• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9

Ngày soạn: 1/11/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2019

TOÁN

Tiết 41: LÍT

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh bước đầu biết sử dụng chai hoặc ca một lít để đong, đo nước, dầu...Biết ca 1 lít, chai 1lít. Biết lít là đơn vị đo chất lỏng. Biết đọc viết tên gọi và ký hiệu của lít. Biết thực hiện phép cộng,trừ các số đo theo đơn vị lít, giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

- Học sinh đọc, viết đúng, nhanh, chính xác các số đo theo đơn vị lít.

- Học sinh áp dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày như có thể dùng loại chai 1 lít để đong, đo nước đúng tỷ lệ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Chai 1lít, ca.

- HS : Vở.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi h/s lên bảng đặt tính rồi tính 97 + 3 64 + 36 - Gv đánh giá

2.Bài mới a, Giới thiệu bài

- GV đưa 1 cốc nước thủy tinh hỏi:

+ Các em có biết trong cốc nước có bao nhiêu nước không? Để biết trong cốc có bao nhiêu nước người ta dùng đơn vị đo là lít.

- GV ghi tên bài lên bảng.

b. Giới thiệu nhiều hơn và ít hơn : - Y/c HS quan sát và so sánh.

Lần 1:

+ 1 cốc nước và 1 bình nước.

Lần 2:

+ 1 can nước và 1 ca nước.

c, Giới thiệu đơn vị đo Lít

- Để biết trong cốc, ca, can có bao nhiêu nước, cốc ít hơn ca bao nhiêu nước…ta dùng đơn vị đo là lít.

- Viết tắt là l.

- 2 hs lên bảng làm.

- Nhận xét

- Hs trả lời

- Cốc nước có ít nước hơn bình nước.

-Bình nước có nhiều nước hơn cốc nước

- Can đựng được nhiều nước hơn ca.

- Can đựng được ít nước hơn can.

(2)

- GV viết: lít – l . - Y/c HS đọc cá nhân.

- Đưa ra 1 túi sữa ( 1 l) y/c HS đọc số ghi trên bao bì để trả lời trong túi có bao nhiêu sữa?

- Đưa ra 1 cái ca (đựng được 1 l) đổ sữa trong túi vào ca và hỏi: ? ca chứa được mấy lít?

=> KL: Số lít đựng của ca và túi như nhau.

- Đưa ra 1 chiếc can có vạch chia. Rót nước vào can dần theo vạch

+ Em hãy kể những sản phẩm thường dùng đơn vị lít để đo.

GV : Để đo độ nhiều hay ít người ta dùng đơn vị đo Lít... Các vật có sức chứa đều có thể thêm , bớt, cho, bán...

d, Thực hành

Bài 1 : Đọc,viết ( theo mẫu ) - Gọi HS đọc mẫu

- Yêu cầu hs làm bài

+ Dựa vào đâu em đọc và viết được sức chứa của vật đó?

GV: Qua BT1 Các em đã biết cách đọc, viết đơn vị đo lít.

Bài 2: ( cột 1,2) Tính (theo mẫu):

- Nêu yêu cầu bài tập?

- Gọi HS nêu mẫu + 9l + 8l =17l

+ Gọi HS lên bảng làm -GV chữa

17l- 6l =11l 15l+ 6l =21l 18l - 5l =10l ...

- Nêu cách cộng, trừ với các số đo có đơn vị là lít?

- Hs đọc

- Trong túi có 1 lít sữa.

- Ca đựng được 1l

- Sữa, dầu, xăng, mắm,…

- 1 HS đọc - HS nêu mẫu

+ đọc: ba lít + viết: 3 l

- HS làm bài bập - đọc kết quả Đọc Viết Ba lít : 3l Mười lít : 10l Hai lít : 2l Năm lít : 5l - Nhận xét

- Dựa vào hình vẽ

- 1HS nêu

- 2 HS lên bảng làm- lớp làm VBT - Đọc kết quả

- Nhận xét

- Cộng, trừ bình thường như cộng các

(3)

Bài 4

- Gọi h/s đọc yêu cầu Tóm tắt Lần 1 bán : 12l Lần 2 bán : 15l

Cả hai lần :...l mắm ?

- Gv chữa

GV: Khi giải bài toán có lời văn em cần trình bày khoa học, lựa chọn câu lời giải thích hợp

3. Củng cố - Dặn dò

- Để đo sức chứa của 1thùng, 1 xô, 1 bể...ta dùng đơn vị đo nào để tính?

- Lít được viết tắt như thế nào ? - GV nhận xét giờ .

- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

số tự nhiên với nhau sau đó điền kí hiệu của tên đơn vị vào sau kết quả.

- 1HS đọc

- HS nêu lại bài toán

-1 HS lên bảng làm - lớp làm vở - Đọc kết quả

Bài giải

Cả hai lần bán được số mắm là:

12 + 15 = 27 ( l ) Đáp số: 27 lít mắm - Nhận xét

- Lít

TẬP ĐỌC

Tiết 25: ÔN TẬP (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét phần Tập đọc: đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. Học thuộc bảng chữ cái .Ôn luyện cách cách sắp xếp các từ chỉ sự vật theo nhóm.

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài. Ôn tập bảng chữ cái và thuộc bảng chữ cái. Làm đúng bài tập về từ chỉ sự vật.

- Giáo dục học sinh ý thức ôn tập nghiêm túc, tự giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Bảng phụ, thẻ từ.

- Hs: Sách giáo khoa, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 Hs đọc bài: Bàn tay dịu dàng.

- Vì sao thầy giáo không trách An khi biết em không làm bài tập ở nhà?

- Em thấy thầy giáo của An là người như thế nào?

- 2 Hs đọc bài

- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An, với tấm lòng thương yêu bàu của An.

- Thầy giáo của An rất thương yêu học trò. Thầy hiểu và cảm thông được với

(4)

- Gv nhận xét, đánh giá 2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học

b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 5 đến 7 em)

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài

- Gv nhận xét

c) Hướng dẫn Hs làm bài tập Bài 2: Đọc thuộc lòng bảng chữ cái - Gọi HS đọc yêu cầu

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gọi 1 số Hs đọc thuộc bảng chữ cái - Gv nhận xét

Bài 3: Xếp các từ (bạn bè, bàn, thỏ, chuối, xoài, mèo, xe đạp, Hùng) vào bảng dưới đây:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu Hs đọc lại các từ trong ngoặc - Yêu cầu Hs trao đổi nhóm 4 hoàn thành bài

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

- Những từ chỉ người, chỉ con vật, cây cối, đồ vật được gọi chung là gì?

- Ngoài các từ chỉ sự vật như trong bài, em hãy kể những từ chỉ sự vật khác mà

nỗi buồn của An, biết khéo léo động viên An. Tấm lòng thương yêu của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã an ủi, động viên An, làm em quyết tâm học tập để đáp lại lòng tin yêu của thầy.

- Lớp nhận xét

- HS lên bảng bốc thăm sau đó đọc theo yêu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs nêu yêu cầu

- Hs đọc thuộc bảng chữ cái

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs nêu yêu cầu

- Hs đọc lại các từ trong ngoặc

- Hs trao đổi nhóm 4 hoàn thành bài, 1 nhóm làm bảng phụ

Đại diện nhóm trình bày trước lớp chỉ

người

đồ vật con vật cây cối bạn bè

Hùng

bàn xe đạp

thỏ mèo

chuối xoài - Lớp nhận xét, bổ sung

(5)

em biết?

GV: Những từ chỉ người , đồ vật , con vật , cây cối ... được gọi chung là từ chỉ sự vật

Bài 4: Tìm thêm các từ khác xếp vào bảng ở bài tập 1:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân - Tổ chức cho Hs thi tìm nhanh từ

- Gv nhận xét, chốt bài làm đúng, tuyên dương

- Các từ các em vừa tìm được là từ chỉ gì?

+ Từ chỉ sự vật là những từ những từ như thế nào ? 3) Củng cố dặn dò

- Bài ôn tập được những kiến thức gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị giờ sau

- Những từ chỉ người, chỉ con vật, cây cối, đồ vật là những từ chỉ sự vật.

- Hs kể

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs nêu yêu cầu

- Hs làm bài cá nhân

- 2 tổ cử đại diện 3 bạn thi, 1 tổ làm trọng tài

ngưòi đồ vật con vật

cây cối cô

giáo em bé

Lan bố, mẹ

ông, bà

xe máy bút,thước ghế, tủ bát, nồi vở, sách

chó hải cẩu nai, hổ báo, cáo bò, dê

na, táo bưởi mít, ổi nhãn sầuriêng

- Lớp nhận xét - Từ chỉ sự vật.

- Là những từ chỉ người, cây cối; con vật; đồ vật

- Ôn luyện cách cách sắp xếp các từ chỉ sự vật theo nhóm. Ôn lại bảng chữ cái.

_______________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 26: ÔN TẬP (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra lấy điểm đọc. Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai (con gì, cái gì) – là gì? Ôn cách sắp xếp tên riêng theo thứ tự bảng chữ cái.

- HS đọc đúng, rõ ràng các đoạn ( bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu ( phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/ phút ). Đặt câu và trình bày câu đúng kiểu câu theo yêu cầu của bài tập.

- Học sinh có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu ghi các bài tập đọc; bảng phụ để HS làm BT1,2 - HS: Bút dạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(6)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Kể tên một số từ chỉ sự vật mà em biết?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2. Bài ôn

a. Giới thiệu bài:

- Giới thiệu Mục tiêu của tiết học.

b. Kiểm tra đọc:

- Gọi HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.

+ Phần thưởng.

+ Bạn của Nai Nhỏ.

+ Gọi bạn.

+ Bím tóc đuôi sam.

+ Trên chiếc bè.

- Gv nhận xét - Đánh giá

c. Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu:

Bài 1: Đặt 2 câu theo mẫu.

- Gọi HS khá nói miệng.

- GV nhận xét.

- Khi muốn giới thiệu sự vật ta nên dùng kiểu câu nào?

+ Trong câu Ai- là gì, trả lời cho câu hỏi Ai? thường là sự vật nào?

+ Vế sau của câu phải có từ nào?

GV: Kiểu câu Ai- là gì có hai vế. Vế 1 nói tới người( Hoặc con vật, đồ vật), vế 2 giải thích rõ về nhiệm vụ của đối tượng được nói tới trong vế 1. Kiểu câu Ai (con gì, cái gì) là gì ? thuộc câu giới thiệu về sự vật. Khi muốn giới thiệu sự vật ta dùng mẫu câu này.

d. Ôn luyện về xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái

- HS kể

- Lần lượt HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài

- HS đọc cá nhân - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu.

- HS khá nói miệng.

- HS làm bài cá nhân.

- Vài HS đọc bài làm.

Ai (con gì, cái gì ) là gì ? - Lan

- Chuột Micky

là bạn thân của em.

là nhân vật hoạt hình em thích nhất.

- HS nhận xét - Kiểu câu Ai là gì?

- Người, vật, con vật - Từ là

(7)

Bài 2: Ghi vào chỗ trống tên riêng của các nhân vật trong những bài tập đọc đã học ở tuần 7 và tuần 8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái.

- GV chia lớp làm 2 nhóm.

- Yêu cầu HS: Tìm tên các nhân vật trong các bài TĐ có nhân vật mang tên riêng ở tuần 7 và 8.

+Thi sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

- GV nhận xét.

+ Tại sao tên Minh lại đứng trước tên Nam?

GV: Thuộc bảng chữ cái sẽ giúp ta dễ dàng sắp xếp tên.

3. Củng cố - Dặn dò

- Khi sắp xếp tên người theo thứ tự ta dựa vào đâu?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau

- HS nêu yêu cầu.

- HS ngồi theo nhóm đã phân công - HS làm bài nhóm.

- Đại diện nhóm báo cáo – Bổ sung.

Tuần Tên bài TĐ (có nhân vật mang tên riêng)

Tên riêng nhân vật xếp theo thứ tự bảng chữ

cái.

7, 8

Người thầy cũ, Người

mẹ hiền, Bàn tay dịu

dàng.

An, Dũng, Khánh, Minh,

Nam.

- HS nhận xét

- Vì trong bảng chữ cái chữ m đứng trước chữ n

- Dựa vào bảng chữ cái.

_________________________________________

Chiều

LUYỆN TIẾNG VIẾT

Tiết 17: ÔN ÂM VẦN DỄ LẪN. ĐẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố cho Hs kiến thức về: điền đúng các tiếng có vần (ao/au) hoặc các phụ âm (r/d/gi) dễ lẫn. Nối đúng các từ để tạo thành cụm từ có nghĩa. Điền đúng dấu phẩy vào câu cho sẵn.

- Vận dụng các kiến thức đó học làm đúng các bài tập.

- Giáo dục HS chăm học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ - Sách thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ.

- Gọi HS đọc bài “ ước mơ”

+ Ước mơ của Vân là ước mơ như thế nào?

- 2 HS đọc bài

(8)

+Hãy nêu về ước mơ của em?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Nhận xét, chốt đáp án đúng:

Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Cơm không rau, như đau không thuốc GV: Củng cố cách phân biệt các tiếng có vần (ao/au)

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GVnhận xét, chốt kết quả đúng a) tỉnh giấc,; lim dim; giọt nắng rơi b) buông câu; cuốn đổ

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Tiếp sức”

- GV nêu cách chơi và luật chơi

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Bút, thước, vở, truyện là bạn của học sinh.

b) Em có 3 bạn thân là ban Khánh, bạn Hương, bạn Sơn.

+ Dấu phẩy đứng như thế nào trong câu?

3. Củng cố - dặn dò

- HS nêu - HS nhận xét.

- HS đọc yêu cầu + Điền vần ao/au

- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài

- HS đọc bài- nhận xét

- HS đọc yêu cầu

+ Điền r/d/gi; uôn/uông - HS làm bài vào vở - Đọc bài - nhận xét - Chữa bài vào vở

- HS đọc yêu cầu - HS nêu

- HS làm bài

- Lắng nghe

- 2 đội chơi: mỗi đội 3 người

- HS đọc yêu cầu - HS nêu

- HS làm bài - đọc bài - nhận xét.

- Dấu phẩy đặt sau các từ, cụm từ có nghĩa...

(9)

- Một số HS nhắc lại cách dùng dấu phẩy trong câu?

- Nhận xét giờ học - Dặn dò

- Dấu phẩy đặt sau các từ, cụm từ có nghĩa, chúng ngăn cách các ý trong câu.

______________________________________

Ngày soạn: 2/11/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 11 năm 2019

TOÁN

Tiết 42: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh củng cố về đơn vị đo thể tích (lít). Biết thực hiện phép tính cộng, trừ và giải toán với các số đo theo đơn vị lít. Biết giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo lít.

- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ và giải toán với các số đo theo đơn vị đo lít thành thạo và chính xác. Vận dụng giải bài toán có liên quan đến đơn vị đo lít.

- Học sinh có ý thức học tập, vận dụng tốt trong cuộc sống về việc đong, đo những chất lỏng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2HS lên bảng làm bài 18l - 5l = 13l

28l - 4l - 2l = 22l 17l - 6l = 11l

- Hs dưới lớp: Lít được viết tắt như thế nào?

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b, Hướng dẫn HS làm bài Bài 1: Tính

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Gọi 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT - GV nhận xét, chữa bài

2l + 3l = 1l 15l - 5l =10l 16l + 5l = 21 l 35l - 12l = 23l 3l + 2l - 1l = 4l

16l - 4l + 15l = 27l - Gọi Hs nêu cách tính phép tính 3l + 2l - 1l = 4l 16l - 4l + 15l = 27l

- Nêu cách cộng, trừ với các số đo có

- 2 Hs lên bảng làm bài 18l - 5l = 13l

28l - 4l - 2l = 22l 17l - 6l = 11l

- Lít được viết tắt bằng chữ e- lờ: l - Lớp nhận xét

- HS đọc yêu cầu

- Tính rồi viết kết quả vào chỗ chấm.

- 2 HS làm bảng phụ, lớp làm VBT - Lớp nhận xét

- Hs nêu: lấy 3l cộng với 2l bằng 5l, được 5l trừ tiếp đi 1l = 4l

....

- Cộng, trừ như cộng các số tự nhiên,

(10)

đơn vị là lít?

Bài 2: Số?

- Bài yêu cầu điều gì ?

- Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ 1 - Hình vẽ có mấy ca nước?

- Đọc số đo ghi trên ca

- Yêu cầu Hs dựa hình vẽ nêu thành bài toán

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- Bài toán hỏi gì?

-Muốn biết cả 3 ca có bao nhiêu lít nước ta làm thế nào?

- Gọi 1HS làm bảng phụ, lớp làm vở - GV nhận xét, chữa bài

5l, 8l, 30l.

- Tổ chức cho Hs trao đổi - Gv nhận xét

- Gv liên hệ trong cuộc sống: ....

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề toán - Gv viết tóm tắt lên bảng

Tóm tắt

Thùng 1: 16 lít Thùng 2 ít hơn thùng 1: 2lít Thùng 2: ....lít dầu?

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Gọi 1 Hs làm bài trên bảng, lớp làm VBT

- GV nhận xét, chữa bài Bài giải

Số lít dầu thùng thứ hai có là:

16 - 2 = 14 ( l) Đáp số: 14 lít - Gọi Hs nêu lời giải khác

- Nêu cách trình bày bài toán có lời văn?

rồi viết số đo thể tích lít vào sau kết quả.

- HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu điền số vào chỗ chấm - Hs quan sát hình vẽ 1

- Có 3 ca nước

- Ca 1 lít, ca 2 lít và ca 3 lít

- Nêu: Ca thứ nhất chứa 1 lít nước, ca thứ hai chứa 2 lít nước và ca thứ 3 chứa 3 lít. Hỏi cả 3 ca chứa bao nhiêu lít nước?

- Ca thứ nhất chứa 1 lít nước, ca thứ hai chứa 2 lít nước và ca thứ 3 chứa 3 lít.

- Hỏi cả 3 ca chứa bao nhiêu lít nước?

- Muốn biết cả 3 ca có bao nhiêu lít nước ta lấy số lít ở 3 ca cộng lại với nhau

- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vở - Lớp nhận xét

- Hs trao đổi

- HS đọc yêu cầu

- HS nhìn tóm tắt nêu đề toán

- Hs phân tích đề toán

- Thuộc dạng toán nhiều hơn - 1 Hs làm bài trên bảng, lớp làm VBT

- Lớp nhận xét

- Hs nêu câu trả lời khác

+ Thùng thứ hai có số lít dầu là + ...

- 3 bước

Bước 1: Viết lời giải

(11)

-> Gv: Củng cố dạng toán nhiều hơn 3.Củng cố- Dặn dò

- Giờ học hôm nay chúng ta ôn luyện được những dạng toán nào?

- GV nhận xét giờ học - Dặn: Chuẩn bị bài sau.

Bước 2: Viết phép tính Bước 3: Viết đáp số

- Ôn đơn vị đo Lít, dạng toán về ít hơn

______________________________________

KỂ CHUYỆN

Tiết 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I ( TIẾT 3 )

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét phần Tập đọc: đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. Biết tìm từ chỉ hoạt động của vật, của người và đặt câu hỏi nói về sự vật.

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài. Tìm đúng từ chỉ hoạt động trong bài 2. Đặt được câu nói về sự vật, con vật, loài hoa

- HS tích cực tự giác ôn luyện, yêu thích môn Tiếng Việt. Biết bảo vệ loài vật, cây cối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV: Phiếu ghi các bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập.

- HS: VBT Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học

b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 7 em)

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài

- Gv nhận xét

c) Hướng dẫn Hs làm bài tập

Bài 2: Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người, mỗi vật trong bài Làm việc thật là vui ( Sách Tiếng Việt 2, tập một, trang 16), rồi ghi vào bảng sau:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- HS lên bảng bốc thăm sau đó đọc theo yêu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs nêu yêu cầu

(12)

- Gv gạch chân yêu cầu

- Gọi Hs đọc bài Làm việc thật là vui - Gọi Hs đọc nội dung các cột mục trong bài tập.

- Gv phân tích mẫu + Gv ghi: Đồng hồ - Đồng hồ là từ chỉ gì?

-Tìm từ chỉ hoạt động của đồng hồ trong bài

- Tổ chức cho Hs trao đổi nhóm 4 - Gv nhận xét, chốt bài làm đúng

Từ ngữ chỉ

người, vật Từ ngữ chỉ hoạt động Đồng hồ tích tắc, tích tắc báo giờ,

báo phút.

Con gà trống

gáy vang ò...ó...o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng.

Con tu hú kêu tu hú, tu hú.

Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng.

Cành đào nở hoa.

Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em.

- Hãy tìm thêm các từ chỉ hoạt động khác?

- Đặt 1 câu có sử dụng từ chỉ hoạt động và nêu rừ từ chỉ hoạt động

-> Gv: Củng cố từ chỉ hoạt động

Bài 3: Dựa theo cách viết trong bài Làm việc thật là vui, hãy đặt một câu nói về...

a) Một con vật b) Một đồ vật

c) Một loài cây hoặc một loài hoa - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân

- Gv ghi nhanh trên bảng, nhận xét

a) Con mèo bắt chuột để chuột không phá phách.

Con chó nhà em trông nhà rất giỏi.

b) Bóng đèn chiếu sáng giúp em học bài.

Con thuyền trôi vào bờ.

- 2 Hs đọc bài Làm việc thật là vui - Hs đọc

- Chỉ vật

- tích tắc, tích tắc báo giờ, báo phút.

- Hs trao đổi nhóm 4 - Lớp nhận xét

- Chạy, hát, vẽ, múa, uống, ăn...

- Con mèo chạy nhanh như bay.

....

- Hs đọc yêu cầu bài tập

- Hs nêu yêu cầu - Hs làm bài cá nhân

Hs nêu miệng bài làm, nêu từ chỉ hoạt động

- Lớp nhận xét

(13)

c) Cây phong lan nở hoa cho mọi người ngắm nhìn.

Hoa mai nở nhiều vào mùa xuân

-> Gv lưu y: Khi viết câu chúng ta cần lưu ý sử dụng dấu chấm khi kết thúc 1 câu.

- Có nhiều con vật có ích cho cuộc sống, vậy để bảo vệ con vật chúng ta phải làm gì?

- Đồ vật trong nhà chúng ta bảo quản ra sao?

- Đối với cây cối các em làm thế nào?

3) Củng cố dặn dò

- Bài hôm nay ôn được những kiến thức gì?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị giờ sau.

- Không săn bắn bừa bãi, không đánh đập, chăm sóc và cho nó ăn...

- Lau sạch sẽ, để gọn gàng, ngăn nắp...

- Tưới cây và bắt sâu, trồng cây xanh...

- Luyện đọc, tỡm từ chỉ hoạt động của người và vật, đặt câu với từ chỉ hoạt động.

_________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

Tiết 9: ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu giun thường sống ở ruột người và 1 số nơi trong cơ thể, giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ. Biết những con đường nhiễm giun: con đường thức ăn, nước uống.

- Học sinh nêu được những nguyên nhân và biết cách phòng tránh bệnh giun.

- HS thực hiện được 3 điều vệ sinh để đề phòng bệnh giun: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.

* Tích hợp: GDBVMT

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng ra quyết đinh: Nên và không nên lam gì để phòng bệnh giun.

- Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ, không đản bảo vệ sinh gây ra bệnh giun.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân để phòng bênh giun.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh. Tranh phóng to 1 số loại giun.

- HS: Sách GK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

+ Ăn uống như thế nào là ăn uống sạch sẽ?

+ Ăn uống sạch sẽ có ích lợi gì?

- Sử dụng nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. Rửa tay sạch trước khi ăn, rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn,....

- Phòng tránh được nhiều bệnh

(14)

- Nhận xét - đánh giá.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Các hoạt động

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh giun.

Mục tiêu: Nhận ra triệu trứng của người bị nhiễm giun; HS biết nơi giun thường sống trong cơ thể người. Nêu được tác hại của bệnh giun.

Cách tiến hành

Bước1: Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Nêu triệu chứng của người bị nhiễm giun?

+ Giun trường sống ở đâu trong cơ thể?

+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?

+ Nêu tác hại do giun gây ra?

Bước 2: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.

=> GV kết luận:

- Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể như: dạ dày, gan, phổi, mạch máu,...

- Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể.

- Người bị bệnh giun sẽ có cơ thể không khoẻ mạnh, ảnh hưởng đến kết học tập.

Nếu nhiều giun quá có thể gây tắc ruột, ống mật...dẫn đến chết người.

- Triệu chứng của người bệnh giun là hay đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy, ngứa hậu môn...

Hoạt động 2: Các con đường lây nhiễm giun

. Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các trứng giun xâm nhập vào cơ thể.

. Cách tiến hành:

Bước 1: Thảo luận cặp đôi BT1:

+ Chúng ta có thể bị lây nhiễm giun theo những con đường nào?

đường ruột...

- Nhận xét

- Hs thảo luận nhóm 4

- Đau bụng, buồn nôn, ngứa hậu môn,...

- Sống ở ruột người.

- Ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.

- Sức khoẻ yếu kém, học tập không đạt hiệu quả,...

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét – bổ sung.

- Hs thảo luận cặp

- Qua đường ăn uống. Theo con đường nước bẩn…

(15)

Bước 2

- Treo tranh vẽ về: “Các con đường giun chui vào cơ thể”.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.

+ Các bạn trong tranh ăn như thế nào?

+ Trong lớp mình có ai ăn uống như các bạn trong tranh không?

* GDMT: Việc nhiễm bệnh giun ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

=> GV kết luận:

- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu đi đại tiện bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi đậu vào thức ăn làm người bị nhiễm giun.

- Không rửa tay sau khi đi đại tiện tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.

- Người ăn rau, nhất là rau sống, rửa rauchưa sạch, trứng run theo rau vào cơ thể.

- GV treo tranh về các loại giun thông thường và giảng thêm cho HS (tranh về giun kim, giun đũa…).

Hoạt động 3: Đề phòng bệnh giun

. Mục tiêu: Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun; Có ý thức rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi dép guốc, ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

. Cách tiến hành

Bước 1: Làm việc cả lớp.

- GV chỉ định bất kì: Mỗi cá nhân HS nêu 1 cách để đề phòng bệnh giun.

Bước 2: Làm việc với SGK.

- GV yêu cầu HS mở SGK/21 quan sát và giải thích các việc làm của các bạn HS trong hình vẽ.

+ Các bạn làm như thế để làm gì?

+ Ngoài việc giữ chân tay sạch sẽ, với thức ăn, đồ uống ta có phải giữ vệ sinh

- Đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.

- Không hợp vệ sinh

- HS trả lời phát hiện, nếu có thì phê bình

- HS trả lời

- Hs nêu

- Hình 2: Rửa tay trước khi ăn.

- Hình 3: Cắt móng tay.

- Hình 4: Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện.

- Để phòng bệnh giun.

- Có.

(16)

không?

+ Giữ vệ sinh như thế nào?

* Vậy chúng ta nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun?

=>GV kết luận:

- Để đề phòng bệnh giun, cần giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn.

- Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện, cắt móng tay…

3. Củng cố - dặn dò:

* Em sẽ thực hiện những gì để đề phòng bệnh giun?

- GV nhắc nhở HS nên tẩy giun 6 tháng 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau

- Ăn chín, uống sôi.

- Không ăn quả xanh, uống nước lã, không ăn những thức ăn ôi thiu, thức ăn quá hạn sử dụng...

- Ăn sạch, uống sạch, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

________________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG

Bài 3: BÁC NHƯỜNG CHIẾC LÒ SƯỞI CHO ĐỒNG CHÍ BẢO VỆ

I.MỤC TIÊU:

- Thấy được sự quan tâm của Bác Hồ đối với những người xung quanh.

- Thực hành, ứng dụng được bài học quan tậm đối với những người xung quanh trong cuộc sống của bản thân.

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động

- Cho học sinh nghe bài hát Bác Hồ một tình yêu bao la.

GV giới thiệu: Bác Hồ luôn dành sự quan tâm tới tất cả mọi người xung quanh, từ bữa ăn, giấc ngủ…Đây cũng là một đức tính mà chúng ta cần phải học tập ở Bác. Để hiểu rõ hơn về sự quan tâm Bác dành cho mọi người chúng ta cùng học bài: Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ

Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV đọc câu chuyện “Bác nhường chiếc lò sưởi cho đồng chí bảo vệ”

( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức,

- HS lắng nghe

(17)

lối sống lớp 2/ tr10)

+ Vì sao cơ quan lại mua cho Bác chiếc lò sưởi điện?

+ Vì sao Bác nghĩ người gác dưới tầng 1 cần được sưởi ấm hơn?

+ Bác đã làm gì để quan tâm tới người lính gác?

+ Bác đã nói gì với người lính gác?

+ Điều gì khiến em cảm động qua câu chuyện này?

* Hoạt động nhóm

+ Bài học mà em nhận được từ câu chuyện là gì?

Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng - GV hướng dẫn HS trả lời cá nhân

- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

- Vào mùa đông, nếu một người bạn học của em thiếu áo ấm, lạnh co ro bên cạnh, em sẽ làm gì?

- GV cho HS thảo luận nhóm 2:

+ Một bạn trong lớp chẳng may gặp khó khăn, em và các bạn trong lớp nên làm gì?

Hoạt động4: Tổng kết, đánh giá

- Quan tâm đến người khác nhất là những người đang gặp khó khăn, chúng ta nhận được điều gì?

Nhận xét tiết học

- Vì về mùa đông, Bác ở gác hai bên nhà sàn nên gió lạnh.

- Vì Bác nghe tiếng người gác ho phía dưới.

- Bác cầm chiếc lò sưởi điện và tự tay nối dây điện từ trên gác hai xuống cho đồng chí bảo vệ.

- “Bác nằm trên nhà đã có chăn đắp rồi”.

- Em nhận thấy được tình yêu thương, sự quan tâm chu đáo của Bác Hồ đối với những người xung quanh..

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

- HS thảo luận câu hỏi

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời

_______________________________________

Chiều

LUYỆN TOÁN

Tiết 17: LUYỆN BẢNG CỘNG 6,7, 8, 9 CỘNG VỚI MỘT SỐ

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm chắc bảng cộng 6,7,8,9 cộng với một số.

- Rèn kĩ năng làm phép tính cộng dạng . - Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: PBT

(18)

- HS: VTHKT TV và TOÁN

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HSlên bảng : Đặt tính rồi tính 57 + 8 86 + 9 - Nhận xét.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi HS đọc bài

- Chữa bài,củng cố cách thực hiện tính - Dựa vào đâu em làm được bài này?

Bài 2 .

- Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu học sinh tự làm bài

- Gọi hs nêu cách đặt tính và tính - Chữa bài, củng cố cách đặt tính phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

Bài 4 .

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Phân tích bài toán: BT cho biết gì? Hỏi gì?

- Gv tóm tắt

Bao đường: 48 kg Bao gạo: 37 kg Cả hai bao: ...kg?

- Yêu cầu HS làm bài

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, lớp làm nháp

- 1HS đọc bài toán

- Làm bài vào vở, 2 hs làm bảng 6+9=15 6+7=13 7+9=16 6+6=12 9+6=15 6+5=11 6+4=10 8+9=17 6+8=14 7+8=15 6+10=16 8+5=13 - Hs đọc bài làm

- Dựa vào các bảng cộng 6,7,8,9 - 1 HS đọc yêu cầu

- Nhắc lại yêu cầu

- Làm bài vào vở. 4 HS làm trên bảng con

16 36 56 16 + + + +

34 28 36 58 50 64 92 74

- Hs nêu lại cách đặt tính

- 1 HS đọc yêu cầu

- Bài toán cho biết: Bao đường nặng 48kg. Bao gạo nặng 37 kg

- Bài toán hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kg?

- Hs đọc lại bài toán

- Làm bài vào vở,1 HS làm trên bảng Bài giải

(19)

- Chữa bài.

- Nêu câu lời giải khác?

GV: Khi giải bài toán có lời văn em cần trình bày khoa học, lựa chọn câu lời giải thích hợp

3. Củng cố dặn dò:

- Giờ học hôm nay ta được củng cố kiến thức gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS ôn bài , chuẩn bị bài sau.

Cả hai bao cân nặng là:

48 + 37 = 85(kg) Đáp số : 85 kg - Nhận xét

- Cả bao đường và bao gạo cân nặng số ki-lô-gam là:

- Hs nêu

Ngày soạn: 3/11/2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019

TOÁN

Tiết 43: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết thực hiện phép cộng với các dạng đã học phép cộng các số kèm theo đơn vị kg, l. Biết số hạng tổng. Biết giải bài toán với một phép cộng.

- HS vận dụng nhanh chính xác. Đặt lời giải phù hợp với phép

- Học sinh chủ động vận dụng kiến thức cộng nhẩm vào cuộc sống khi tính toán cần nhanh chính xác

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh vẽ BT2, BT4. Bảng phụ ghi nội dung BT3.

- HS: Vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

- GVnhận xét, đánh giá 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài:

- GV nêu mục tiêu của giờ học.

b. Hướng dẫn thực hành:

Bài 1(44/dòng 1,2): Tính - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Gọi HS lên bảng làm bài

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.

Tính:

15 l – 5 l = 10l 3 l + 2 l – 1 l = 22l 35 l – 12 l = 23l 16 l – 4 l + 15 l = 27l - HS nhận xét, chữa bài.

- Tính rồi ghi kết quả vào các phép tính - 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.

(20)

- Chữa bài:

+ Khi làm bài cần dựa vào đâu để thực hiện các phép tính?

GV: Cần dựa vào các bảng cộng đã học để thực hiện các phép tính.

Bài 2(44): Số?

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

Tranh 1:

- GV treo tranh 1 và yêu cầu HS quan sát.

+ Tranh 1 có mấy bao gạo?

+ Bao thứ nhất nặng bao nhiêu kg?

+ Bao thứ hai nặng bao nhiêu kg?

+ Nhìn tranh em hiểu bài yêu cầu gì?

+ Ai có thể nêu thành nội dung bài toán?

+ Bài toán trên thuộc dạng toán nào?

+ Vậy cả hai bao gạo nặng bao nhiêu ki- lô- gam?

- GV điền 72 vào chỗ chấm.

Tranh 2:

- GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát tranh.

- HS nhìn tranh nêu thành nội dung bài toán.

+ Nêu phép tính để tìm số lít trong cả 2 thùng?

GV: Củng cố kĩ năng cộng các số đo với đơn vị là ki- lô- gam và lít.

Bài 3(44/ cột 1,2,3): Viết số thích hợp vào ô trống:

- Chữa bài:

+ Nêu cách tính?

5 + 6 = 11 16 + 5 = 21 40 + 5 = 45 8 + 7 = 15 27 + 8 = 35 30 + 6 = 36

4 + 16 = 20 3 + 47 = 50 - HS đọc kết quả

+ Nhận xét Đ - S.

- Các bảng cộng đã học

- Điền số vào các bức tranh

- Tranh 1 có 2 bao gạo.

- Bao thứ nhất nặng 25 kg.

- Bao thứ hai nặng 20 kg.

- Bài yêu cầu tìm số kg gạo trong cả hai bao.

- Bao thứ nhất nặng 25 kg, bao thứ hai nặng 20 kg. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam?

- Tìm tổng của hai số hạng 30 kg + 42 kg =72 kg.

- Có 2 thùng lần lượt chứa 15l, 30l, . Hỏi cả hai thùng chứa được bao nhiêu lít?

15l + 30l =45l

- HS nêu yêu cầu của bài.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài

Số hạng 34 45 63

Số hạng 17 48 29

Tổng 51 93 92

- HS đọc bài làm + Nhận xét Đ - S.

(21)

+ Nêu tên gọi các thành phần của phép tính?

GV: Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng và tên gọi các thành phần của phép tính cộng.

Bài 4(44): Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- GV ghi tóm tắt lên bảng.

Tóm tắt

Lần đầu bán : 45kg gạo Lần sau bán : 38kg gạo Cả 2 lần bán : ...kg gạo?

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- Chữa bài, nhận xét + Nêu câu trả lời khác.

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

GV: Khi giải bài toán có lời văn cần đọc kĩ đề bài, tìm đúng lời giải. Trình bày bài khoa học.

3. Củng cố dặn dò

+ Bài học hôm nay chúng ta được củng cố lại những kiến thức gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị bài sau.

- Hs nêu

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS nhìn tóm tắt đọc thành bài toán.

- 1 HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vào vở.

Bài giải

Số ki-lô-gam gạo cả 2 lần bán là:

45 + 38 = 83(kg)

Đáp số: 83 kg gạo.

- Đọc bài làm - Nhận xét

- Cả 2 lần bán được số ki-lô-gam đường là:

- Tìm tổng 2 số

- Củng cố bảng cộng, giải toán có đơn vị do khối lượng kèm theo.

______________________________________

CHÍNH TẢ

Tiết 17: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 4)

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét phần Tập đọc: đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. Nghe - viết lại một đoạn trong bài: Cân voi.

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài. Nghe - viết lại được chính xác, đúng mẫu chữ một đoạn trong bài: Cân voi.

- Hs thấy được tài trí của Lương Thế Vinh từ đó thể học sinh học tập có ý thức hơn, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Phiếu ghi các bài tập đọc.

(22)

- HS: VBT Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học

b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 7 em)

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài

- Gv nhận xét c) Viết chính tả

c.1. Củng cố nội dung:

- GV đọc bài chính tả - Gọi 2 HS đọc lại.

- Đoạn văn kể về ai ?

- Lương Thế Vinh đã làm gì ? c.2. Nhận xét chính tả

- Tiếng khó:

thuyền ( th + uyên + thanh huyền) - Phụ âm dễ lẫn: xuống # suồng nặng # lặng lẽ - Danh từ riêng: Lương

- Cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu ?

- Những từ nào được viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?

c. 3. Viết bảng con từ khó, tiếng dễ sai

- Gv nhận xét c. 4 Hs chép vào vở

- Gv đọc chính tả từng câu, cụm từ - GV theo dõi, uốn nắn.

c. 5 Gv chữa bài

- Gv thu và nhận xét một số bài của Hs

- HS lên bảng bốc thăm sau đó đọc theo yêu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

- HS theo dõi - 2 HS đọc lại.

..Trạng nguyên Lương Thế Vinh ..Dùng trí thông minh để cân voi

- HS nêu

...4 câu

...Một, Sau, Khi, Lương Thế Vinh - Hs viết bảng con từ và tiếng khó:

Trung Hoa, Lương, xuống thuyền, nặng, mức...

- Lớp nhận xét

- HS nghe, nắn nót viết bài vào vở.

- HS soát lỗi và đổi chéo vở kiểm tra - Hs chú ý theo dõi

(23)

3) Củng cố dặn dò

- Bài hôm nay ôn được những kiến thức gỡ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn: Chuẩn bị giờ sau.

-Luyện đọc và viết chính tả

______________________________________

TẬP ĐỌC

Tiết 27: ÔN TẬP ( TIẾT 5 )

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét phần Tập đọc: đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. Ôn luyện kỹ năng kể chuyện theo tranh

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài và trả lời được câu hỏi về nội dung tranh. Biết nhận xét lời bạn kể.

- HS tích cực tự giác ôn luyện, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Phiếu tên bài tập đọc, tranh minh họa.

- Học sinh : Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Cho HS đọc bài HTL: Cái trống trường em, Gọi bạn

- GV cùng HS nhận xét 2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học

b) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 7 em).

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút.

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm.

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài.

- Gv nhận xét

c) Hướng dẫn Hs làm bài tập

Bài 2: Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi - Gọi HS nêu yêu cầu của bài 2.

- Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì?

Tranh 1:

- GV treo tranh 1 lên bảng.

+ Tranh vẽ gì?

- 4 Hs đọc

- HS lên bảng bốc thăm sau đó đọc theo yêu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

- 1 HS nêu yêu cầu của bài

- Phải quan sát kĩ từng tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi.

- HS quan sát tranh.

- Mẹ đang đèo một bạn nhỏ tới

(24)

+ Vì sao em biết mẹ đang đèo bạn nhỏ tới trường?

- Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh 1.

+ Vậy bạn nhỏ trong tranh tên gì?

+ Vậy hằng ngày, ai đưa Tuấn tới trường?

- Nhiều HS nhắc lại câu trả lời.

+ Ai có cách trả lời khác không?

- Một số HS nhắc lại.

- Các tranh khác GV tiến hành tương tự.

Tranh 2:

- Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được?

Tranh 3:

- Tuấn làm gì để giúp mẹ?

Tranh 4:

- Tuấn đến trường bằng cách nào?

+> Kể lại câu chuyện theo tranh:

- GV đặt tên cho câu chuyện: Bạn Tuấn đi học, Một HS ngoan, Mẹ ốm.

- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.

- GV nhận xét, khen ngợi nhóm kể hay nhất.

- Khi kể lại câu chuyện theo tranh em cần kể theo trình tự như thế nào?

=> Chỉ dựa vào các câu hỏi gợi ý để kể, không nhác lại câu hỏi...

3) Củng cố dặn dò

- Bài hôm nay ôn được những kiến thức gỡ?

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn Hs chuẩn bị giờ sau.

trường.

- Vì bạn nhỏ ngồi sau đeo cặp sách.

- HS đọc câu hỏi

- Hằng ngày, ai đưa Tuấn tới trường?

- Bạn nhỏ trong tranh tên Tuấn.

-Hằng ngày, mẹ đưa Tuấn tới trường.

- Mẹ là người hằng ngày đưa Tuấn đến truờng.

- Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ ốm.

- Hôm nay mẹ bị cảm nặng nên không đưa Tuấn đi học được.

- Tuấn rót nước cho mẹ uống.

- Tuấn rót nước cho mẹ uống, đắp khăn lên trán mẹ cho mẹ hạ sốt.

- Tuấn tự mình đi bộ tới trường.

- HS kể chuyện trong nhóm.

- HS kể trước lớp - Nhận xét

- Hs nêu

- Luyện đọc và kể chuyện theo tranh

________________________________________

Ngày soạn: 4/11/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019

TOÁN

(25)

Tiết 44: TỰ KIỂM TRA.

I. MỤC TIÊU:

Kiểm tra kết quả học tập của HS về:

- Kĩ năng thực hiện phép cộng qua 10 ( Cộng có nhớ trong phạm vi 100) - Nhận dạng, nối các điểm để có hình chữ nhật

- Giải toán có lời văn liên quan đến đơn vị là kg; l (dạng nhiều hơn, ít hơn).

II. ĐỀ KIỂM TRA: (40 phút) Bài 1: Tính

+ 25 + 36 + 55

27 49 18

+ 19 + 67 + 56

44 13 39

Bài 2: Đặt tính rồi tính

36 + 25. 49 + 24. 37 + 36. 8+28

Bài 3: Một cửa hàng lần đầu bán được 28kg đường, lần sau bán được nhiều hơn lần đầu 13kg đường. Hỏi lần sau cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Bài 4: Dùng thức và bút nối các điểm để có:

a) Hình tứ giác b) Hình chữ nhật

.

. . .

. . . .

+ Cho HS làm bài vào vở kiểm tra.

+ Thu bài kiểm tra.

II.CÁCH ĐÁNH GIÁ :

- GV sửa lỗi sai cho HS, nhận xét đánh giá bài làm của HS,chỉ ra hướng để khắc phục những tồn tại.

III. NHẬN XÉT -DẶN DÒ:

- Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau.

- GV nhận xét tiết kiểm tra.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 9: ÔN TẬP ( TIẾT 6 )

I. MỤC TIÊU:

(26)

- Ôn luyện giúp HS đọc đúng các đoạn , bài đã học trong 8 tuần đầu. Biết nói lời cảm ơn xin lỗi phù hợp với tình huống cụ thể ; đặt được dấu chấm hay dấu phẩy vào chỗ trống trong mẩu chuyện.

- HS đọc bài và trả lời được nội dung câu hỏi của bài đọc. Nói lời cảm ơn xin lỗi 1 cách tự nhiên tỏ đúng thái độ khi giao tiếp.

- Học sinh tự tin lịch sự khi giao tiếp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Phiếu ghi tên các bài tập đọc.

- Hs: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài b. Kiểm tra đọc:

- Gọi 7 HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét - đánh giá.

c. Luyện tập:

Bài tập 2. Em sẽ nói gì trong các trường hợp nêu dưới đây:

a. Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.

b. Em làm rơi chiếc bút của bạn.

c. Em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn.

d. Khách đến chơi thấy em học tập tốt nói lời chúc mừng.

– GV nhận xét

Bài tập 3. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống dưới đây:

- GV đưa đoạn văn chép sẵn.

NẰM MƠ

- Mẹ ơi, hôm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì đó. Nhưng

- Lần lượt 7 HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài

- Làm việc thật là vui.

- Trên chiếc bè.

- Ngôi trường mới.

- Bàn tay dịu dàng.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài theo nhóm đôi.

- HS thực hành nói đáp trước lớp.

- Tớ cảm ơn cậu!

- Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!

- Tớ xin lỗi cậu!

- Cháu cảm ơn cô ạ!

- Nhận xét

- HS hoàn thành vào vở bài tập.

- Vài HS đọc lại bài làm.

+ Nhận xét

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS chữa bài trên bảng.

(27)

con chưa kịp tỡm thấy thỡ mẹ đó gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ cú tỡm thấy vật đú khụng, hở mẹ?

- ễ hay, con nằm mơ thỡ làm sao mẹ biết được!

- Nhưng lỳc mơ, con cũng thấy mẹ ở

đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.

- GV nhận xột.

- Khi nào đặt dấu chấm, khi nào đặt dấu phẩy?

GV: Lưu ý cỏch đọc khi cú dấu phẩy, dấu chấm.

3. Củng cố - Dặn dũ

- Yờu cầu HS núi lời xin lỗi, cảm ơn hàng ngày.

- GV nhận xột giờ học.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- Nhận xột

- 2 HS đọc lại bài văn.

- Hs nờu

- Hs nờu

________________________________________

TẬP VIẾT

Tiết 9: ễN TẬP ( TIẾT 7 )

I. MỤC TIấU:

- Kiểm tra, đỏnh giỏ bằng nhận xột phần Tập đọc: đọc rừ ràng, rành mạch cỏc bài tập đọc đó học từ tuần 1 đến tuần 8. ễn cỏch tra mục lục sỏch. ễn luyện cỏch núi lời mời, nhờ, đề nghị, theo tỡnh huống cụ thể.

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài.

- HS tớch cực tự giỏc ụn luyện, thể hiện đỳng thỏi độ khi núi lời mời, yờu cầu, đề nghị.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu ghi cỏc bài tập đọc.

- HS: VBT Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trũ 1) Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dựng của học sinh

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nờu yờu cầu, mục đớch giờ học

b) ễn luyện tập đọc và học thuộc lũng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm (kiểm tra khoảng 7 em)

- Yờu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phỳt

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm

- Gv đặt cõu hỏi về đoạn hoặc nội dung

- HS lờn bảng bốc thăm sau đú đọc theo yờu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời cõu hỏi của giỏo viờn

(28)

của bài

- Gv nhận xét

c) Hướng dẫn Hs làm bài tập

Bài 2: Dựa theo mục lục ở cuối sách, ghi tên các bài em đó học trong tuần 8.

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng.

- Gọi Hs trình bày trước lớp

- GV nhận xét

Bài 3: Ghi lời mời, nhờ, đề nghị của em trong những trường hợp sau:

- Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt bài làm đúng

- Gọi 2, 3 HS đọc lại những lời nói hay.

theo nội dung từng bài - Lớp nhận xét

- 1 HS nêu yêu cầu của bài - HS nêu yêu cầu.

- Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng.

- HS trình bày trước lớp - Tuần 8, chủ điểm Thầy cô

+ Tập đọc: Người mẹ hiền, trang 63.

+ Kể chuyện: Người mẹ hiền, trang 64.

+ Chính tả: Tập chép Người mẹ hiền. Phân biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông, trang 65.

+ Tập đọc: Bàn tay dịu dàng, trang 66.

+ Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy, trang 67.

+ Tập viết: Chữ hoa G

+ Chính tả: Nghe - viết: Bàn tay dịu dàng. Phõn biệt ao/au, r/d/gi, uôn/uông, trang 69

+ Tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi, trang 69

- Nhận xét

- Hs đọc yêu cầu - HS nêu yêu cầu.

- Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm bảng phụ

a) Mẹ ơi, mẹ mua giúp con một tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 nhé!

b) Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát chung bài Bốn phương trời nhé!

c) Thưa cô, xin cô nhắc lại dùm em câu hỏi của cô!

- Nhận xét

- HS đọc lại những lời nói hay.

(29)

- Khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị cần có thái độ như thế nào?

3. Củng cố, dặn dò:

- Khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị cần có thái độ như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn Hs về chuẩn bị bài sau.

- Khi nói lời mời phải thân mật, thể hiện lòng hiếu khách.

+ Khi nói lời nhờ cần tỏ ra thiết tha, biết ơn

+ Khi nói lời yêu cầu cần có thái độ nghiêm túc.

-Vui vẻ, lịch sự, thể hiện sự tụn trọng

________________________________________

Ngày soạn: 5/11/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2019

CHÍNH TẢ

Tiết 9: KIỂM TRA ( TIẾT 8)

I. MỤC TIÊU:

- Kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét phần Tập đọc: đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8.

- Hiểu ý nghĩa của đoạn, nội dung của từng bài và trả lời được câu hỏi về nội dung bài.

- HS tích cực tự giác ôn luyện, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: phiếu ghi tên bài đọc.

- Học sinh : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

2) Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học

b) Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng - GV đưa phiếu và gọi Hs bốc thăm

- Yêu cầu Hs nhẩm bài trong thời gian 2 phút.

- Gọi Hs đọc bài bốc thăm.

- Gv đặt câu hỏi về đoạn hoặc nội dung của bài.

- Gv nhận xét

c) Đọc thầm và làm bài tập

Cho học sinh đọc thầm bài mua kính

- HS lên bảng bốc thăm sau đó đọc theo yêu cầu trong phiếu.

- Hs nhẩm bài bốc thăm được - Hs đọc bài bốc thăm được

- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên theo nội dung từng bài

- Lớp nhận xét

(30)

Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau:

Câu 1: Cậu bé muốn mua kính để làm gì?

a. Để nhìn rõ mọi vật b. Để đọc được sách c. Để đeo cho đẹp

Câu 2: Tại sao bác bán kính phì cười?

a. Vì cậu bé thử rất nhiều kính mà không được

b. Vì cậu bé đi mua kính không mang theo tiền.

c. Vì cậu bé nói: "Nếu cháu mà biết đọc thì cháu phải mua kính làm gì?"

Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

a. Cứ đeo kính thì đọc được sách

b. Không đeo kính sẽ không đọc được sách c. Muốn đọc được sách thì phải học

Câu 4: Dòng nào nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong mỗi dãy từ sau?

a. cậu bé, lười học, đọc, đeo kính, mua kính, cười.

b. bác bán kính, cười, đọc, đeo kính, mua kính.

c. đọc, đeo, mua, cười 3) Củng cố dặn dò - Tổng kết

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn Hs chuẩn bị giờ sau.

b. Để đọc được sách

c. Vì cậu bé nói: "Nếu cháu mà biết đọc thì cháu phải mua kính làm gì?"

c. Muốn đọc được sách thì phải học

c. đọc, đeo, mua, cười

_____________________________________

TOÁN

Tiết 45: TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS nắm được cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng

- HS biết tìm x trong các bài tập dạng x + a =b; a +x = b bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phầnvà kết quả của phép tính. Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. Biết giải bài toán có một phép trừ.

- Tự giác học tập, cẩn thận khi tính toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Các hình vẽ trong phần bài học, bảng phụ.

- HS: Vở; giấy nháp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(31)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ

- Gọi HS lên bảng tính 6 + 4 = 17 + 5 = 7 + 5 = 29 + 6 = - Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:

- GV ghi 6 + 4 và y/c HS tính tổng.

- Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên?

- GThiệu: Trong các giờ học trước, các em đã được học cách tính tổng các số hạng đã biết. Trong giờ học hôm nay, chúng ta sẽ học cách tìm 1 số hạng chưa biết trong 1 tổng khi biết tổng và 1 số hạng kia.

b. Giới thiệu cách tìm 1 số hạng trong 1 tổng:

Bước 1: Treo lên bảng hình 1 trong phần bài học.

Hỏi: Có tất cả bao nhiêu ô vuông? Được chia làm mấy phần? Mỗi phần có mấy ô vuông?

6 + 4 = ? 6 = 10 - ...

- 6 ô vuông là của phần nào?

- 4 ô vuông là của phần nào?

- Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ 2 ta được số ô vuông của phần nào?

- Tiến hành tương tự để rút ra KL:

+ Lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ô vuông của phần thứ 2.

- GV treo hình 2 lên bảng và nêu bài toán:

Có tất cả 10 ô vuông, chia làm 2 phần.

Phần thứ 2 có 4 ô vuông. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông. Ghi: x + 4 = 10

- Nêu cách tính số ô vuông chưa biết?

=> Vậy ta có: Số ô vuông chưa biết bằng 10 trừ 4.

- 2 h/s lên làm - Lớp nhận xét

- 6 và 4 được gọi là số hạng, 10 được gọi là tổng.

- 10 ô vuông - được chia làm 2 phần.

Phần thứ nhất có 6 ô vuông. Phần thứ 2 có 4 ô vuông.

4 + 6 = 10 6 = 10 – 4 - Phần thứ nhất.

- Phần thứ hai.

- Khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ 2 ta được số ô vuông của phần thứ nhất.

- Lấy 10 – 4 ( vì 10 là tổng số ô vuông trong hình. 4 ô vuông là phần đã biết )

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

Kiến thức : Đọc đúng, rõ ràng các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu.( Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của

- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 ( phát âm rõ ràng tốc độ khoảng 45 tiếng /phút); hiểu nội dung của đoạn, bài ( trả lời được câu

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 –

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn(bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu(phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung cả bài; trả lời câu