• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 9 Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2021 Tập đọc - Kể chuyện GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Tập đọc

- Đọc đúng, rành mạch; biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm tha thiết gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.

- Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước.

2. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

- HSNK trả được câu hỏi 5 và kể được cả câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa (SGK), bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. HĐ mở đầu (5p)

Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. Đọc thuộc lòng bài thơ: “Tiếng ru”

- HS 1: đọc khổ 1+ 2 - HS 2 : Đọc khổ 3

- HS 3: Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

- GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.

B. Hình thành kiến thức mới (20-25p) 1. GV đọc diễn cảm toàn bài

2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV theo dõi sửa lỗi phát âm: luôn miệng, vui lòng, ánh lên, lẳng lặng.

* Đọc từng đoạn trước lớp

- 3 em đọc thuộc lòng bài thơ.

- Lớp nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi SGK.

- HS đọc nối tiếp, mỗi em một câu (2 lượt). Lớp theo dõi, nhận xét

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài, cả lớp theo dõi (2 lượt)

(2)

- Theo dõi, kết hợp nhắc nghỉ hơi đúng:

“Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...//

Dạ không!// Bây giờ tôi mới biết hai anh.// Tôi muốn làm quen …

- Giảng nghĩa từ mới: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi, qua đời.

+ Đặt câu với từ "đôn hậu"?

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- Thi đọc

- Nhận xét, tuyên dương - Gọi HS đọc cả bài.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài (12-15p) - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:

+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai? (cùng ăn với ba người thanh niên)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:

+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? (Lúc Thuyên đang lúng túng vì quên tiền thì một trong ba anh thanh niên xin được trả giúp)

+ Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì? (vì không nhớ anh thanh niên này là ai) + Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen với Thuyên và Đồng?

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:

+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? (Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến người mẹ ở quê …)

- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn 3.

+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê

- HS luyện đọc.

- HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa.

- 2 HS đặt câu - Đọc theo cặp.

- 2 nhóm đọc thi

- Lớp nhận xét, bình chọn.

- 1 HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS cả lớp đọc thầm đoạn 2.

- HS trả lời các câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận, phát biểu.

- 1 HS đọc đoạn 3.

- Thảo luận cặp đôi và trả lời.

- HS đọc thầm và trao đổi nhóm.

- Vài HS phát biểu.

- Nhận xét, bổ sung.

(3)

hương? (… lẳng lặng cúi đầu, … yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ)

- Yêu cầu HS đọc cả bài, trả lời câu hỏi:

* Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương? (Giọng quê hương giúp những người cùng quê thêm gắn bó, gần gũi nhau hơn)

* GV tiểu kết

C. Hoạt động luyện tập thực hành (7- 9 p)

- GV đọc mẫu đoạn 2, 3.

- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, 3 - Đánh giá nhận xét từng em.

- Hướng dẫn HS đọc phân vai.

- Luyện đọc trong nhóm.

- Tổ chức thi đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS đọc đúng giọng nhân vật

Kể chuyện 1. Nêu nhiệm vụ: (3 phút)

Dựa vào tranh minh họa kể lại câu chuyện Giọng quê huơng

2. Hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh (15-20 phút)

+ Nêu sự việc được kể trong từng tranh?

- Tranh 1: Thuyên và Đồng vào quán ăn.

Trong quán đã có 3 thanh niên đang ăn.

- Tranh 2: Một trong ba thanh niên xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen.

- Tranh 3: Ba người trò chuyện. Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, cả lớp trao đổi.

* 1, 2 HS xung phong phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS theo dõi.

- 3,5 em luyện đọc theo hình thức cá nhân.

- 2 nhóm mỗi nhóm 3 em luyện đọc phân vai.

- 1 nhóm thi đọc toàn truyện theo vai.

Cả lớp theo dõi bình chọn.

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát tranh minh họa

- HS trả lời.

- Từng cặp HS nhìn tranh, tập kể một đoạn của câu chuyện.

- 3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp theo ba tranh.

- 1, 2 HS kể lại toàn truyện.

(4)

- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV nhận xét (nội dung, diễn đạt, thể hiện).

D. Vận dụng trải nghiệm (3 phút) + Quê hương em có giọng đặc trưng riêng không? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

- Nhận xét, bình chọn.

- 1, 2 HS nêu.

Toán

BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Sắp xếp được các đơn vị đo độ dài vào bảng, thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại. Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.

- Thực hiện được các phép tính với các số đo độ dài, đổi đơn vị đo độ dài.

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, gọn gàng, năng lực tư duy toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học.

- HS hoàn thành bài 1/dòng 1, 2, 3; bài 2/dòng 1, 2, 3; bài 3/dòng 1, 2.

- HSNk làm thêm bài 1/ dòng 4, 5; bài 2/ dòng 4; bài 3/ dòng 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu (2 -3 phút)

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ - Giáo viên đưa ra yêu cầu: Tính:

4 dam = . . . m 45 dam - 16 dam = 8 hm = . . . m 67 hm + 25 hm = 7 dam = . . . m 72 hm - 48 hm = - Tổng kết – Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới(13 -15 phút)

Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài

- HS thực hiện.

- Theo dõi.

- GV lần lượt đưa ra câu hỏi và yêu cầu.

HS trả lời đến đâu, GV ghi bảng đến đó.

+ Nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học?

- GV lưu ý HS: Đơn vị đo độ dài cơ bản là mét (m).

- HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.

- 2- 3 HS trả lời.

(5)

+ Lớn hơn mét có những đơn vị đo độ dài nào?

+ Nhỏ hơn mét có những đơn vị đo độ dài nào?

+ Đơn vị đo độ dài nào gấp mét (m) 10 lần? …

- Tiến hành tương tự với các đơn vị đo độ dài còn lại

+ Đọc thứ tự các đơn vị đo độ dài?

+ Nhận xét mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau?

* Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp gấp, kém nhau 10 lần.

- Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài.

3. Ho t đ ng luy n t p, th c ạ ộ ệ ậ ự hành(10-12 phút):

Bài 1: Số?

- Bài tập yêu cầu gì?

