• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

6. Bố cục của đề Trường Đại học Kinh tế Huế tài

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.9 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.9.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp

Hệ thống phân phối chính là những nơi để KH có thể mua sản phẩm của DN.

Chính vì thế, mộtDN có mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp thì sẽ đưa sản phẩm của DN mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Mạng lưới phân phối của DN nếu được thực hiện một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiện giúp DN có LTCT so với các đối thủ.

Văn hóa doanh nghiệp

Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ cũng có nhiều sự tập hợp khác nhau về con người, trìnhđộ văn hóa, vùng miền... sự khác nhau đó tạo ra một môi trường làm việc phức tạp. Với sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay và xu thế toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm ra những cái mới, sáng tạo phù hợp với thị trường hiện nay. Muốn đổi mới và thành công thì đầu tiên DN phải xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc thù và phát huy hiệu quả thúc đẩy mọi người làm việc để đạt được mục tiêu của tổ chức.

1.1.9.2 Các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp

chiến lược đầu tư của ngành, thách thức cho các DN. Thường trong giai đoạn này sẽ có chiến tranh giá cả trong ngành.

- Lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinh tế.

Mức lãi suất ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn của DN. Với mức lãi suất hợp lý thì thì các DN sẽ giữ tiền vào ngân hàng và cho các đối tác vay mượn. Lãi suất tăng làm cho các DN hạn chế nhu cầu vay vốn dễ đầu tư sản xuất, mở rộng nhà xưởng điều này dẫn đến doanh thusụt giảm,khi lãi suất tăng, người dân có xuhướng gửi tiết kiệm nhiều hơn. Điều đó dẫn đến mức chi cho tiêu dùng cũng bị sụt giảm.

- Chính sách tiền tệvà tỷgiá hối đoái.

Việc tăng giảm giá trị của đồng tiền vừa tạo thời cơ vừa đưa ra thách thức cho doanh nghiệp. Chính sách tiền này vừa có thểtạo cơ hội tốt cho DN cũng vừa có thể mang lại nhiều rủi ro cho DN, nhất là các DN xuất nhập khẩu. Thông thường Chính phủsửdụng công cụ này để điều chỉnh quan hệxuất nhập khẩu có lợi cho nền kinh tế.

- Lạm phát.

Lạm phát cũng là một nhân tố quan trọng cần xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp đều có sự ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư của nền kinh tế. Khi lạm phát tăng làm giảm giá trị của đồng tiền, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của DN. Ngược lại, nếu tỷ lệ lạm phát giảm sẽ đảm bảo được giá trị đồng tiền, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Việc dùy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng.

- Hệ thống thuế và mức thuế

ThuếDN cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các DN vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập củaDNthay đổi.

Các yếu tố môi trường văn hóa xã hội- nhân khẩu

Các giá trị văn hóa xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của KH. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của DN. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hoá xã hội thường rất rộng: "nó xác định cách thức người ta sống làm việc, sản xuấtvà tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ". Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các DN. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; Những phong tục, tập quán, truyền thống; Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trìnhđộ nhận thức, học vấn chung của xã hội...

Bên cạnh đó Dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh củaDN.

Các yếu tố môi trường chính trị- luật pháp

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh lâu dài của DN, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bìnhđẳng cho các DN tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trịcác doanh nghiệp quan tâmphân tích đểdựbáo mức độan toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà DN đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư.

Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bìnhđẳng cho các DN buộc các DN phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Pháp luật đưa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc cácDN phải tuân thủ. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong hệ thống luật pháp như thuế, đầu tư,sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh củaDN.

Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các DN, Chính phủ vừa là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, ngăn cấm,

Trường Đại học Kinh tế Huế

hạn chế vừa đóng vai trò KH quan trọng của DN và sau cùng Chính phủ là người cung cấp dịch vụ cho các DN. Để tận dụng được các cơ hội và hạn chế các rủi ro, DN cần nắm chắc các chính sách mà Chính phủ ban hành để có bước đi phù hợp nhất.

Môi trường khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ được xem là một trong những yếu tố năng động hàng đầu chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa tới cácDN. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiệu choDN áp dụng các thiết bị hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thậpvà xử lý thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thị trường. Bên cạnh đó, ngày nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất lượng sản phẩm thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của các phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng là mối đe dọa đối với các DN. Họ phải không ngừng đổi mới sản phẩm của mìnhđể tránh sản phẩm không trở nên lạc hậu lỗi thời.

Môi trường tự nhiên

Môi trường sinh thái tốt xấu ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của ngành và đời sống văn hóa xã hội. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý,khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sôngbiển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,.... Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây ô nhiễm môi trường tựnhiên ngày càng trầm trọng; Cạn kiệt và khan hiếm của các nguồn tài nguyên và năng lượng; Mất cân bằng về môi trường sinh thái... Ở nhiều thành phố trên thế giới tình trạng ô nhiễm không khí và nước đã đạt tới mức độ nguy hiểm. Một mối lo rất lớn là các hóa chất công nghiệp đã tạo ra lỗ thủng trên tầng ozone gây nên hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên đến mức độ nguy hiểm.

1.1.9.2.2 Môi trường vi mô Doanh nghiệp

Phân tích doanh nghiệp với tư cách một tác nhân thuộc môi trường vi mô, nhà quản trị marketing sẽxem xét vai trò của bộphận marketing trong DN, mối quan hệvà

Trường Đại học Kinh tế Huế

tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất, tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing.

Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định, triển khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing, quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán hàng,…

Các nhà quản trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộphận chức năng khác như bộphận tài chính để đảm bảo ngân sách cần thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau, các hoạt động marketing khác, bộphận nghiên cứu và phát triển đểnghiên cứu cải tiến hay thiết kếsản phẩm mới thành công,…

Cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động marketing của DN so với các đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kếcác chính sách marketing phù hợp.

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất của DN và các đối thủ cạnh tranh. Đểquyết định mua các yếu tố đầu vào, DN cần phải xác định rõ nguồn gốc của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp chất lượng và lựa chọn các nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độtin cậy và đảm bảo hạgiá.

Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng đến hoạt động marketing của DN. Các nhà quản trị marketing cần phải theo dõi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, làm giảm sút doanh sốcủa DN.

Các nhà quản trịmarketing cần phải quan tâm đến mức độcó thể đáp ứng của các nhà cung cấp vềnhu cầu các yếu tố đầu vào của DN. Sựkhan hiếm nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh và do vậyảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của DN. Vì vậy, DN cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủyếu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Những người môi giới marketing

Những người môi giới marketing là những công ty hỗtrợ cho công ty đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hoá của công ty trong giới KH. Gồm có những người môi giới thương mại, các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hoá, các tổ chức dịch vụ marketing và các tổchức tín dụng.

DN cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệtích cực, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể có những phản ứng cần thiết nhằm điều chỉnh, thay đổi chính sách phân phối sản phẩm thích hợp với các thay đổi trong hoạt động của các giới trung gian.

Khách hàng

KH là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố chính tạo nên thị trường. KH có vai trò rất quan trọng vì từ nhu cầu của KH mà DN mới hoạch định chiến lược marketing của mình để thoảmãn nhu cầu của KH và tìm kiếm lợi nhuận. DN cần phải nghiên cứu thị trường KH của mình một cách kỹ lưỡng. DN có thể hoạt động trong năm loại thị trường KH: Thị trường người tiêu dùng, thị trường nhà sản xuất, thị trường buôn bán trung gian, thị trường các cơ quan nhà nước, thị trường quốc tế

Đối thủcạnh tranh

Nhìn chung mọi công ty đều phải đối đầu với các đối thủcạnh tranh khác nhau. Đối thủ cạnh tranh nằmở nhiều dạng khác nhau, hiện hữu và tiềm ẩn, trực tiếp và gián tiếp.

Tuỳtheo mức độthay thếcủa sản phẩm, các đối thủcạnh tranh có thểchia làm bốn dạng:

cạnh tranh nhãn hiệu, cạnh tranh ngành, cạnh tranh nhu cầu, cạnh tranh ngân sách.

Công chúng

Là một nhóm bất kỳtỏra quan tâm thực sựhay có thểsẽ quan tâm đến DN, cóảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của DN. DN cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với với thị trường tiêu dùng.

1.1.10 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp