã hội”. Vì phương sai khác nhau nên phương pháp kiểm định được sử dụng ở đây là Tamhane’s T2. Qua kết quả ở bảng kiểm định Post Hoc (Xem phụ lục) thì “giá trị xã hội” theo thương hiệu xe đang sử dụng có mức ý nghĩa quan sát Sig. đều lớn hơn 0.05, cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm có thương hiệu xe đang sử dụng khác nhau.

Trường Đại học Kinh tế Huế