1km = 10hm 1km = 1000m 1hm = 100m

1m = 10dm 1m = 100cm 1m = 1000mm 1hm = 100m 1dm = 10cm 1dam = 10m 1cm = 10mm

* Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.

Bài 2: Số?

+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài?

8hm = 800m 8m = 80dm 9hm = 900m 6m = 600cm 7dam = 70m 8cm = 80mm 3dam = 30m 4dm = 400mm 4. Ho t đ ng v n d ng, tr i ạ nghi m ệ (7 - 9 phút)

Bài 3: Tính( theo mẫu) - GV hướng dẫn mẫu:

32dam3 = 96dam 96cm : 3 = 32cm

- Thực hiện bình thường như với các số tự nhiên, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.

25 m 2 = 50m 36hm : 3 = 12hm

- HS cùng điền vào bảng kẻ sẵn.

- Vài HS đọc, nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo.

- HS nhìn bảng lần lượt nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền nhau.

- HS đọc thuộc lòng (xuôi, ngược) bảng đơn vị đo độ dài.

Cá nhân – Cả lớp

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS nhớ bảng đơn vị đo độ dài để tự làm bài tập.

- HS nối tiếp nhau đọc kết quả - Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Chữa bài.

Cá nhân – Cả lớp - 1 HS nêu yêu cầu BT.

- 1, 2 HS nêu.

- 2 HS lên bảng, cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Đổi chéo vở kiểm tra.

Cá nhân – Cả lớp

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS cùng thực hiện bài mẫu.

- 2 HS lên bảng. Cả lớp cùng làm.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

(6)

15km 4 = 60km 70km : 7 = 10km 34cm 6 = 204cm 55dm : 5 = 11dm

* Củng cố thực hiện các phép tính nhân, chia với các số đo độ dài.

+ HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài?

+ Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo độ dài liền nhau?

- GVnhận xét tiết học.

- 2 HS nêu miệng kết quả.

- 2, 3 HS đọc.

- 1, 2 HS nêu

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc, viết được số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.

- Đổi được số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị kia).

- Chuyển đổi được đơn vị đo lường.

- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng say mê tìm hiểu toán học, giải quyết vấn đề học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu (3 phút) - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số

+ GV nêu các số, yêu cầu HS nêu kết quả:

1km = ...hm 1km =...dam 1hm =... m 1dam = ...m ..

- Tổng kết TC – Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Ho t đ ng luy n t p, th c ạ hành (30 phút):

Bài 1a

- GV Kẻ sẵn đoạn thẳng AB Y/C 1 HS

- HS tham gia chơi, xung phong đoán nhanh kết quả các phép tính Gv đưa ra.

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

- 1HS lên đo đoạn AB trả lời miệng.

- Lớp quan sát nhận xét

(7)

lên đo

A B

1m 9cm

- GV ghi bảng : Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9 cm

- Viết tắt là : 1m 9cm

- Đọc là : Một mét chín xăng-ti-mét + Chúng ta vừa củng cố kiến thức gì?

- GV đưa ra 1 vài số cho HS đọc, VD:

5m7cm; 4m2cm; 8m3dm; 7dm5cm;...

Bài 1b

- GV yêu cầu HS tìm hiểu bài mẫu để thực hành.

- Quan sát và giúp đỡ HS.

- Chúng ta vừa luyện tập được nội dung?

Bài 2

- GV theo dõi, giúp đỡ những đối tượng M1

- Lưu ý HS điền đơn vị đo vào cuối mỗi kết quả.

3. Ho t đ ng v n d ng, tr iạ ộ ậ ụ ả nghi mệ (1 phút)

Bài 3 (cột 1)

- Yêu cầu HS làm bài

- 3 HS đọc

- Chúng ta vừa luyện tập được cách đo, cách viết và cách đọc đoạn thẳng với đơn vị đo độ dài.

Cá nhân- Cặp -Cả lớp

- 1 số HS đọc => Lớp đọc đồng thanh.

- HS tự tìm hiểu và làm việc cá nhân.

Cá nhân - Cặp - Lớp - Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

- Vừa luyện tập đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo.

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Cá nhân - Cặp - Lớp - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) 8dam + 5 dam = 13dam 57hm – 28hm = 29hm 12km x 4 = 48km b) 720m + 43m = 763m 403cm – 52cm = 351cm

27mm : 3 = 9mm

6m 3cm < 7m 6m 3cm > 6m 6m 3cm <630cm 6m 3cm = 603cm

(8)

- Yêu cầu giải thích các làm

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em - Dặn HS về xem lại bài đã làm trên lớp. Ghi nhớ cách đổi các đơn vị đo độ dài (từ đơn vị lớn ra đơn vị bé)

- VD: Đổi 6m 3cm = 603 cm.

7 m = 700 cm Do đó 6m 3 cm < 7 m

- Giải thích tương tự với các dòng còn lại - HS tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

Tiếng việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( tiết 5)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút).

- Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

2. Llựa chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật.

3. Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

- Rèn luyện phẩm chất cẩn yêu quê hương đất nước, thiên nhiên. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu ghi tên bài HTL, bảng phụ.

- HS: vở viết chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ho t đ ng m đ u ở ầ (1p)

- Tổ chức HS chơi trò chơi để nêu tên các bài tập đọc đã học 2. Ho t đ ng luy n t p, th c hành

2.1. Kiểm tra tập đọc (14p) - GV yêu cầu HS (7 - 8 em) lên bốc thăm chọn bài tập đọc.

- Đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.

- GV nhận xét, đánh giá

* Luyện đọc bài “Mùa thu của em” và trả lời các câu hỏi cuối bài.

2.2. Bài tập

Bài 2 (10p). Chọn từ thích hợp trong ngoặc để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm:

- GV treo bảng phụ chép đoạn văn, yêu cầu HS đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ để chọn từ.

- GV xoá những từ không thích hợp, giữ lại từ thích hợp, phân tích lí do chọn từ đó.

