• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:………..…

Giảng:……….

Tiết 33+34 BÀI VIẾT SỐ 2 - VĂN BIỂU CẢM

I . Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp HS vận dụng kiến thức đã học về kiểu bài biểu cảm để viết bài. Qua đó đánh giá và có kế hoạch bồi dưỡng, uốn nắn kịp thời cho HS

- Biết làm một văn bản biểu cảm 2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo trong quá trình viết bài - Biết tạo lập một văn bản biểu cảm treo trình tự 4 bước

- Kĩ năng sống:

Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng nhận thức, ra quyết định, kĩ năng bộc lộ cảm xúc

3. Thái độ

Bộc lộ tình yêu đối với thiên nhiên 4. Phát triển năng lực

Rèn năng lực tạo lập văn bản: có ý tưởng, trình bày ý tưởng theo bố cục hợp lí, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian 90’

III. Thiết lập ma trận đề

Cấp độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Cổng trường mở ra

Xác định nhân vật chính và tâm trạng nhân vật

Số câu Số điểm

2 1

2 1

(2)

Tỉ lệ 10% 10%

Mẹ tôi Xác định phương thức biểu đạt.

Biết được tấm long của người mẹ

Số câu Số điểm Tỉ lệ

2 1 10%

2 1 10%

Cuộc chia tay của những con búp

Xác định ngôi kể

Hiểu được thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0,5 5%

1 0,5 5%

2 1 10%

Ca dao về tình cảm gia đình

Chép chính xác bài ca dao

Chỉ được NT đặc sắc Số câu

Số điểm Tỉ lệ

½ 1 10%

½ 1 1%

1 2 20 Sông núi

nước Nam

Cảm nhận được bài thơ

Liên hệ thực tế Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1/2 4 40%

½ 1 10%

1 5 50 Viết văn - Nhận

diện được yêu cầu của kiểu

Xác định được tầm quan

Viết được văn bản biểu cảm kết hợp với

(3)

bài văn biểu cảm:

đối tượng và tình cảm cần biểu hiện.

- Nêu được 4 bước làm bài văn biểu cảm.

trọng của các bước làm bài văn biểu cảm và lí giải được lí do

miêu tả. Bài viết thể hiện được tình cảm của bản thân đối với loài cây mà mình yêu, tình cảm trong bài văn phải là tình cảm chân thành, trong sáng.

Số câu:

1/2 Số điểm:

1 10%

Số câu:

Số điểm:

1 10%

Số câu: 1 Số điểm:5 Tỉ lệ:

70%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ

5 2,5 25%

½ 1 10%

1 0,5 5%

½ 1 10%

1/2 4 40%

½ 1 10%

8 10 100%

IV. Đề bài

Phần A: Trắc nghiệm (3 điểm) Em hãy khoanh tròn trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Xác định nhân vật chính trong văn bản “Cổng trường mở ra”?

A. Người mẹ B. Người con

C. Bà ngoại D. Phụ huynh học sinh

Câu 2: Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của con như:

A. Phấp phổng, lo lắng B. Thao thức, đợi chờ C. Vô tư, thanh thản D. Phụ huynh học sinh

Câu 3: Văn bản “Mẹ tôi được viết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Tự sự B. Biểu cảm

C. Nghị luận D. Miêu tả

Câu 4: Trong văn bản “Mẹ tôi” của Ét-môn- đô Đơ-a-mi-xi là người:

A. Yêu thương và luông chiều con B. Rất nghiêm khắc với con

C. Không tha thứ cho lỗi lầm của con D. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con Câu 5: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê được kể theo ngôi kể nào?

(4)

A. Người em B. Người mẹ

C. Người anh D. Người kể vắng mặt

Câu 6: Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Phê phán những bậc làm cha, làm mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.

B. Thể hiện sự thông cảm đối với những đứa trẻ không may rơi vào cảnh gia đình chia li.

C. Ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy.

D. Tổ ấm gia đình là vô cùng thiêng liêng, vì vậy mỗi thành viên trong gia đình phải biết giữ gìn, bảo vệ tổ ấm.

Phần B: Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (2đ): Yêu cầu của một bài văn biểu cảm bao gồm những gì? Hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm? Có thể bỏ qua một trong những bước đó không? Vì sao?

