• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN ÂM NHẠC Chủ đề: Thế giới thực vật

Đề tài: - Trọng tâm: Dạy vận động: “ Chào mùa xuân Tây Nguyên” của nhạc sĩ Trương Nhã Thy

- Nội dung kết hợp: +Nghe hát : Nghe hát “ Vui Xuân” của Phan Văn Vĩnh

Đối tượng: Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Ngày soạn: 20/11/2016

Ngày dạy: 25/11/2016

Người thực hiện: Phạm Thị Hạnh

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả của bài hát

- Trẻ biết thể hiện động tác của tay, chân, hình thể minh họa theo lời bài hát chào mùa xuân Tây nguyên.

- Trẻ hứng thú nghe giai điệu của bài hát và thể hiện được niềm vui khi nghe bài hát đó

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng hát và vận động theo nhạc cho trẻ.

- Rèn tai nghe âm nhạc cho trẻ 3. Giáo dục thái độ:

- yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên yêu quê hương đất nước từ đó biết yêu con người các dân tộc Việt Nam

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô

(2)

- Gậy chơi trò chơi - Trang phục của cô 2. Đồ dùng của trẻ:

- Đội hình trẻ ngồi theo hình chữ U - Trang phục của trẻ

- chiêng

- III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định- gây hứng thú

Xin chào mừng các bạn đến với lễ hội mùa xuân Tây Nguyên ngày hôm nay.

Đến với chương trình ngày hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của cô ... đại diện cho BGH trường mầm non Sao Mai trong cùng đến tham dự , đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng

Các bạn ơi các bạn có nghe thấy âm thanh gi không?

Đúng rồi đó là tiếng pháo,tiếng pháo đón chào một năm mới , tết đến mùa xuân về muôn hoa đua nở và cũng là mùa của các lễ hội chào xuân.

Và không để các bạn phải đợi lâu mở đầu chương trình cô xin dành tặng cho các bạn một trò chơi, trò chơi có tên là

“Đẩy gậy”, trước khi chơi được trò chơi này xin các bạn chú ý lằng nghe cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi,chúc các bạn ai cũng dành chiến thắng

- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi + Cách chơi:

- Trẻ vỗ tay hào hứng

- Trẻ vỗ tay - Tiếng pháo nổ ạ

- Trẻ chú ý lắng nghe

(3)

Cô có một vòng tròn to và một chiếc gậy. Cô chia chúng mình ra làm 2 đội chơi, 1 đội màu đỏ và một đội màu vàng với 2 lượt chơi, mỗi một lượt chơi sẽ gồm 10 bạn, nhiệm vụ của các con là. Khi bản nhạc cất lên, 2 đội sẽ cầm ở hai đầu gậy đẩy mạnh về phía trước, nếu đôi nào bị

đẩy ra khỏi vòng tròn trước đội đó sẽ là đội thua cuộc + Luật chơi: Đội nào bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước đội đó sẽ phải nhảy lò cò

- Các con đã rõ cách chơi và luật chơi chưa nào?

- Cô cho trẻ chơi 2 lần

- Nhận xét và tuyên dương trẻ.?

- Các con hãy nghe cô hỏi vừa rồi chúng mình được chơi trò chơi gì không?

À đó là một trò chơi dân gian của các bạn dân tôc Tây Nguyên thường tham gia đấy các con ạ

. Trò chơi của các bạn Tây Nguyên vừa rồi tham gia trong chương trình rất là vui đúng không nào. Cô có một bài hát rất là hay nói đến niềm vui của các bạn Tây Nguyên khi mùa xuân về chúng mình cùng lắng nghe và đoán xem đây là bài hát gì và do ai sáng tác nhé?

Cô bật nhạc cho trẻ nghe một đoạn nhạc cho trẻ đoán tên bài hát và tên tác giả.

- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần 2.Giới thiệu bài

Các con vứa hát bài hát này rất là hay và thể hiện niềm vui của các bạn tây nguyên đón chào mùa xuân về trong ngày hội hôm nay cô sẽ dạy các con vừa hát vừa kết hợp với múa phụ họa cho bài hát, để cho các con được tham

- Trẻ chơi

Bài hát chào mùa xuân tây nguyên của nhạc sĩ Trương Nhã Thy

(4)

gia điệu múa này vào lễ hội các con có đồng ý không nào 3. Hướng dẫn trẻ

3.1.Dạy múa “Chào mùa xuân Tây Nguyên”

- Cô hát kết hợp múa lần 1

- Cô dạy trẻ múa. Cô cho trẻ đứng lên cô phân tích từng đoạn của bài múa( trẻ làm theo cô)

- Đoạn 1 . Từ câu “Chúng em hát mừng..Múa theo tiếng cồng tiếng đàn t’rưng”làm động tác đánh cồng của các bạn tây nguyên. Các bạn nữ có động tác đánh cồng uyển chuyển, hai tay nắm hờ, tay phải đưa lên cao qua đầu, tay trái dưới thấp ngang với ngực chúng mình đánh cồng 2 lần một bên, đầu chúng mình hơi nghiêng theo tay . Còn các bạn nam cũng là câu hát này nhưng các bạn nam là động tác đánh chiêng thật mạnh mẽ. Hai tay các bạn nam nắm hờ , nhảy chân phải lên phía trước, chân trái phía sau hơi nhấc lên kết hợp hai tay làm động tác gõ chiêng,sau đó hạ chân sau xuống và thu chân trước về đồng thời hạ hai tay đang nắm hờ xuông.

- Đoạn 2. Từ câu “.Tây nguyên...tiếng hát” Làm động tác.

Hai tay đan chéo trước ngực lắc cổ tay đưa từ dưới lên cao qua đầu rồi mở rộng cánh tay sang hai bên từ từ hạ xuống ,kết hợp nhún chân, mông đánh nghiêng về một bên

- Câu tiếp theo : “ Âm vang núi rừng tay phải các con đưa lên cao, tay trái dưới thấp kết hợp vứa lắc cổ tay hơi nghiêng đầu về phía tay trên cao, tương tự câu hát hương bay ngát lần chúng mình đổi tay trái lên cao tay phải dưới thấp kết hợp vừa nhún vừa lắc cổ tay.

Vâng ạ

Trẻ chú ý quan sát và cùng làm theo cô

- Cả lớp múa cùng cô 2 lần

(5)

- Câu hát ‘ Cây rừng....lung linh” Làm động tác hai bàn tay xòe rộng để ngang hai bên sườn kết hợp vừa nhún chân quay người qua bên phải 2 tay đánh theo nhịp của câu hát.

- Đoạn 3. Từ câu “ Tiếng chim....mặt trời lên lập lánh

”.Hai tay chúng mình để chéo ngang miệng và dướn người lên cao..câu tiếp theo em múa ...như hoa Làm đồng tác mõ mời kết hợp ký và nhún chân, câu hát trên quê hương tây nguyên hai tay đan chéo trước ngực mở rồng vòng cung lên trên đầu kết hợp nhún chân

Để chuẩn bị cho câu hát tiếp theo các bạn ngửa hai lòng bàn tay sang ngang dang rộng đồng thời lắc ngực.

- Lần hai chúng mình hát và múa lại các động tác của lần 1 nhưng đến câu hát . Đón xuân....trên nương làm động tác 2 tay đưa lên cao đầu, áp sát 2 mu bàn tay vào nhau,kết hợp nhún chân xoay một , hai mu bàn tay đưa lên sát còng vào nhau. Câu hát muôn rẫy....tươi đẹp. làm động tác hai tay đưa lên vai đành vai sang hai bên theo nhịp của câu hát.

- Câu hát cuối cùng. Trên quê ...Tây nguyên. Làm động tác hai tay đưa từ dười lên cao hường về phía trước kết hợp lắc ngực

- Cô cho cả lớp múa cùng cô không nhạc 1 lần + Tổ chức cho trẻ múa theo lớp

- Cô cho cả lớp hát và múa 2 lần

+ Tổ chức cho trẻ múa theo tổ: Cô mời từng tổ lên múa và nhận xét trẻ sau mỗi lần múa.

- Đến với lễ hội ngày hôm nay có rất nhiều các nghệ sĩ

- Trẻ múa theo nhóm

- Trẻ múa đôi một

(6)

đến từ các bản khác nhau, cô mới các nghệ sĩ đến tử bản Cát cát hãy lên thể hiện nào.

- Tiếp theo là các nghệ sĩ đến từ bản Xẻ phỉn.

+ Tổ chức cho trẻ biểu diễn theo nhóm:

- Và bây giờ để thể hiện tình đoàn kết hơn cô xin mời các con hãy tìm bạn và xếp lại thành một vòng tròn nhỏ để tham gia điệu múa này vào lễ hội nào.

- Các bạn thể hiện rất đẹp và dẻo giống như những nghệ sĩ Tây Nguyên, nhưng bây giờ điệu múa này sẽ được thể hiện tình cảm hơn với các bạn Tây nguyên trong lễ hội này là các con sẽ tìm cho mình một người bạn thân nhất để chúng mình cùng giao lưu nào

+ Tổ chức cho trẻ múa cá nhân:

- Các bạn vừa được giao lưu có vui không, và có một nghệ sĩ muốn biểu diễn trong lễ hội ngày hôm nay chúng mình cùng chú ý đón xem nhé!

- Các nghệ sĩ nhỏ của cô đang được thể hiện hết mình trong lễ hội, nhưng bây giờ là phần xuất sắc hơn, ngoài những động tác cô vừa dạy chúng mình bạn nào có thể tự mình nghi ra những động tác khác hay hơn cho bài hát này không nào?

- Cô gọi 1 trẻ lên múa sáng tạo

- Cô luôn khuyến khích và động viên trẻ

3.2 .Nghe hát. “ Vui xuân”của nhạc sỹ Phan Văn Vĩnh Các ban nhỏ của tôi ơi đã đến giờ ngọn lửa hồng Tây Nguyên thắp sáng chúng mình hãy cầm tay nhau vây quanh ngọn lửa hồng , vui cùng vũ điệu cồng chiêng...

- Lễ hội mùa xuân Tây Nguyên hôm nay có vui không các

Trẻ thực hiện

- Trẻ múa cùng cô quanh bếp lửa

(7)

bạn? Các con ạ, hòa chung niềm vui của ngày lễ hội mùa xuân ngày hôm nay chúng mình cùng đón xem không khí chào xuân năm mới của các bạn miền xuôi có vui giống như các bạn trong bản làng không nhé. Và để góp vui cùng với lễ hội này hôm nay cô xin mời con cùng ngồi bên ánh lửa và lắng nghe một ca khúc vui xuân của nhạc sỹ Phan Văn Vĩnh, do cô giáo Mỹ Hạnh đến từ bản ,..Xin mơi chúng mình cùng lắng nghe Nào chúng mình hãy cùng lắng nghe

- Lần 1. Cô hát thể hiện điệu bộ

- Các bạn thấy giai điệu của bài hát này như thế nào?

- Lần 2:

+ Nào các bạn ơi có vui không? chúng mình hãy cùng nhau múa vui với núi rừng nào.

4.Củng cố

Các bạn ơi thời gian của lễ hội đã hết rồi các bạn hãy đứng lên đề chào tạm biệt những người bạn được gặp mặt trong ngày hôm nay nào, nhưng trước khi ra về các bạn hãy trả lời cô xem hôm nay trong lễ hội Tây Nguyên này chúng mình được cô dạy bài múa gì nào?

Các bạn đã thể hiện như những nghệ sĩ trong lễ hội này, Tết đến mùa xuân về các bạn thêm một tuổi mới cô chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe , học giỏi ngoan ngoãn luôn là niềm tự hào của ông bà bố mẹ, xin hẹn gặp lại các bạn vào mùa lễ hội lấn sau

5.Kết thúc

Cô mở nhạc vũ điệu cồng chiêng cho trẻ đi theo hàng đi

- Rất vui tươi ạ

(8)

ra ngoài

Người duyệt Mạo Khê, ngày 18 tháng 12 năm 2015 Người soạn

Phạm Thị Hạnh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Ôn lời bài hát Khát vọng mùa xuân - Ôn lời bài hát Nổi trống lên các bạn ơi.. - Ôn lời bài hát Ngôi nhà của chúng ta - Ôn lời bài hát Tuổi đời

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

+ Đây là những bức tranh vẽ trường mầm non, vẽ cảnh các bạn đang chơi, vẽ lớp học thật đẹp. Chúng mình sẽ cùng vẽ những bức tranh đẹp nữa

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm,

*Dân chúng truyền nhau hát một bài hát lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của.. nhân

Ổn định tổ chức- trò chuyện chủ điểm - Cho trẻ hát bài theo cô bài: Lời chào buổi sáng - Cô và các con vừa hát bài hát gì. - Trong bài hát

- Cô hát lần 2, kết hợp với nhạc, giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát nói lên niền vui của các bạn nhỏ khi được đến trường cùng cô giáo và các bạn?. - Dạy trẻ hát theo cô