- Nhận xét, chốt kết quả và giải thích:

+ Mỗi bông hoa … một cái tháp xinh xắn … (vì hoa cỏ may giản dị, không lộng lẫy)

+ Khó có thể … bàn tay tinh xảo … công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy (vì tinh xảo là khéo léo,…)

Bài 3 (10p). Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?

- GV lưu ý HS: mẫu câu cần đặt Ai làm gì?

- GV ghi nhanh lên bảng, phân tích các bộ phận của câu. Ví dụ:

- Nêu tên các bài tập đọc đã học

- Từng em lên bốc thăm bài HTL trong SGK.

Chuẩn bị bài (2 phút)

- HS đọc đoạn hoặc bài ghi trong phiếu.

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS nối tiếp đọc và trả lời các câu hỏi.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc thầm đoạn văn.

- HS trao đổi theo cặp.

- HS làm bài vào vở.

- Nêu miệng kết quả, giải thích lí do chọn từ.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- 2, 3 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm nháp.

(9)

+ Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng.

+ Mẹ dẫn tôi đến trường.

- GV phát giấy khổ to cho 3, 4 HS.

+ Em cần lưu ý gì khi đặt câu?

3. Ho t đ ng v n d ng, tr i nghi m (1p)

- Yêu cầu HS viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về những việc em đã làm ở lớp

- 3, 4 HS lên bảng dán bài.

- NX, góp ý để hoàn thiện câu.

- HS chữa bài vào vở.

- 2, 3 HS đọc lại câu đã đặt.

- HS nêu.

Tiếng việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 ( tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiểm tra Tập đọc và HTL

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút).

- Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

2. Luyện tập củng cố vốn từ: Chọn từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật.

3. Ôn luyện về dấu phẩy.

- Rèn luyện phẩm chất cẩn yêu quê hương đất nước, yêu vẻ đẹp thiên nhiên. Phát triển năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu ghi tên 1 bài thơ, bài văn và mức độ yêu cầu học sinh HTL. Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức HS chơi trò chơi để nêu tên các bài tập đọc đã học 2. Hoạt động luyện tập, thực hành

2.1. Kiểm tra tập đọc (14p) - GV yêu cầu HS (7 - 8 em) lên bốc thăm chọn bài tập đọc.

- GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.

- Nhận xét, đánh giá

* Luyện đọc thêm bài “Ngày khai trường” và trả lời câu hỏi cuối bài.

2.2. Bài tập

Bài 2(10p). Chọn từ thích hợp trong ngoặc để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm (bảng phụ)

- GV chỉ các câu văn chép trên bảng phụ, giải thích: Bài tập gần giống bài tập 2/ tiết 5; khác ở chỗ bài tập này cho sẵn 5 từ để điền

sao cho khớp vào 5 chỗ trống.

- Cho HS xem tranh hoa huệ trắng, cúc vàng, hồng đỏ, vi-ô-lét tím nhạt.

- Nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Từng em lên bốc thăm bài HTL trong SGK.

Chuẩn bị bài (2 phút)

- HS đọc đoạn hoặc bài ghi trong phiếu.

- HS trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS nối tiếp đọc và trả lời.

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm.

- HS lắng nghe.

(10)

“ Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng

đỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-lét tím nhạt, mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ”.

- Em thấy hoa cỏ may đẹp như thế nào?

- Cho HS xem hình ảnh hoa cỏ may Bài 3(10p). Đặt dấu phẩy vào các câu sau:

- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.

- GV nhận xét và chốt kết quả:

+ Hằng năm, ... tháng 9, ... năm học mới.

+ Sau… xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.

+ Đúng 8 giờ, trong ... hùng tráng, lá cờ ... cột cờ.

- Ba câu văn trên nói về sự kiện nào mà em đã biết?

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

- Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn khoảng 3 câu kể về buổi lễ khai giảng đầu năm học mới.

- HS tự làm bài vào vở, 1 HS lên làm bảng phụ.

- HS đọc kết quả.

- HS chữa bài.

- Nhận xét

- 2 HS đọc lại đoạn văn đã điền hoàn chỉnh.

- Nêu cảm nhận cá nhân - Quan sát

- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK - HS làm vở, 3 em làm bảng lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

- 3 HS đọc kết quả đúng.

- Lễ Khai giảng năm học mới

Tự nhiên xã hội

ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: Cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.

- Không dùng các chất độc hại đối với sức khỏe như thuốc lá, ma túy, rượu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: đồ dùng, dụng cụ để tổ chức trò chơi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Yêu cầu HS chia sẻ thời gian biểu đã lập +Em thấy thời gian biểu của bạn đã hợp lí chưa?

- Yêu cầu HS nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (25p)

* Chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng?

- GV chia lớp thành 6 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động của trò chơi.

- Cử 3- 4 HS làm ban giám khảo.

- Phổ biến luật chơi và cách chơi:

+ HS nghe câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ phát tín hiệu, đội nào phát tín trước trả lời trước.

+ Tiếp theo các đội khác lần lượt trả lời theo thứ tự.

+ Gv và lớp nhận xét, tuyên dương.

=>Lưu ý: Đảm bảo mỗi thành viên trong đội ít nhất mỗi người phải trả lời một câu. GV có quyền chỉ định người trả lời.

- Cho các đội hội ý trước khi vào chơi.

- Nêu thời gian biểu đã lập - Nhận xét

- Ngủ đủ giấc giúp bảo vệ sức khỏe cơ quan thần kinh

- HS chia nhóm.

- HS theo dõi, ghi nhớ.

(11)

- GV hội ý với ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi để theo dõi, nhận xét các đội trả lời.

- GV điều khiển cuộc chơi. VD:

+ Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào?

+ Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào?

+ Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào?

- Đánh giá, tổng kết: Ban giám khảo hội ý thống nhất kết quả đánh giá.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu) gồm những bộ phận nào?

Yêu cầu HS hàng ngày thực hiện giữ vệ sinh các cơ quan tuần hoàn, bài tiết nước tiểu để cơ thể được khỏe mạnh.

- Các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.

- Các thành viên trao đổi thông tin đã học từ bài trước.

-> Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận: Mũi, khí quản, phế quản, 2 lá phổi

-> Tim, các mạch máu.

-> Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

- 3 HS nối tiếp nhau nêu.

Văn hóa giao thông

AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS biết được một số quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

- HS thực hiện các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn.

- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi trên các phương tiện giao thông đường thủy để trình chiếu.

- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3 - Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.

- Áo phao cứu sinh (mỗi tổ một cái).

- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. 1.Trải nghiệm (4’)

- H: Ở lớp, có bạn nào đã từng đi trên các phương tiện giao thông đường thủy?

- H: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, em thấy có những quy định gì?

2. Hoạt động cơ bản: Tìm hiểu truyện “An toàn là trên hết” (10’)

- GV yêu cầu 1 HS đọc truyện ” An toàn là trên

- Hs trả lời

- -Hs đọc truyện

(12)

hết”.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:

Câu 1: Vì sao cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu? (Tổ 1)

Câu 2: Khi Hiếu không được phát áo phao, ba của Hiếu đã làm gì?(Tổ 2)

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về việc ba của Hiếu yêu cầu cô nhân viên phải chấp hành đúng quy định?

(Tổ 3)

Câu 4: Tại sao hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao? (Tổ 4)

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, chốt ý:

“Đi trên sông nước miền nào

Cũng đừng quên mặc áo phao vào người”

- -GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa.

3. Hoạt động thực hành (15’)

- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Em hãy đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm.

- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, chất vấn.

- GV nhận xét.

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi

H: Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh 3,4,5?

-GV nhận xét, tuyên dương những câu nói hay.

- GV chốt ý:

Nghe vẻ, nghe ve Nghe vè đường thủy

Hãy luôn nhớ kĩ Khi đi thuyền, đò

Cũng đừng buông bỏ

Áo phao khỏi người Nguy hiểm vô vàn Đang chờ chực sẵn

-

- - Thảo luận nhóm đôi và đại diện các nhóm trình bày

- - Cô nhân viên không đưa áo phao cho Hiếu vì đã hết áo phao, chỉ còn hai chiếc áo phao cô đã phát cho ba mẹ Hiếu

- Ba của Hiếu rất lo lắng về sự an toàn của Hiếu, ba Hiếu đã hết lần này đến lần khác nhắc cô nhân viên phải thực hiện đúng quy định giao thông đường thủy: mặc áo phao để đảm bảo an toàn.

-HS nêu

-Hành khách đi trên phương tiện giao thông đường thủy phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn, tránh đuối nước...

-Hs thực hiện

-Đại diện các nhóm trình bày -Thảo thuận nhóm đôi và trả lời

(13)

Đừng có hét to Giỡn đùa cợt nhả

Dòng nước im ắng Đầy mối hiểm nguy Bạn ơi nhớ ghi Bài vè đường thủy.

4. Hoạt động ứng dụng (5’)

- GV nêu tình huống theo nội dung bài tập 2.

Nếu em là hành khách đi trên chuyến đò dưới đây, em sẽ nói gì với cô lái đò?

Một chiếc đò chuẩn bị rời bến. Cô lái đò nói với hành khách: “Ai cần mặc áo phao thì bảo với tôi nhé! Mà từ đây qua bên đó có mấy phút thôi, mặc làm gì cho mất công.”

+ GV cho HS thảo luận nhóm + GV cho HS đóng vai xử lí tình hu+ GV mời 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét+ GV nhận xét, tuyên dương.

-GV chốt ý: Khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy, nếu chủ phương tiện không có áo phao thì nhất định chúng ta không đi.

5. Củng cố, dặn dò: (3’)

- H: Khi đi trên các phương tiện giao thông đường thủy, em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn?

- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau: “ Văn minh lịch sự khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng

-Thảo luận nhóm 5

--Hs đóng vai xử lí tình huống

-HS nêu

Âm nhạc

ÔN TẬP 3 BÀI HÁT: BÀI CA ĐI HOC, ĐẾM SAO, GÀ GÁY

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca 3 bài hát. Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Tập biểu diễn các bài hát.

- Biết hát kết hợp sử dụng vận động cơ thể cho bài hát. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách).

- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc. Tham gia tích cực biểu diễn

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Nhạc cụ : Đàn, thanh phách - Tranh ảnh minh họa bài hát.

2. Học sinh - SGK âm nhạc

- Nhạc cụ gõ: thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(14)

1. Hoạt động khởi động: (5’)

- Gv gõ tiết tấu câu đầu tiên của từng bài + Bài Bài ca đi học

+ Bài Đếm sao + Bài Gà gáy

? Giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gv nhận xét

2. Hoạt động thực hành, luyện tập ( 25’)

a. Mục tiêu:

- HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng kết hợp gõ đệm cho bài hát.

- Biết hát kết hợp vận động cơ thể

- HS chủ động, mạnh dạn, tự tin, hợp tác nhóm tốt khi tham gia biểu diễn bài hát b. Cách tiến hành:

* Ôn bài hát: Bài ca đi học - Gv yêu cầu hs khởi động giọng.

- Cho Hs nghe băng hát mẫu

- Gv yêu cầu hs hát thể hiện được sắc thái tình cảm vui tươi của bài hát

- Gv đàn cho hs hát bài hát - Gv yêu cầu hs thực hiện

- Gv yêu cầu hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ - Gv nhận xét

* Ôn tập bài hát: Đếm sao - Cho Hs nghe băng hát mẫu

- Gv yêu cầu hs hát thể hiện được sắc thái tình cảm của bài hát

- Gv đàn cho hs hát bài hát - Gv yêu cầu hs thực hiện

- Hs lắng nghe

+ Bài Bài ca đi học + Bài Đếm sao + Bài Gà gáy

- Hs khởi động

- Lắng nghe - Hs hát - Cả lớp hát - Nhóm - Cá nhân

- Cả lớp thực hiện

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo phách và ngược lại

- Hs hát và vận động - Lắng nghe

- Hs hát - Cả lớp hát - Nhóm

(15)

- Gv yêu cầu hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ - Gv nhận xét

* Ôn tập bài hát: Bài Gà gáy

- Gv yêu cầu hs hát thể hiện được sắc thái tình cảm vui tươi của bài hát

- Gv đàn cho hs hát bài hát - Gv cho nhóm, bàn hát

- GV cho HS tập hát nối tiếp, GV chia lớp thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Hát câu 1 Nhóm 2: Hát câu 2 Nhóm 3: hát câu 3

Cả 3 nhóm cùng hát câu 4

- Gv yêu cầu hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo tiết tấu và ngược lại

- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )

- Gv cho hs hát kết hợp vận động phụ hoạ - Gv yêu cầu hs hát và vận động cơ thể - Gv nhận xét.