Câu 2 (5đ): Loài cây em yêu

ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Phần I: Trác nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6

Điểm A C B D C D

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1

2.0 điểm + Yêu cầu của bài văn biểu cảm bao gồm đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện (0,5đ)

+ Muốn làm tốt bài văn biểu cảm cần trải qua 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý; viết bài và sửa chữa (0,5đ)

+ Trong 4 bước đó thì không thể bỏ qua một bước nào (1đ)

+ Vì cả 4 bước đều quan trọng: bước 1 sẽ giúp định hướng làm bài, bước 2 giúp trình bày bài theo trình tự hợp lí, bước 3 giúp trình bày bài cụ thể, bước 4 giúp bài viết được hoàn thiện về cách diễn đạt chính tả, từ ngữ

1.0 điểm

Câu 2

5 điểm - Giới thiệu được loài cây mình yêu thích và nêu được lí do yêu thích. Biết dẫn dắt, giới thiệu được đối tượng biểu cảm

- Các đặc điểm, phẩm chất của loài cây đó (0,5đ)

- Công dụng đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tâm hồn của con người (0,5đ)

- Tác dụng của loài cây đó đối với cuộc sống của riêng em

5 điểm

(5)

(1,5đ)

Nêu tình cảm của bản thân đối với loài cây đó

Câu 1 ( 2đ): Yêu cầu của một bài văn biểu cảm bao gồm những gì? Hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm? Có thể bỏ qua một trong những bước đó không? Vì sao?

Câu 2 (5đ): Loài cây em yêu V. Hướng dẫn chấm

Câu 1: 2đ

- Mức tối đa: Nêu đầy đủ các ý

+ Yêu cầu của bài văn biểu cảm bao gồm đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện (0,5đ)

+ Muốn làm tốt bài văn biểu cảm cần trải qua 4 bước: tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn ý;

viết bài và sửa chữa (0,5đ)

+ Trong 4 bước đó thì không thể bỏ qua một bước nào (1đ)

+ Vì cả 4 bước đều quan trọng: bước 1 sẽ giúp định hướng làm bài, bước 2 giúp trình bày bài theo trình tự hợp lí, bước 3 giúp trình bày bài cụ thể, bước 4 giúp bài viết được hoàn thiện về cách diễn đạt chính tả, từ ngữ…(1đ)

- Mức chưa tối da: Trả lời được ý nào cho điểm ý đó - Mức không đạt: Không nêu được ý nào hoặc không làm Câu 2: 5đ

* Tiêu chí về nội dung các phần bài viết ( 4,5đ) 1. Mở bài (0,5đ)

- Mức tối đa: Giới thiệu được loài cây mình yêu thích và nêu được lí do yêu thích.

Biết dẫn dắt, giới thiệu được đối tượng biểu cảm

- Mức chưa tối đa (0,25đ): Giới thiệu được loài cây nhưng chưa nêu được lí do hoặc dẫn dắt không tự nhiên, còn mắc lỗi diễn đạt về từ, câu, chính tả

- Mức không đạt: Không biết giới thiệu, lạc đề hoặc không có mở bài 2. Thân bài (3,5đ)

- Mức tối đa: Nêu được các ý sau

+ Các đặc điểm, phẩm chất của loài cây đó (0,5đ)

+ Công dụng đối với cuộc sống vật chất và cuộc sống tâm hồn của con người (0,5đ)

+ Tác dụng của loài cây đó đối với cuộc sống của riêng em (1,5đ) - Mức chưa tối đa: Trình bày được ý nào cho điểm ý đó

- Mức không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên 3. Kết bài (0,5đ)

- Mức tối đa: Nêu tình cảm của bản thân đối với loài cây đó - Mức chưa tối đa (0,25đ): Nêu được nhưng tình cảm còn hời hợt - Mức không đạt: Không nêu được tình cảm hoặc không có kết bài

(6)

* Các tiêu chí khác (1,5đ) 1. Hình thức (0,5đ)

- Mức tối đa: Bố cục đầy đủ, rõ ràng, đối tượng biểu cảm cụ thể, chữ viết rõ ràng, trình bày sáng sủa, khoa học

- Mức chưa tối đa (0,25đ): Bố cục không rõ ràng, trình bày còn bẩn

- Mức không đạt: Không có bố cục, thiếu ý, chữ viết ẩu, mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu

2. Sáng tạo (1đ)

- Mức tối đa: Biết vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa và yếu tố miêu tả hợp lí, tự nhiên, ngôn ngữ chọn lọc, đa dạng các kiểu câu, tình cảm trong sáng, chân thành

- Mức chưa đạt (0,5đ): Bài viết đạt được haitrong các yêu cầu trên - Mức không đạt: Không có những yêu cầu trên hoặc không làm bài

* Củng cố: 1’

- Gv thu bài và nhận xét giờ làm bài

* Hướng dẫn về nhà: 3’

- Ôn tập lại cách làm bài văn biểu cảm

- Chuẩn bị bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm

+ Có mấy cách lập ý thường gặp trong bài văn biểu cảm? Đó là những cách nào?

