• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ – vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp…

Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt được các mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường. Nếu doanh nghiệp không thể hoặc ít có khả năng liên minh hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơ hội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thành nguy cơ với doanh nghiệp.

Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, sở thích, thái độ mua sắm của khách hàng. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân khẩu bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ.

- Các yếu tố môi trường chính trị - luật pháp:

Các yếu tố này có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải phân tích các triết lý, chính sách mới của nhà nước như: chính sách thuế, luật cạnh tranh, luật lao động, chính sách tín dụng, luật bảo vệ môi trường…

- Các yếu tố môi trường địa lý tự nhiên:

Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên.

Môi trường ngành

Các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hình 4: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter - Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm năng

Các nhà cạnh tranh tiềm năng là các công ty mà không phải là các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành kinh doanh nhưng có khả năng sẽ trở thành đối thủ trong tương lai.

Mức độ cạnh tranh trong tương lai bị chi phối bởi nguy cơ xâm nhập của những nhà cạnh tranh tiềm ẩn. Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của đối thủ mới rất thấp.

Michael Porter cho rằng các nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu sau:

+ Lợi thế kinh tế theo quy mô + Sự khác biệt của sản phẩm

Đối thủ tiềm ẩn

Cạnh tranh giữa các công ty

trong ngành

Các sản phẩm, dịch vụ thay thế Nhà cung

cấp Khách hàng

Khả năng mặc cả của người cung

cấp

Sự đe dọa của các đối thủ chưa xuất hiện

Sự đe dọa của các sản phẩm, dịch vụ

thay thế

Khả năng mặc cả của người

mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Các đòi hỏi về vốn + Chi phí chuyển đổi

+ Khả năng tiếp cận với kênh phân phối

+ Những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô + Chính sách của chính phủ

+ Tính chất của các rào cản xâm nhập

- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Cuộc đối đầu giữa các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường cũng giống như các “nài ngựa” kèn cựa nhau trên đường đua để đoạt đến những vị trí cao nhất có thể. Các công ty cũng dùng những chiến thuật như cạnh tranh giá cả, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và gia tăng chất lượng chăm sóc khách hàng hoặc bảo hành. Sự đối đầu xảy ra vì một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc là cảm thấy áp lực hoặc nhìn thấy cơ hội có thể cải thiện vị trí của mình trên thị trường. Ở hầu hết các ngành nghề, những động thái cạnh tranh của một công ty sẽ tạo những tác động có thể quan sát được ở những đối thủ cạnh tranh khác và do vậy sẽ làm dấy lên sự trả đũa hoặc những động thái phản công lại; như vậy, các công ty có mối quan hệ lệ thuộc lẫn nhau.

Một số hình thức cạnh tranh, đặc biệt khi các công ty bị lôi cuốn vào cuộc chiến đối đầu về giá sẽ làm cho mức độ lợi nhuận chung của ngành bị giảm sút. Thậm chí rất có thể làm cho tổng doanh thu của ngành bị giảm, nếu như mức co giãn của cầu không kịp với sự giảm xuống của giá. Trường hợp ngược lại khi các công ty tham gia cuộc chiến cạnh tranh về quảng cáo có thể làm tăng nhu cầu và làm tăng mức độ khác biệt của sản phẩm trong ngành, trường hợp này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty và lợi ích chung của ngành.

Sự đối đầu căng thẳng giữa các công ty là kết quả của một số yếu tố cấu trúc có tương tác qua lại với nhau

+ Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc có quy mô gần tương đương nhau + Tốc độ tăng trưởng của ngành

+ Chi phí cố định là chi phí lưu kho cao

+ Sự thiếu vắng tính khác biệt của sản phẩm và về các chi phí chuyển đổi.

+ Ngành có năng lực dư thừa + Tính đa dạng của ngành

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Quyết tâm cao trong đường lối chiến lược + Các rào cản rút lui

- Áp lực từ sản phẩm thay thế

Xét trên diện rộng, các doanh nghiệp trong một ngành phải cạnh tranh với các doanh nghiệp ở các ngành khác có sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm của ngành.

Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi.

Điều này, thể hiện rõ qua độ co giãn của cầu theo giá chéo nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một loại hàng hóa ứng với 1% thay đổi giá của một loại hàng thay thế. Do các loại hàng hóa có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.

Khả năng lựa chọn về giá của sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì ngưỡng chặn trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc hơn. Các sản phẩm thay thế không chỉ hạn chế mức lợi nhuận của ngành trong điều kiện bình thường mà ngày cả trong thời kỳ phát triển bùng nổ của ngành.

Xác định sản phẩm thay thế chính là việc tìm kiếm các sản phẩm có cùng công năng như sản phẩm của ngành. Nhiều khi đó là một công việc tinh vi và đẩy người phân tích vào những lĩnh vực kinh doanh dường như xa lạ với ngành.

- Áp lực từ phía khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Khách hàng được phân thành 2 nhóm:

+ Khách hàng lẻ + Nhà phân phối

Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả (đòi hỏi giảm giá), chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm (mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn) và chính họ là người điều kiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Chính những điều này làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau và những điều đó làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Áp lực từ phía khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Khi số lượng người mua là nhỏ

+ Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn và tập trung

+ Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán + Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản + Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau

+ Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua + Người mua có đầy đủ thông tin

- Áp lực của nhà cung ứng

Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng. Do đó, họ có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.

Những điều kiện làm tăng áp lực của nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua.

+ Số lượng và quy mô nhà cung cấp + Khi sản phẩm thay thế không có sẵn

+ Khi người mua thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp + Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng

+ Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi khách hàng của người mua

+ Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp + Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước

1.5. Bối cảnh thị trường Internet cáp quang ở Việt Nam và trên địa bàn Thành