• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN

2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial

2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của

2.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng tới hoạt động kinh

Từ nay đến cuối năm 2019, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế tiếp tục triển khai một số hoạt động, thúc đẩy đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đồng thời thực hiện các nhiệm vụ của dự án sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch và phát triển du lịch địa phương.

Tỉnh đẩy mạnh liên kết chặt chẽ, hiệu quả với các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng như thị trường khách trọng điểm và tiềm năng. Thừa Thiên Huế đẩy mạnh thu hút đầu tư và sớm đưa các dự án du lịch trọng điểm vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả, đưa du lịch, dịch vụ thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2019, ngành Du lịch Huế đưa ra chỉ tiêu phấn đấu đạt từ 4,5 - 4,7 triệu lượt khách, tăng khoảng 8% so với năm 2018 (trong đó, khách quốc tế chiếm từ 40-45%), doanh thu du lịch phấn đấu đạt từ 4.700 - 4.900 tỷ đồng.

- Môi trường chính trị và pháp luật

Theo nghị quyết của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa di sản cố đô.

Mục tiêu năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Ngoài ra, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành một trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, quốc phòng an ninh được đảm bảo vững chắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao.

Luật Du lịch có hiệu lực từ tháng 1/2006 và đang được triển khai thực hiện trong cả nước, là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động du lịch.

Nhận thức và những quan điểm về du lịch cũng được nâng cao, cùng với công tác đổi mới bộ máy, năng lực quản lý của Nhà nước về du lịch, toàn bộ hệ thống kinh doanh thích nghi dần với cơ chế quản lý mới. Hoạt động du lịch hiện thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Thừa Thiên Huế phải bứt phá, tiên phong thành một trong những trung tâm trí tuệ của Việt Nam với thước đo mới, tư duy mới về cơ cấu kinh tế, vận dụng sáng tạo tri thức, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế phải rà soát quy hoạch đáp ứng với yêu cầu phát triển mới, phù hợp với tiêu chí thành phố xanh, hiền hòa, lấy sông Hương, núi Ngự làm điểm nhấn, tham khảo thêm tư vấn nước ngoài để hoàn thiện quy hoạch theo hướng mở và dài hạn, hướng tới nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn cảnh quan, môi trường sống.

Đồng thời, huy động, sử dụng tốt mọi nguồn lực cho đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến trình phát triển địa phương, trước hết là vốn cho giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án trọng điểm, cấp bách bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, các dự án thuộc đề án “Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang -Cầu Hai”, các tuyến giao thông đối ngoại tạo động lực, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, các dự án an sinh, hạ tầng xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa,…

Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, khuyến khích, phát huy tính sáng tạo, sáng kiến của tập thể, quan tâm phát triển doanh nghiệp, triển khai thực hiện tốt các cuộc vận động về văn hóa công sở, chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ phát triển kinh tế và du lịch, nhất là đào tạo tiếng Anh cho cộng đồng, gìn giữ cảnh quan, môi trường, duy trì và xây dựng hình ảnh người dân Huế thân thiện, hiếu khách.

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm giảm nghèo bền vững, làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo, Tỉnh phải là địa phương đi đầu trong thực hiện cuộc vận động phòng, chống rác thải nhựa, bỏ thói quen sử dụng túi nilông, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn,…

Văn hóa hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cư xử của khách hàng, ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hóa bên trong của doanh nghiệp.

Văn hóa quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.

- Môi trường tự nhiên

Vùng ven bờ Thừa Thiên Huế chiếm 30% diện tích và hơn 70% dân số toàn tỉnh.

Với lợi thế, tiềm năng về tài nguyên biển, đầm phá, tỉnh đang có nhiều cơ hội để phát

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển đa lĩnh vực du lịch, hàng hải, thủy sản, khoáng sản, giao thông,… Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý biển và hải đảo, Thừa Thiên - Huế đã và đang xây dựng cho mình những kế hoạch trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế biển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa, khắc phục tác động xấu của thiên tai và biến đổi khí hậu, bảo vệ, khôi phục đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

Để bảo vệ và phát huy hiệu quả tiềm năng, vị thế của một địa phương có biển, Thừa Thiên Huế đề ra mục tiêu xây dựng và quảng bá thương hiệu biển với các nhóm thương hiệu từ các sản vật tự nhiên hoặc sản phẩm thủ công truyền thống gắn với biển, đảo và đầm phá có giá trị tiêu dùng, uy tín, chất lượng. Ngoài ra, tỉnh còn hình thành các khu dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, các địa điểm và quần thể tham quan ven biển, đảo, đầm phá có giá trị văn hóa, lịch sử và thương mại,… Thực hiện mục tiêu này, bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền giúp cộng đồng có thái độ ứng xử tích cực, thân thiện với biển, các cấp, ngành, địa phương ven biển cũng đang tập trung ưu tiên khai thác, phát triển theo hướng chia sẻ, gìn giữ và bảo vệ.

Có thể kể đến những nỗ lực của Thừa Thiên Huế trong việc triển khai Chương trình Quản lý tổng hợp dải ven biển vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ những năm qua và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam 2020 tầm nhìn 2030. Tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 và đề án “Quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững ven biển Thừa Thiên - Huế đến năm 2025”.

- Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Điều kiện kỹ thuật - công nghệ đang ngày càng phát triển, nó được ứng dụng hầu hết vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mang đến nhiều lợi ích về chất lượng, tiến độ sản xuất,…

Đầu tư vào kỹ thuật - công nghệ sẽ mang lại nhiều lợi ích và thuận tiện, ví dụ:

thủ tục Boocking phòng hay check in, check out, thay vì khách hàng phải đến trực tiếp khách sạn để đặt phòng thì có thể đặt qua các trang mạng, cũng như quá trình hoàn tất thủ tục đặt / trả phòng cho khách được thực hiện nhanh chóng hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kỹ thuật - công nghệ như là một yếu tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh thông qua hai mặt:

+ Thứ nhất, công nghệ làm xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh sẽ bị các đối thủ cạnh tranh lấy cắp và thay thế. Công nghệ càng phát triển thì vòng đời của sản phẩm càng ngắn lại.

+ Thứ hai, công nghệ tự bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Doanh nghiệp cần liên tục áp dụng các công nghệ mới để cải tiến sản phẩm dịch vụ nếu không muốn bị lạc hậu và thay thế bởi các sản phẩm dịch vụ của đối thủ.

Môi trường vi mô

-Ganh đua từ các đối thủ hiện có

Sau 14 năm đi vào hoạt động, Khách sạn Imperial Huế đã gây dựng thương hiệu uy tín, là một trong những khách sạn 5 sao đầu tiên và nổi tiếng của Huế, có giá tri thương hiệu trong và ngoài nước.

Hiện nay, thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Huế ngày càng mở rộng. Đối thủ trực tiếp của Khách sạn Imperial Huế là Khách sạn Indochine Palace, Khách sạn La Residence, Pilgrimage Village Boutique Resort & Spa, Vedana Lagoon Resort & Spa,…

Các khách sạn và resort 5 sao không ngừng được nâng cấp và phát triển để có thể cạnh tranh với nhau. Điều này gây nên khó khăn trong việc đổi mới, mở rộng sản phẩm dịch vụ của khách sạn.

Khách sạn Imperial Huế đã thu hút được một số lượng lớn khách hàng, trong đó có những khách hàng trung thành vì trong tiềm thức khách hàng, khách sạn có thương hiệu, chất lượng phục vụ tốt và hoạt động lâu năm mà không phải khách sạn nào cũng có được.

Khách sạn Imperial Huế luôn phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và duy trì ổn định vị thế của mình trên thị trường nên giảm thiểu được sự tác động của các đối thủ cạnh tranh.

Đánh giá tác động của áp lực này là: cao.

- Đe dọa từ những đối thủ mới nhập cuộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một trong những đối thủ mới nhập cuộc là Khách sạn Vinpearl thuộc Tập đoàn Vincom, một đối thủ có tiếng. Tuy mới đi vào hoạt động không lâu nhưng với những tiêu chuẩn đạt quốc tế thì đây là khách sạn rất có tiềm năng. Nhưng bên cạnh đó, để đạt được vị thế và thu hút nguồn khách hàng ổn định như Khách sạn Imperial Huế thì vẫn cần thêm một khoảng thời gian nữa.

Không dễ để một doanh nghiệp trẻ còn non yếu về kinh nghiệm, tài chính, thương hiệu xâm nhập vào thị lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tuy vậy, chi phí chuyển đổi để ràng buộc người tiêu dùng với sản phẩm dịch vụ của khách sạn so với các đối thủ là thấp.

Đánh giá tác động của áp lực này là: vừa.

- Đe dọa từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế

Các loại hình lưu trú như homestay đang ngày càng phổ biến với mức chi phí thấp hơn rất nhiều và được nhiều người lựa chọn trong thời gian lưu trú ngắn ngày.

Tuy nhiên, khách hàng của khách sạn là những doanh nhân, người nổi tiếng,…

họ có mức chi trả cao nên sẽ sẵn sàng chọn khách sạn 5 sao có chất lượng phục vụ tốt và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để nghỉ dưỡng, lưu trú.

Đánh giá tác động của áp lực này là: thấp.

- Sức ép của khách hàng

Khách sạn phải tốn một khoảng chi phí cho việc marketing, quảng bá thương hiệu đến với du khách trong và ngoài nước qua các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, mạng xã hội,…

Nhu cầu của khách hàng ngày một tăng và luôn thay đổi, đòi hỏi khách sạn phải nắm bắt, hiểu rõ khách hàng cần gì để đáp ứng. Luôn tìm hiểu cảm nhận của du khách về chất lượng của khách sạn để có thể đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thường xuyên tạo sự khác biệt về sản phẩm dịch vụ để khách hàng không bị nhàm chán và có ấn tượng tốt với khách sạn.

Đánh giá tác động của áp lực này là: cao.

- Sức ép của nhà cung ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một trong những bí quyết để khác biệt hóa thương hiệu là phải sở hữu một thuộc tính nổi bật của sản phẩm. Về điều này, Khách sạn Imperial Huế đã có những liên kết lâu dài với các nhà cung ứng.

Bởi vì khách sạn có nhà hàng nên những thực phẩm phải được đảm bảo an toàn vệ sinh, lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín chất lượng. Mặc dù giá cả tăng cao nhưng chất lượng đạt tiêu chuẩn tốt.

Với những yêu cầu khắt khe của khách sạn, nhà cung ứng sẽ tăng giá và việc đàm phán hoặc thay đổi nhà cung ứng là một điều gây cản trở trong hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Nhà cung cấp mặt bằng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh doanh của khách sạn, bởi vì đây là địa điểm trung tâm thành phố.

Đánh giá tác động của áp lực này là: vừa.

2.4. Phân tích hoạt động kinh doanh của Khách sạn Imperial Huế qua các