+ Đọc ngữ liệu và phân tích, trả lời câu hỏi để tìm ra các cách lập ý cho bài văn biểu cảm

+ Chuẩn bị bài tập phần luyện tập trong sgk V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:……….

Giảng:………... Tiết 35 HD ĐỌC THÊM

XA NGẮM THÁC NÚI LƯ (Lý Bạch)

& PHONG KIỀU DẠ BẠC (Trương Kế) I. Mục tiêu

(7)

1. Kiến thức

- Biết được vài nét về tác giả Lí Bạch và Trương Kế

- Thấy được vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ

- Hiểu được nghệ thuật độc đáo của bài thơ 2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu van bản thơ Đường luật qua bản dịch tiếng Việt

- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt

3. Thái độ

- Bước đầu có ý thức sử dụng phần dịch nghĩa trong phần phân tích văn bản, tích luỹ thêm vốn từ Hán Việt

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em đông thời biết trân trọng những vẻ đẹp của quê hương.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực cảm thụ tác phẩm văn học thơ Đường luật - Năng lực phân tích

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác

*Kĩ năng sống

+ Kĩ năng tự nhận thức: giúp hs có kĩ năng tự đánh giá được giá trị bản thân + Kĩ năng thể hiện sự cảm thông: giúp hs thể hiện được sự cảm thông của các nhà thơ trong cảnh xa quê

*Tích hợp môi trường: môi trường sống trong lành

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tình cảm yêu thương, trách nhiệm giữa con người với con người - Trân trọng vẻ đẹp và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người II. Chuẩn bị

- GV: sgk, giáo án, máy chiếu - HS : vở bài tập, sgk

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP phát vấn câu hỏi, giảng bình, quy nạp.

- KT động não, trình bày một phút, đọc hợp tác IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Đọc thuộc lòng và phân tích bài “Bạn đến chơi nhà”?

3. Bài mới: Giới thiệu bài 1'

(8)

Thơ Đường là thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường TK VII – X. Thơ Đường vừa có tính độc đá vừa có tính cổ điển. Thơ Đường ra đời trước nền văn học trung đại VN gần 3 thế kỉ nên nó là sản phẩm tinh thần vừa xa, vừa gần như- ng vẫn ánh lên những tâm hồn cao đẹp nên nó được các nhà thơ trung đại VN sử dụng nhiều trong các sáng tác của mình. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những nét độc đáo đó qua hai bài thơ : “Vọng Lư sơn bộc bố” và “ Phong Kiều dạ bạc”.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 3’

- Mục tiêu: nắm được đôi nét về tác giả và bài thơ - PP vấn đáp

- KT: hỏi trả lời

- Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân

? Có ý kiến cho rằng, Lí Bạch được gọi là Thi tiên? Em có đồng tình không? Vì sao?

- HS suy nghĩ, trả lời.

Gv bổ sung: Thi tiên là ông tiên làm thơ. Ông làm rất nhiều thơ khoảng hơn 2000 bài nhưng ông không lưu giữ mà những bài thơ của ông còn lại là do nhân dân lưu truyền. Đến nay còn khoảng 1000 bài. Thơ ông rất giản dị, ngôn ngữ không gọt giũa, trau chuốt nhưng ý tình sâu sắc, mỗi bài là một sự phát hiện mới mẻ. Vì thế nó có sự ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hoch TQ.

? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Giống với bài thơ nào đã học?

- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, giống bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.

*Tích hợp môi trường: môi trường sống trong lành, phải biết giữ gìn, bảo tồn thiên nhiên nói chung và các thác nước nơi em sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.

Hoạt động 2: 19’

- Mục tiêu: Đọc cảm thụ bài thơ Đường, phân tích nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, quy nạp

- KT: đọc hợp tác, trình bày một phút - Phương tiện: sgv, sgk

A. Bài Xa ngắm thác núi Lư

I. Giới thiêu chung

1. Tác giả: (701 – 762) nhà thơ nổi tiếng của TQ đời Đường - Được mệnh danh là

“Tiên thơ”

2. Tác phẩm

Là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

(9)

- Hình thức: cá nhân

- GV hướng dẫn đọc: giọng phấn chấn, hùng tráng, ca ngợi. Nhấn mạnh các từ : vọng, sinh, quải, nghi, lạc

- GV đọc mẫu -> gọi 2 HS đọc

- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu những từ khó.

? Văn bản sử dụng phương thức miêu tả hay biểu cảm?

- Cả 2: kết hợp miêu tả + biểu cảm -> Tả cảnh ngụ tình

? Đối tượng được miêu tả ở đây là gì? Qua đó bộc lộ tình cảm gì?

- Thác Núi Lư -> cảm xúc yêu mến tự hào.

? Như vậy có mấy nội dung được phản ảnh trong bài thơ?

- 2 nội dung : Cảnh thác Núi Lư Tình cảm của tác giả

? Theo em nội dung nào có thể vẽ thành tranh? Nhận xét bức tranh minh hoạ trong SGK?

- Vẽ được nội dung 1, nội dung 2 chỉ cảm nhận được bằng tâm hồn -> Bức tranh chưa minh hoạ được tình cảm người trước thác này.

*GV: Bố cục bài thơ khá độc đáo không phải là 1/1/1/1 mà là 1/3

? Căn cứ vào chữ “vọng” đầu đề bài thơ và chữ “ dao ” trong câu 2, xác định vị trí đứng ngắm thác nước?

- Đứng từ xa ngắm thác nước.

? Vị thế ấy có lợi gì trong việc miêu tả?

- Đứng xa không khắc hoạ được cảnh vật chi tiết tỉ mỉ nhưng thấy được vẻ đẹp toàn cảnh -> rất phù hợp đối tượng miêu tả là thác nước.

? Câu 1 miêu tả cảnh gì và miêu tả như thế nào?

- Tả núi Hương Lô với đặc điểm nổi bật nhất: hơi khói

? Câu thơ 1 có tác dụng ntn trong bài thơ?

- Phác ra phông nền của bức tranh toàn cảnh thác núi Lư.

? Vì sao dân gian gọi núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?

- Núi cao có mây mù che phủ trông xa như chiếc lò hương -> Gọi là Hương Lô.

? Tác giả miêu tả thác vào thời điểm nào? Nhận xét về phông nền của bức tranh?

- Lúc mặt trời chiếu rọi sáng rực làm nảy sinh màu khói

2. Phân tích 2.1. Cảnh núi Lư Câu 1

+ Tả núi Hương Lô đặc điểm nổi bật:

hơi khói, mặt trời chiếu rọi vào Hương Lô làm nảy sinh màu khói tía. Thiên nhiên hùng vĩ, huyền ảo.

(10)

đỏ tím -> cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như thần thoại

* HS đọc 3 câu tiếp và diễn xuôi

- Khói phủ -> Thác như treo trên núi -> nước từ trên cao đổ xuống trắng như sông Ngân theo 1 đường thẳng đứng

? Quải có nghĩa gì? Em hình dung thác nước như thế nào qua câu thơ thứ 2?

- Thác nước chảy xuống nhìn xa như một tấm lụa trắng treo từ đỉnh Hương Lô buông xuống mềm mại, uyển chuyển. Câu thơ hàm ý ca ngợi vẻ đẹp phi thường của thác nước.

GV: vẫn là cảnh tĩnh câu 1: Màu tím, câu 2: trắng tạo nên khung cảnh tươi sáng, huyền ảo.

? Bản dịch bỏ mất chữ “treo” có hạn chế gì?

- Hình ảnh dòng thác mờ nhạt, không nổi bật.

* Hs đọc câu 3

? Câu thơ thứ 3 có gì khác hai câu trên?

- Cảnh tĩnh chuyển sang động

? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả cảnh thác chảy? Từ nào thể hiện rõ nghệ thuật đó?

- Khoa trương (đặc điểm thơ văn ) thể hiện ở từ “phi”.

- Động từ “phi lưu” đặt ở đầu câu mạnh động thái của dòng nước gợi tả tốc độ chảy nhanh, mạnh.

VD: - Tóc trắng ba nghìn trượng Vì buồn dài lê thê

- Đầm sâu nghìn thước Đào Hoa Không bằng tình bác tiễn ta sâu nhiều -> cảm xúc mạnh, cần số đo lớn

? Em hình dung dòng thác chảy như thế nào? Qua đó thấy được đặc điểm gì của dãy núi Lư và đỉnh Hương Lô?

- Dòng nước lao thẳng mạnh xuống -> hình dung thế núi cao, dốc thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ.

- Cực tả thác nước chảy vừa nhanh, vừa mạnh, vừa cao -> Gợi tả sức sống mãnh liệt của thác nước.

-> Bức tranh sống động.

* HS đọc câu 4

? Em hiểu “nghi thị” có nghĩa là gì?

- Tưởng như là, ngỡ là -> biết sự thực không phải vậy mà vẫn tin là vậy.

Câu 2

Miêu tả thác nước tráng lệ, kì vĩ hiếm có.

Câu 3

Miêu tả tốc độ chảy ghê gớm của thác nước núi Lư tạo nên nét thăng hoa của cảm hứng và bút pháp lãng mạn của nhà thơ.

Câu 4

(11)

? Phân tích nội dung, nghệ thuật ở câu 4?

- Hình ảnh ẩn dụ "Dải ngân hà” để so sánh thác núi Lư->

là nét vẽ phóng đại thần tình ca ngợi công trình tráng lệ và kì vĩ của tạo hoá.

- Dùng từ “lạc”: táo bạo, gợi hình, gợi cảm.

*GV: Nhiều người coi câu thơ cuối là “danh cú” bởi nó đã huyền thoại hóa một hình ảnh tạo vật ở trần gian và ngược lại nó trần gian hoá hình ảnh huyền thoại.

? Qua phần phân tích, em thấy cảnh thác núi Lư là cảnh như thế nào?

- Hs suy nghĩ, trả lời.

- Gv chốt.

? Qua cảnh vật miêu tả, em thấy được gì về tâm hồn và tính cách nhà thơ?

- Say mê khám phá những vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên - Tình yêu quê hương đất nước

- Tính cách hào phóng mạnh mẽ - 2 HS phát biểu -> GV chốt

* Tích hợp kĩ năng sống:

Suy nghĩ, thảo luận, cảm nhận về giá trị nội dung, nghệ thuật; về ý nghĩa các tình tiết trong tác phẩm hoặc bài học rút ra.

? Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

- Hs khái quát.

Hình ảnh ẩn dụ

"Dải ngân hà” để so sánh thác núi Lư-> là nét vẽ phóng đại thần tình ca ngợi công trình tráng lệ và kì vĩ của tạo hoá.

Thác núi Lư là cảnh tượng kỳ ảo, hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên.

2.2. Tình cảm của nhà thơ

Lí Bạch là người yêu tha thiết, mãnh liệt thiên nhiên và tổ quốc.

4. Tổng kết 4.1. Nội dung

Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của thác núi Lư đồng thời cũng thể hiện t/y quê hương, vẻ đẹp của đất nước.

4.2. Nghệ thuật - Hình ảnh tráng lệ.

- Sử dụng từ ngữ đặc tả.

- Trí tưởng tượng bay bổng.

4.3. Ghi nhớ - sgk

(12)

Hoạt động 3: 3’

- Mục tiêu: Hiểu được đôi nét về tác giả và bài thơ - PP vấn đáp

- KT: động não, hỏi trả lời, đọc hợp tác - Phương tiện: sgv, sgk

- Hình thức: cá nhân

? Nêu những nét lớn về tác giả? Tác phẩm?

……….

………

Hoạt động 4: 10’

- Mục tiêu: Đọc hiểu văn bản và phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- PP: vấn đáp, quy nạp - KT: động não, hỏi trả lời - Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân - Gọi HS đọc bài thơ

*GV giải thích cho HS biết địa danh : Phong Kiều - Phía tây thành Cô Tô

? Tiếng quạ được đưa vào ngay đầu câu có tác dụng gì?

- Tiếng quạ: động , tăng cái tĩnh của cảnh vật buồn thê lương .

? Cảnh câu 2 có điểm gì khác?

- Cây phong -> mùa thu - Ánh đèn chài -> ánh sáng

-> đối sánh với tâm trạng buồn rầu kéo dài của tác giả -> biểu cảm trực tiếp.

? Nhận xét gì về không gian trong câu 3,4? Chú ý trong phiên âm và bản dịch thơ. Dịch thơ như thế có ảnh hưởng gì đến nội dung?

- Không gian mở rộng ( ngoài bến Phong Kiều)

- Dịch thơ: chủ thể là chiếc thuyền, phiên âm chủ thể là tiếng chuông -> làm mất đi sức ngân của âm thanh tiếng chuông.

? Em hình dung như thế nào về cảnh ở bến Phong Kiều?

- Hs trả lời, gv chốt.

? Từ những điều nghe thấy khi đỗ thuyền ở bến Phong

B. Bài Phong Kiều dạ bạc

I. Giới thiêu chung 1. Tác giả

- Sống khoảng giữa thế kỷ VIII.

- Thơ ông chủ yếu tả phong cảnh.

2. Tác phẩm

- Là bài thơ tả cảnh ngụ tình

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Phân tích

2.1. Cảnh ở bến Phong Kiều

Cảnh bến Phong Kiều được tái hiện sinh động, mênh mông nhưng vắng lặng, đìu hiu.

2.2. Tâm trạng của

(13)

Kiều em cảm nhận được tâm trạng của tác giả ntn?

- Tâm trạng thao thức của một khách xa quê trong đêm không ngủ.

? Nghệ thuật của bài thơ?

- GV chốt bằng ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc diễn cảm Hoạt động 5 (5p)

- Mục tiêu: Vun đắp tình yêu thiên nhiên cho các em - Phương pháp: Phân tích, thuyết trình

- Kĩ thuật: động não, viết sáng tạo - Phương tiện: sgv, sgk

- Hình thức: cá nhân

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó với cuộc sống - Tự lập, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.

nhà thơ trong đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều.

Trằn trọc, thao thức, trăn trở và nỗi buồn, nỗi cô đơn của người lữ khách xa quê.

3. Tổng kết 3.1. Nội dung 3.2. Nghệ thuật

3.3. Ghi nhớ: sgk(112 - 113)

III. Luyện tập

Viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày những hành động em có thể làm để bảo vệ môi trường.

4. Củng cố: 1’

- Đọc diễn cảm 2 bài thơ

- Cảm nhận của em qua bài “Xa ngắm ...”

5. Hướng dẫn về nhà : 3’

- Học thuộc lòng 2 bài thơ, nắm nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ.

- Chuẩn bị bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh + Tìm hiểu đề tài về ánh trăng trong thơ Lí Bạch + Phân tích nội dung bài thơ:

Nội dung của 2 câu đầu là gì?

Vị trí của thi nhân khi nhìn thấy trăng?

Em hiểu “Sàng” nghĩa là gì? Qua đó gợi cho em điều gì về hành động của chủ thể?

Trăng được gợi tả như thế nào trong 2 câu thơ đầu Trăng tiếp tục được gợi tả như thế nào ở câu 3?

Từ “minh nguyệt” lặp lại 2 lần có tác dụng gì?

Tâm trạng của Lí Bạch ntn?

Trong bài tác giả sử dụng rất ít màu sắc nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiên tâm trạng. Em hãy nhận xét?

Vì sao nhìn trăng tác giả lại nhớ quê Phân tích 2 câu 3, 4

Theo em “nhớ cố hương” là thế nào?

(14)

Vậy, với tác giả, đây là ánh trăng của hiện tại hay còn là ánh trăng của ngày xưa ở quê nhà? Dụng ý?

Hình ảnh “cúi đầu nhớ cố hương” gợi em suy nghĩ gì về cuộc đời tác giả, tình cảm quê hương của con người?

Tại sao bài thơ được đánh giá là bài thơ “Trăng tuyệt bút”

Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn, tài năng của nhà thơ?

Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ trong bài thơ?

V. Rút kinh nghiệm

………...………

………...………..

………...

………

………

Soạn: ……….…

Giảng:……….…

Tiết 36 TỪ ĐỒNG NGHĨA

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

Giúp HS hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, hiểu và phân biệt được đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn

2. Kĩ năng

- Nhận biết được từ đồng nghĩa trong văn bản

- Phân biệt được từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa

- Kĩ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, ra quyết định

3. Thái độ

Biết trân trọng cách sử dụng từ đồng nghĩa của mỗi người 4. Phát triển năng lực

- Năng lực phân tích

- Năng lực nhận thức vấn đề sử dụng từ đồng nghĩa trong các tình huống giao tiếp

- Năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo

(15)

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TÔN TRỌNG, HỢP TÁC, TRÁCH NHIỆM

*Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác

- Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả - Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc

II. Chuẩn bị

- GV: sgk, giáo án, máy chiếu - HS: trả lời câu hỏi trong SGK III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, tư duy, trò chơi - KT động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Hãy cho biết các lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ`? Cách sửa ? Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 7’

- Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa và lấy được ví dụ từ đồng nghĩa

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, tư duy - KT động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện: sgv, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

- GV chiếu ngữ liệu và yêu cầu hs đọc phần ngữ liệu (phần dịch thơ bài Xa ngắm thác núi Lư)

? Tìm từ đồng nghĩa với từ “Rọi’’, “Trông’’? Nghĩa của từ?

- Rọi: Chiếu -> chiếu ánh sáng vào vật nào đó -> Soi - Trông: nhìn -> nhìn để nhận biết -> Nhìn, ngó, dòm...

? Ngoài nghĩa trên từ “trông” còn có nghĩa nào khác nữa?

- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn .

I. Thế nào là từ đồng nghĩa

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Trong các ngữ liệu đã cho có các từ ngữ ý nghĩa gần giống nhau.

(16)

- Mong.

? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên?

- Trông coi, chăm sóc, coi sóc - Mong, hi vọng, trông mong

*GV: Các từ trong cùng 1 nhóm nghĩa, có nghĩa giống nhau và các từ khác nhóm nghĩa thì nghĩa gần giống nhau.

? Từ “trông” thuộc loại từ gì đã học ở lớp 6?

- Từ nhiều nghĩa

? Thế nào là từ đồng nghĩa ? - Gọi 2 HS đọc ghi nhớ 1

………

……….

Hoạt động 2: 8’

- Mục tiêu: Nắm được các loại từ đồng nghĩa và việc sử dụng từ đồng nghĩa đúng mục đích

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi

- Phương tiện: sgv, sgk - Hình thức: cá nhân

? So sánh nghĩa của từ “ quả’’ và “ trái’’ trong 2 VD?

- Giống nhau hoàn toàn, có thể dùng thay thế trong mọi hoàn cảnh.

=> gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn

* Tích hợp kĩ năng sống

Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

? Nghĩa của hai từ “ bỏ mạng’’ và “hi sinh’’ trong các câu đó có điểm gì giống nhau? Điểm nào khác nhau?

- Giống : về nghĩa (chết)

- Khác : sắc thái ý nghĩa : - khinh bỉ, coi thường - kính trọng, khâm phục

=> hai từ trên đồng nghĩa không hoàn toàn

? Em hiểu như thế nào về từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?

- 2 HS phát biểu -> gọi HS đọc ghi nhớ 2

……….

………

Hoạt động 2: 7’

- Mục tiêu: HS biết sử dụng từ đồng nghĩa trong giao

2. Ghi nhớ 1 sgk

II. Các loại từ đồng nghĩa

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

1.1. Đồng nghĩa hoàn toàn:

Sắc thái ý nghĩa giống nhau

1.2. Đồng nghĩa không hoàn toàn

- Sắc thái ý nghĩa không giống nhau

2. Ghi nhớ 2 sgk

III. Sử dụng từ đồng nghĩa

(17)

tiếp

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT động não, đặt câu hỏi, khăn phủ bàn

* Tích hợp kĩ năng sống

Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân

- Hs thảo luận nhóm theo KT khăn phủ bàn

? Thử thay các từ đồng nghĩa: “quả - trái”, “bỏ mạng - hi sinh’’ trong các VD trên rồi nhận xét ? + Từ : trái - quả : thay thế được

+ Bỏ mạng - hi sinh: không thay thế được vì sắc thái biểu cảm khác nhau...

? Tại sao đoạn trích “ Chinh phụ ngâm khúc’’ lấy tiêu đề “ Sau phút chia li’’?

- Hai từ “ chia tay và chia li’’ đều có nghĩa “rời nhau, mỗi người đi một nơi” nhưng “ chia li ’’ mang sắc thái cổ xưa và diễn tả được cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.

? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điểm gì ? - 2 HS phát biểu -> GV chốt ghi nhớ 3

- PP nêu và Hoạt động 3 : 14’

- Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập về từ đồng nghĩa - PP nêu và giải quyết vấn đề, trò chơi

- KT động não, chia nhóm - Phương

- Hs đọc y/c của bài.

HS trình bày miệng.

miệng

+ Gan dạ - dũng cảm + Chó biển - hải cẩu + Nhà thơ - thi sĩ + Đòi hỏi - yêu cầu + Mổ xẻ - phẫu thuật + Năm học - niên khoá + Của cải - tài sản + Loài người - nhân loại + Nước ngoài - ngoại

quốc

+ Thay mặt - đại diện

- HS lên bảng làm.

+ Máy thu thanh – Rađiô + Xe hơi - ô tô

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Thay thế cho nhau

- Lựa chọn từ phù hợp với ngữ cảnh

2. Ghi nhớ 3: sgk( 115) III. Luyện tập

Bài 1 (115)

Bài 2 (115)

(18)

+ Sinh tố - Vitamin + Dương cầm – Pianô - Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi tiếp sức.

- Chia lớp 3 nhóm. Các thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng làm, t/ g 3’.

- HS lên bảng làm

Gv hướng dẫn hs làm các BT còn lại.

*Tích hợp giáo dục đạo đức

- Tôn trọng, lắng nghe và hiểu người khác;

Lựa chọn cách sử dụng tiếng Việt đúng nghĩa, trong sáng, hiệu quả.

Bài thêm: Viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng từ đồng nghĩa.

Bài 3 (115)

+ Heo - lợn + Bố - ba, thầy, tía + Má- mẹ ,

u , bầm

+ vô - vào

Bài 4 (115)

a) Đưa : trao d) nói:

b) Đưa :tiễn đ) đi : mất

c) Kêu: nói, ca cẩm Bài 6 (116)

a) Thành quả -> thành tích b) Ngoan cố -> ngoan c- ường

c) Nghĩa vụ -> nhiệm vụ d) Giữ gìn -> bảo vệ Bài 7 (116)

a) Điền: đối xử, hoặc đối đãi vào C1; Điền đối xử vào C2

b) Điền “ trọng đại” hoặc

“To lớn” vào câu 1

Điền “ to lớn” vào câu 2 Bài 9 (117)

- Hưởng lạc – hưởng thụ - Bao che – che chở - Giảng dạy : dạy - Trình bày – trưng bày

4. Củng cố: 1’

- Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại?

- Sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Nắm chắc nội dung bài học

(19)

- Làm bài tập 5, 8 ( 115, 116) - Chuẩn bị bài Từ trái nghĩa

+ Tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa + Cách sử dụng từ trái nghĩa + các loại từ trái nghĩa

+ Đọc và trả lời câu hỏi trong sgk + Chuẩn bị bài tập phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

………...

………...

...

………...………..

………...………...

____________________________________

KIỂM TRA 15P A. Ma trận

Cấp độ Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

TN TL TN TL Thấp Cao

Từ ghép Nhận biết

được từ ghép, phân biệt được từ ghép và từ láy Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0,5 5%

1 0,5 5%

Quan hệ từ

Khái niệm

Nhận biết được quan hệ từ trong câu

Đặt câu có chứa quan hệ từ

(20)

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1/2 1 10%

1 0,5 5%

½ 2 20%

2 3,5 35%

Sông núi nước Nam

Hiểu được ý nghĩa của bài thơ Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0,5 5%

1 0,5 5%

Qua Đèo Ngang

Nhận biết được thể thơ của bài

Cảm nhận về cụm từ

“ta với ta”

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1 0,5 5%

½ 1 10%

2 1,5 15%

Từ đồng nghĩa

Khái niệm, cấu tạo phân chia thành mấy loại

Lấy ví dụ

Số câu Số điểm Tỉ lệ

2/3 2 20%

1/3 1 10%

1 3 30%

Bạn đến chơi nhà

Cảm nhận về cụm từ

“ta với ta”

Số câu Số điểm Tỉ lệ

½ 1 10%

½ 1 10%

Tổng số câu Tổng số

3 3,5

2 1

3 2,5

2 3

7 10

(21)

điểm Tỉ lệ

35% 10% 25% 30% 100%

B. Đề

I. TRẮC NGHIỆM (2đ) Khoanh tròn vào đáp án đúng.

Câu 1. Các từ “mặt mũi”, “máu mủ” thuộc loại từ nào?

A. Từ láy B. Từ ghép C. Đại từ

D. Từ Hán Việt

Câu 2. “Nhà em nghèo và em cố gắng vươn lên trong học tập” mắc lỗi gì về quan hệ từ?

A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ

C. Dùng quan hệ từ không phù hợp

D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết

Câu 3. Xác định ý nghĩa của bài thơ “Sông núi nước Nam”?

A. Bài thơ là áng thiên cổ hùng văn

B. Bài thơ là khúc ca khải hoàn mừng chiến thắng C. Bài thơ là hồi kèn xung trận

D. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Câu 4. Bài thơ Qua Đèo Ngang viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Lục bát

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt II. TỰ LUẬN (8đ)

Câu 1. Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa có mấy loại? Mỗi loại lấy một ví dụ?(3đ).

Câu 2. Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu với 2 cặp quan hệ từ? (3đ) Câu 3.(2đ)

Cảm nhận về cụm từ “ta với ta” trong 2 bài thơ: Qua Đèo Ngang và bài Bạn đến chơi nhà bằng 3-5 câu văn.

ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM

(22)

Phần I: Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1 2 3 4

Điểm B C D A

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 3.0 điểm

- Khái niệm - Chia 2 loại - Ví dụ

2.0 điểm 1.0 điểm 1.0 điểm Câu 2

3.0 điểm

- Khái niệm - Ví dụ

1.0 điểm 2.0 điểm

Câu 3 2.0 điểm

- Ý nghĩa - Cảm nhận

1.0 điểm 1.0 điểm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học