* Biểu diễn:

- Gv chia lớp ra làm 3 tổ yêu cầu biểu diễn bài hát

- Gv nhận xét các tổ biểu diễn c. Kết luận:

- Sau khi ôn tập HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. Biết hát đồng đều, hòa giọng gõ đệm đúng, đều.

- HS biết hát kết hợp vận động cơ thể linh hoạt.

- Kĩ năng biểu diễn chủ động, mạnh dạn, tự tin, năng lực hợp tác nhóm khi tham gia biểu diễn tốt.

- Cá nhân

- Cả lớp thực hiện

- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại

- Hs hát và vận động

- Hs hát.

- Nhóm, bàn hát.

- Hs thực hiện

- Tổ hát và gõ đệm theo tiết tấu.

- Hs hát và vận động.

- Hs thực hiện - Hs nhận xét

+ Tổ 1 Hát và kết hợp vận động cơ thể bài hát: Bài ca đi học

+ Tổ 2 Hát và kết hợp gõ đệm theo nhịp 3 bài hát Đếm sao

+ Tổ 3 Hát và kết hợp vận động phụ họa bài hát Gà gáy

(16)

3. Hoạt động vận dụng (3’) a. Mục tiêu:

- Nhớ tên các bài hát và tác giả của bài hát.

b. Cách tiến hành:

? Em hãy cho biết tên bài hát, tên tác giả bài hát vừa học?

- Gv cho hs hát lại bài Gà gáy

- Nhắc nhở Hs về nhà ôn bài, chuẩn bị bài học giờ sau.

c. Kết luận: Các em nhớ được nội dung của bài hát.

- HS trả lời.

- HS hát

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 3 tháng 11 năm 2021 Toán

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Dùng thước và bút để vẽ được các đoạn thẳng có dộ dài cho trước.

- Đo và đọc được kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học.

- Dùng mắt ước lượng được độ dài (Tương đối chính xác).

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học.

- Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

- HSNK làm thêm bài 3 phần c.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Thước thẳng học sinh và thước mét.

- HS: SGK, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. HĐ mở đầu (5 phút)

- Trò chơi: Xì điện: GV tổ chức cho HS thi đua so sánh các số có đơn vị đo thuộc bảng đơn vị đo độ dài.

- Tổng kết - Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập (25 phút)

Bài 1: (trang 47) Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài nêu ở bảng

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, Cả lớp đọc thầm.

(17)

Đoạn thẳng Độ dài

AB 7cm

CD 12cm

EG 1dm 2cm

+ Nêu cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước?

- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 7cm?

* Củng cố vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

Bài 2: (trang 47) Thực hành: Đo độ dài rồi cho biết kết quả đo:

+ Đo chiều dài chiếc bút của em?

- GV nhận xét, chốt cách đo hợp lí.

- GV chia nhóm, yêu cầu:

+ Sử dụng thước mét, thực hành đo chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học của em?

* Củng cố cách đo độ dài và đọc kết quả đo.

Bài 1: (trang 48) a) Đọc bảng (theo mẫu) - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV treo bảng phụ

Tên Chiều cao

Hương 1m 32cm

Nam 1m 15cm

Hằng 1m 20cm

Minh 1m 25cm

1m 20cm

- GV giúp HS hiểu bài mẫu: Hương cao một mét ba mươi hai xăng-ti-mét

* Giúp HS hiểu cách đọc chiều cao.

b) Nêu chiều cao của bạn Minh và Nam?

+ Đọc chiều cao của các bạn có trong bảng?

+ Trong 5 bạn trên bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất? Vì sao em biết?

- GV yêu cầu HS thảo luận, nêu cách làm:

+ Cách 1: Đổi các số đo chiều cao về cùng một đơn vị đo (cm).

+ Cách 2: Tất cả đều giống nhau là có 1m, khác nhau ở số cm so sánh các số đo theo cm.

- Nhận xét, chữa bài: Hương cao nhất, Nam thấp nhất.

* Củng cố cách so sánh các độ dài.

Bài 2: (trang 48) Đo chiều cao các bạn ở tổ rồi viết kết quả vào bảng (như SGK/ 48)

- GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm 4 người.

+ Dự đoán thứ tự cao, thấp trong nhóm.

+ Thực hành kiểm tra dự đoán.

- GV hướng dẫn:

+ Dùng bức tường hoặc cửa ra vào để đo cho dễ.

+ Bỏ giày dép, đứng thẳng tự nhiên áp sát người vào tường.

+ Bạn dùng ê ke đặt một cạnh góc vuông áp sát vào tường, cạnh góc vuông kia sát với đỉnh đầu. Giữ nguyên ê ke ở vị

- 2, 3 HS nêu lại cách vẽ.

- HS theo dõi

- HS làm các phần còn lại - Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS thực hành trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài.

- Lớp chia 6 nhóm - Các nhóm thực hành đo.

- Đại diện 2, 3 nhóm đọc kết quả.

- Nhóm khác nhận xét, chữa bài

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS theo dõi GV hướng dẫn câch đọc.

- HS tự nhẩm bài.

- HS nối tiếp đọc trước lớp.

- Nhận xét, thống nhất cách đọc.

- 1 HS đọc phần b.

Minh cao 1m25cm Nam cao 1m15cm - 1, 2 HS nêu

- HS thảo luận cặp đôi.

- HS nêu ý kiến.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS ghi câu trả lời vào vở.

(18)

trí đó đánh dấu.

+ Dùng thước để đo.

* Củng cố cách đo chiều dài

b) Trong tổ em, bạn nào cao nhất? Bạn nào thấp nhất?

- GV nhận xét, khen ngợi.

C. HĐ vận dụng (4 phút) + Nêu cách đo độ dài

- Về nhà thực hành đo độ dài bàn học của em xem nó dài bao nhiêu đề-xi- mét?

- Nhận xét tiết học

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS hoạt động nhóm.

- Vài HS nêu ý kiến.

- HS theo dõi.

- HS tiến hành đo theo hướng dẫn.

- HS sắp xếp các bạn theo chiều cao từ thấp đến cao.

- HS ghi kết quả vào vở.

- HS nhận xét bạn cao nhất, bạn thấp nhất.

+ 2HS nêu lại cách đo độ dài

Tiếng việt

SO SÁNH - DẤU CHẤM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Làm quen được với kiểu so sánh: so sánh âm thanh với âm thanh (BT1, BT2).

- Sử dụng đúng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn (BT3).

* GDBVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

* GDTTHCM: Bác Hồ là tấm gương sáng về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện lí tưởng cao đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ; tranh cây cọ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (5 phút)

Cô trò mình cùng chơi một trò chơi có tên “món quà tặng bạn”. Trò chơi như sau. Cả lớp mình cùng chuyền tay nhau hộp quà, vỗ tay và hát 1 bài. Bài hát kết thúc ở bạn nào bạn đó được quyền mở hộp quà.

- GV bắt nhịp hát.

- Món quà của em là gì?

+ Đặt câu có sử dụng kiểu so sánh sự vật

- HS lắng nghe

- Cả lớp hát và cùng chuyền tay nhau hộp quà

- HS nêu

+ Trẻ em như búp trên cành.

(19)

với con người?

- GV nhận xét, đánh giá HS.

- GV giới thiệu bài mới: Trong giờ Luyện từ và câu tuần này, các em tiếp tục tìm hiểu về các hình ảnh so sánh trong văn học. Sau đó, sẽ luyện tập về sử dụng dấu chấm trong một đoạn văn.

- GV ghi tên bài học lên bảng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10p)

Bài 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ?

Như tiếng thác dội về Như ào ào trận gió.”

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

+ Qua sự so sánh trên, em hình dung ra tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

- GV treo tranh minh hoạ rừng cọ.

- GV giảng: Lá cọ to tròn, xoè rộng, khi mưa rơi vào rừng cọ, đập vào lá cọ tạo nên âm thanh rất to và vang.

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét, kết luận: Trong rừng cọ, những giọt nước mưa đập vào lá cọ làm âm thanh vang động hơn, lớn hơn nhiều so với bình thường. Đây là sự so sánh giữa âm thanh với âm thanh.

C. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)

Bài 2: Tìm các âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.

- HS lắng nghe.

- HS ghi đầu bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đoạn thơ và các câu hỏi.

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

+ Tiếng mưa trong rừng cọ

được so sánh với tiếng thác, tiếng gió.

+ Tiếng mưa trong rừng cọ rất to, rất vang dội.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS trình bày bài miệng của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- Các cặp trao đổi hoàn thành bài tập.

(20)

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Âm thanh 1 Từ

so sánh

Âm thanh 2

a) Tiếng suối b) Tiếng suối c) Tiếng chim

như như như

tiếng đàn cầm tiếng hát xa tiếng xóc những rổ tiền đồng - Những câu thơ, câu văn trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng nào trên đất nước ta?

*TTHCM: Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Cho ta thấy tinh thần yêu đời, yêu thiên nhiên, vượt khó khăn gian khổ của Bác.

*BVMT: Đó là những cảnh đẹp thiên nhiên chúng ta cần bảo vệ.

D. Hoạt động vận dụng (10 phút) Bài 3: Ngắt đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả

+ Khi nào ta dùng dấu chấm?

- GV nhận xét, chốt kết quả

Trên nương, mỗi người một việc.

Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

* Củng cố dặn dò

+ Hôm nay chúng ta học những nội dung gì?

+ Đặt câu kiểu so sánh âm thanh với âm thanh?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS vận dụng kiểu so sánh đã học

- 3 HS lên bảng làm vào tờ phiếu lớn đã treo sẵn.

- Nhận xét, chữa bài

- Câu a tả cảnh Côn Sơn ( Chí Linh, Hải Dương)

- Câu b trăng và suối trong câu thơ của Bác là cảnh rừng ở chiến khu Việt Bắc

- Câu c tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ

- HS đọc yêu cầu - HS nêu

- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở - Đọc kết quả, chữa bài

- 2, 3 HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh

+ So sánh, dấu chấm.

- 2 HS đặt câu:

+ Gió thổi vi vu như tiếng sáo diều.

+ Tiếng cô giáo đọc thơ như tiếng mẹ ru.

- HS lắng nghe

(21)

vào viết văn và chú ý khi sử dụng dấu chấm.

Tiếng việt ÔN CHỮ HOA: G

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), Ô, T (1 dòng).

- Viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa...Thọ Xương (1lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng.

- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở Tập viết.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng giữa các chữ. Nối nét giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng thành thạo.

- Giáo dục HS có ý thức rèn thói quen luyện viết trình bày đẹp, rõ ràng, đúng độ cao, khoảng cách; Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp; Biết yêu cảnh đẹp thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ hoa G - HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức cho cả lớp hát.

- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

- Nhận xét, đánh giá.

- GV giới thiệu vào bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15 phút)

1. Luyện viết chữ hoa

- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

G Ô T V X

- Yêu cầu HS viết các chữ vừa nêu.

2. Luyện viết từ ứng dụng - Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.

- Giới thiệu về Ông Gióng còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương quê ở Làng Gióng

- HS hát bài “Ở trường cô dạy em thế”.

- 2 HS bên cạnh kiểm tra lẫn nhau rồi báo cáo GV.

- Lắng nghe.

- Các chữ hoa có trong bài: G, Ô, T, V, X.

- Lớp theo dõi.

- 2 HS viết

- HS đọc từ ứng dụng: Ông Gióng - HS lắng nghe để hiểu thêm về

(22)

thuộc xã Phù Đổng thuộc ngoại thành Hà Nội đã có công đuổi giặc Ân xâm lược nước ta.

- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Ông Gióng

3. Luyện viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

+ Em hiểu câu ca dao nói gì?

- Yêu cầu HS viết: Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15p) - GV nêu yêu cầu:

+ Viết chữ Gi một dòng cỡ nhỏ.

+ Viết tên riêng Ông Gióng hai dòng cỡ nhỏ

+ Viết câu ca dao hai lần.

- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu

- Thu 5, 7 bài, nhận xét chữ viết của HS - Nhận xét, đánh giá

- Nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày.

- GV quansát, nhắc nhở tư thế ngồi, chữ viết

- Thu 5, 7 bài, nhận xét chữ viết của HS C. Hoạt động vận dụng (3 phút)

- Yêu cầu HS lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng

- GV khen những HS viết chữ đúng, đẹp.

- GV lưu ý HS về độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

- Nhận xét giờ học

- Dặn hoàn thành bài viết.

một vị anh hùng thời Hùng Vương có công đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi của đất nước ta.

- 2 HS viết bảng, lớp viết bảng ra nháp.

- 2 HS đọc câu ứng dụng

+ Miêu tả về cảnh đẹp, thanh bình của đất nước ta.

- Luyện viết từ ứng dụng ra nháp.

- HS viết vào vở nắn nót, trình bày sạch.

- HSNK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng.

Đạo đức

CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN ( tiết1 )

(23)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

- Phát triển phẩm chất: Nghiêm túc, ân cần khi sẻ chia câu chuyện cùng bạn.

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Tổ chức cho học sinh thi:

+ Kể những việc ở nhà em đã làm ? + Những việc làm đó thể hiện điều gì ? - Nhận xét.

Những việc các em đã làm tuy nhỏ nhưng đã thể hiện sự quan tâm chăm sóc người thân trong GĐ.

- Tuyên dương những việc làm tốt của học sinh - Yêu cầu HS hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.

-> Mỗi chúng ta đều có những người bạn tốt cùng học cùng chơi. Làm thế nào cho tình bạn ngày một thân thiết, gắn bó, bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Bài tập 1. Thảo luận phân tích tình huống - Gọi 1 HS đọc BT 1 và các tình huống

- GV treo tranh, nêu lại tình huống - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp 3’ và nêu ý kiến

- GV ghi bảng

+Vì sao các em lại chọn các cách giải quyết trên ? + Vậy cách nào là phù hợp và nên làm nhất ? - > Bạn Ân nghỉ học đã 2 ngày nên bạn bị hổng kiến

thức, không theo kịp các bạn.

+ Việc làm của các bạn nói lên điều gì ? + Em hiểu chia sẻ vui buồn cùng bạn là như thế nào ? GV: Khi bạn có chuyện buồn, chúng ta cần động viên,

an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn … 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10p) Bài tập 2 : Hãy thảo luận nhóm và đóng vai theo tình huống sau:

a) Khi bạn em có chuyện vui.

b) Thăm hỏi giúp đỡ khi bạn em có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn.

+ Chuyện vui là chuyện gì ? + Em hãy nêu ví dụ về chuyện buồn ? - Yêu cầu phân vai theo nhóm 6 em ( 5’)

- Gọi các nhóm lên đóng vai

+ Em thích tiểu phẩm của nhóm nào nhất? Vì sao ? - > GV: Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng, chung

- 3 HS kể - HS trả lời

- Cả lớp cùng hát

- 1 HS đọc bài tập, tình huống

- HS thảo luận theo cặp, xử lí tình huống - HS đại diện các cặp nêu ý kiến - HS nhận xét, bổ sung

+Vì đó là những việc nên làm để giúp đỡ bạn Ân + Giảng bài cho bạn, giúp bạn làm việc nhà + Các bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui, buồn cùng bạn.

- 2 em trả lời

* Thảo luận, sắm vai - 2 HS đọc nội dung BT

(24)

vui với bạn.

- Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi, động viên và giúp bạn những công việc phù hợp với khả năng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm Bày tỏ thái độ

 Bài tập 3 : Em có tán thành với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?

Bước 1: Yêu cầu HS đọc thầm 2 phút.

Bước 2: GV cho lớp bày tỏ ý kiến và giải thích

- GV dán thẻ vào bảng phụ trên bảng lớp theo y kiến của HS.

- Dặn HS thường xuyên quan tâm, chia sẻ với bạn

+ Được điểm tốt, được tặng quà, được khen thưởng...

+ Mẹ bạn bị ốm, bạn bị điểm kém, nhà có chuyện buồn...

- HS thảo luận sắm vai theo 4 nhóm - Đại diện 2 nhóm lên sắm vai

- HS trả lời

* Thảo luận nhóm

- 1 HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập - HS đọc thầm bài tập trong 2 phút

- HS giơ thẻ bày tỏ ý kiến

Tiếng việt

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 7 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiểm tra HS HTL

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút).

- Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

2. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ.

- Phát triển phẩm chất yêu quê hương đất nước, truyền thống và hóa của dân tộc, năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Bảng phụ kẻ sẵn ô chữ. Bảng phụ ghi nội dung BT2, BT3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Cho HS nghe bài hát Đi học

- Ngày đầu tiên của năm học sẽ diễn ra sự kiện gì?

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn kể về lễ khai giảng.

- Yêu cầu HS kể tên các bài học thuộc lòng đã học 2. Hoạt động luyện tập, thực hành

2.1. Kiểm tra học thuộc lòng (số HS còn lại) - Gọi HS bốc thăm, đọc bài

- Đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc - GV nhận xét.

- Lễ khai giảng

- Từng em lên bốc thăm bài HTL. Chuẩn bị bài (2 phút)

- HS đọc đoạn hoặc bài ghi trong phiếu, trả lời câu hỏi nội dung.

(25)

2.2. Củng cố và mở rộng vốn từ

- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS quan sát ô chữ , hướng dẫn HS làm bài:

+ Dựa theo gợi ý, phán đoán từ ngữ.

+ Ghi từ ngữ vào ô trống theo hàng ngang

+ Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào ô trống, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu.

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng.

Dòng 1: TRẺ EM Dòng 2: TRẢ LỜI Dòng 3: THỦY THỦ Dòng 4: TRƯNG NHỊ

Dòng 5:TƯƠNG LAI Dòng 6: TƯƠI TỐT Dòng 7: TẬP THỂ Dòng 8: TÔ MÀU

b, Từ mới xuất hiện: TRUNG THU - Yêu cầu đọc lại các ô chữ

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

Yêu cầu HS đặt 3 câu với các từ tìm được trong ô chữ.

- HS theo dõi.

- 4 em 1 nhóm làm bài, 2 nhóm làm bảng phụ.

- Các nhóm dán bài lên bảng, lớp nhận xét, chữa bài.

- HS đọc lại các ô chữ điền được.

Thủ công

ÔN TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Phối hợp gấp, cắt, dán được một trong những sản phẩm đã học

- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, cẩn thận, gọn gàng, yêu thích các sản phẩm thủ công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các mẫu của bài: Con ếch, tàu thuỷ, lá cờ sao 5 cánh, bông hoa,... Tranh quy trình làm các sản phẩm trên

- HS: Giấy thủ công, kéo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động mở đầu (5p) - Cho HS hát một bài

- Yêu cầu HS nêu tên các bài đã học ở chương I

- Nêu mục đích và yêu cầu bài kiểm tra: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt dán một trong những hình đã học ở chương 1

2. Ho t đ ng luy n t p, th c hành (32p)

- Cho HS quan sát 5 mẫu bài đã học - Hướng dẫn HS lựa chọn mẫu mà mình định làm - Yêu cầu HS làm bài kiểm tra

- GV giúp đỡ những HS còn lúng túng

- Hát

- Gấp con ếch, tàu thuỷ, gấp cắt dán lá cờ sao 5 cánh, bông hoa,...

- Quan sát

- HS chọn bài nào mình thấy làm đẹp nhất và theo qui trình nhớ nhất

(26)

* Đánh giá

- Yêu cầu HS nộp sản phẩm

+ Hoàn thành nếp gấp phẳng, đường cắt đều, đúng kĩ thuật, có sáng tạo, đẹp

+ Hoàn thành: Như trên nhưng không có sáng tạo + Chưa đúng kĩ thuật hoặc chưa hoàn thành 3. Ho t đ ng v n d ng, tr i nghi m (2p)

Yêu cầu HS làm các sản phẩm có màu sắc đẹp để trang trí góc học tập, làm quà tặng bạn bè, người thân

- HS làm bài kiểm tra - Nhận xét, đánh giá - HS theo dõi

Ngày soạn: 29/10/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 4 tháng 11 năm 2021 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS làm được bài tập về: Nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.

- HS làm được các bài tập về các đơn vị đo độ dài thông dụng.

- HS giải được bài toán dạng: “Gấp lên một số lần” và “ Tìm một các phần bằng nhau của một số”.

- HSNK làm Bài 2/ cột 3.

* GT: Không làm dòng 2 BT3, ý b bài 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động mở đầu (3-5 phút) Trò chơi hái hoa dân chủ - GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

- Yêu cầu HS thực hiện tính.

6 x 6 = 7 x 4 = 7 x 6 = 18 : 6 = 42 : 6 = 56 : 7 =

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài.

B. Hoạt động luyện tập vận dụng. (20- 25p) Bài 1: (5-6 phút) Tính nhẩm

- Dựa vào đâu để tính nhẩm?

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài

- Gọi HS nêu nhanh kết quả nhẩm của các phép tính.

6 × 9 = 54 28 : 7 = 4 7 × 7 = 49 7 × 8 = 56 36 : 6 = 6 6 × 3 = 18 6 × 5 = 30 42 : 7 = 6 7 × 5 = 35 - GV nhận xét, đánh giá

* Củng cố các bảng nhân, chia đã học Bài 2: (7-8 phút) Tính

- Nêu cách thực hiện nhân, chia số có hai chữ số cho số có một

6 x 6 = 36 7 x 4 = 28 7 x 6 = 42 18 : 6 = 3

42 : 6 = 7 56 : 7 = 8 - Lắng nghe.

- Lớp theo dõi giới thiệu.

- HS nêu yêu cầu - HS nêu

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- 3HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Đổi chéo vở kiểm tra, kết hợp tự sửa bài.

- 2, 3 HS nêu

(27)

chữ số

24 2 93 3 69 3 2 12 9 31 6 23

04 03 09 4 3 9 0 0 0

*Củng cố nhân (chia) số có hai chữ số cho số có một chữ số Bài 3: (5 phút) Số?

- Nêu cách điền số - Yêu cầu HS làm bài

4m 4dm = 44dm 2m 14cm = 214cm - Nhận xét, chốt kết quả đúng

*Củng cố đổi các đơn vị đo độ dài.

Bài 4 (5-7 phút)

+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

+ Bài toán thuộc dạng toán nào?

- GV tóm tắt bài toán bằng sơ đồ 25 cây

Tổ Một:

Tổ Hai : ? cây

Bài giải Số cây tổ Hai trồng là:

25 x 3 = 75 (cây)

Đáp số: 75 cây C. HĐ luyện tập, thực hành (7-9 phút)

Bài 5

- Yêu cầu HS dùng thước đo độ dài đoạn thẳng AB - Gọi HS đọc kết quả + Độ dài đoạn thẳng AB: 12 cm

- GV nhận xét

* Củng cố đo độ dài đoạn thẳng.

*Củng cố: GV hệ thống kiến thức cơ bản toàn bài. Đánh giá việc nắm kiến thức của HS.

* Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

- 2HS lên bảng, lớp làm vở - Nhận xét, chữa bài

- HS nêu

- 2HS lên bảng, lớp làm vở - Nhận xét, chữa bài

- Lớp đổi ch

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá