• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

6. Bố cục của đề Trường Đại học Kinh tế Huế tài

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.9 Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.9.1 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của DN là tổng hợp sức mạnh mà DN hiện đang có và có thể huy động được, đó có thể là sản phẩm, giá, năng lực marketing, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lựctài chính, kinh nghiệm…

Sản phẩm

Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập hiện nay, cạnh tranh trở thành một

Trường Đại học Kinh tế Huế

yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi DN. Theo M. Porter thì khả năng cạnh tranh của mỗi DN được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là sự phân biệt hoá sản phẩm và chi phí thấp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng NLCT của DN. Sản phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định đếnsự lựa chọn của KH vì vậy, DN cần đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp với từng giai đoạn.

Giá cả

Các quyết định về giá bán sản phẩm thường là những quyết định chiến lược sống còn của DN và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau như nhân tố bên trong, bên ngoài, nhân tố tích cực, tiêu cực, nhân tố định tính và định lượng. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì giá là yếu tốquyết định đến NLCT của DN và tạo lợi thế tốt cho DN đó khi mức giá các sản phẩm của DN được KH chấp nhận.

Nguồn nhânlực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh củaDN. MộtDNcó đội ngũ nhân viên tốt thì họ sẽ làm được tất cả những gì họ muốn, đội ngũ này sẽ làm tăng những nguồn lực còn thiếu cho DN. Tóm lại, một DN có nguồn nhân lực trìnhđộ, tay nghề, nghiệp vụ cao thì sẽ trở thành DN đứng đầu mặc dù các yếu tố khác chưa thực sự thuận lợi.

Năng lực marketing

Các hoạt động marketing đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng, thỏa mãn các nhu cầu của KH. Hoạt động marketing và bán hàng tạo ra một LTCT lớn cho DN.

Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ củaDN. Qua đó, xây dựng hìnhảnh đẹp trongKH, giữ chân KH trung thành với sản phẩm, dịch vụ củaDN mình.Để đánh giá năng lực marketing của DN cần phải đánh giá hệ thống phân phối, chính sách giá, chiết khấu, khuyến mãi, các chính sách chăm sócKH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Sự hài lòng của KH về DN không chỉ còn là sự hài lòng về sản phẩm, giá… mà KH ngày quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Bởi lẽ, sản phẩm, giá… có sự tương đồng với nhau giữa các DN. KH đứng trước nhiều sự lựa chọn, vì vậy, sự lựa chọn tối ưu nhất của KH khi DN đócó dịch vụ chăm sóc KH tốt hơn.

Nguồnlực vật chất

Nguồn lực vật chất bao gồm các yếu tố như: vốn sản xuất, nhà xưởng máy móc, trang thiết bị, kỹ thuật, nguyên vật liệu dự trữ, thông tin môi trường kinh doanh. Mỗi DNcó đặc trưng về nguồn lực vật chất riêng, trong đó có cả điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất thì sẽ dẫn đến nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm, giảm giá bán thì sẽ tạo ra mộtLTCT cao trên thị trường.

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô lớn, nhỏ củaDN. MộtDN có nguồn lực tài chính mạnh tất nhiên sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc, thiết bị hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi mạnh mẽ để nâng caoNLCT củaDN. Ngoài ra, với nguồn lực tài chính mạnhDN có thể chịu lỗ trước mắt để tìm kiếmKH, mở rộng thị phần để hướng đến mục tiêu lâu dài.

Nguồn lực tài chính mạnh là miếng mồi ngon để thu hút các nhà đầu tư tham gia góp vốn. Không những thế, còn giành được sự tin yêu và tín nghiệm của người tiêu dùng.

Tổ chức

Một DN phải có một cơ cấu tổ chức nhất định để định hướng phần lớn các công việc trong DN đó. Một DN có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý thì sẽ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm được nhiều chi phí từ đó, có thể hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán để nâng cao NLCT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hệ thống phân phối của doanh nghiệp

Hệ thống phân phối chính là những nơi để KH có thể mua sản phẩm của DN.

Chính vì thế, mộtDN có mạng lưới hệ thống phân phối rộng khắp thì sẽ đưa sản phẩm của DN mình đến gần hơn với người tiêu dùng. Mạng lưới phân phối của DN nếu được thực hiện một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiện giúp DN có LTCT so với các đối thủ.

Văn hóa doanh nghiệp

Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ cũng có nhiều sự tập hợp khác nhau về con người, trìnhđộ văn hóa, vùng miền... sự khác nhau đó tạo ra một môi trường làm việc phức tạp. Với sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay và xu thế toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm ra những cái mới, sáng tạo phù hợp với thị trường hiện nay. Muốn đổi mới và thành công thì đầu tiên DN phải xây dựng cho mình một nền văn hóa đặc thù và phát huy hiệu quả thúc đẩy mọi người làm việc để đạt được mục tiêu của tổ chức.

1.1.9.2 Các yếu tốbên ngoài doanh nghiệp