• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Tiết 24 Tập làm văn:

ÔN TẬP THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức:

Củng cố và nâng cao những kiến thức về cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) cụ thể và quen thuộc trong cuộc sống: một món đồ chơi, một món ăn, một phương pháp thí nghiệm….

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, quan sát về các phương pháp (cách làm) quen thuộc. Qua đó rèn luyện các kĩ năng giới thiệu, trình bày trong kiểu bài văn TM.

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần tự giác học tập đối với mỗi học sinh.

II.CHUẨN BỊ.

-Thầy: - Giáo án.

- Bảng phụ.

- H/S : Đọc, soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: .../ Vắng:

8B: : Sĩ số: .... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ:

Hãy trình bố cục một bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng 3. Bà i mới :

Hoạt động thầy - trò Nội dung cần đạt

? Nêu khái niệm thuyết minh về một phương pháp, cách làm ?

? Bố cục của bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?

I . Lý thuyết:

1. Thuyết minh về một phương pháp, cách làm:

là trình bày cách thực hiện một hành động nào đó như làm một món ăn, một thí nghiệm, một thứ đồ chơi, trồng cây…

- Khi viết bài văn thuyết minh giới thiệu về một phương pháp(cách làm) nào, người viết phảI tìm hiểu, nắm chắc về phương pháp, cách làm đó.

+ Cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự … để thực hiện và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm( Trả lời câu hỏi: Phải làm thế nào? Cái nào làm trước, cái nào làm sau?...)

- Bài thuyết minh về cách làm có bố cục ba phần:

+ MB: Giới thiệu về đối tượng

+ TB: Lần lượt trình bày về quá trình chuẩn bị nguyên liệu, cách làm và yêu cầu sản phẩm.

(2)

? Khi viết bài cần chú ý gì về hình thức?

+ KB: Khẳng định vị trí, giá trị của đối tượng.

Phần thân bài, nội dung thuyết minh sắp xếp theo quá trình thực hiện từ chuẩn bị đến các bước tiến hành và kết quả thành phẩm.

- Về hình thức: Khi viết bài văn thuyết minh về cách làm cần chú ý thực hành kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh.Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

II. Bài tập thực hành

* THĐ:

- Thể loại: Thuyết minh( một cách làm)

- Nội dung: Cách làm đồ chơI em bé : ô tô làm bằng vỏ nhựa.

* Dàn ý:

- MB: Giới thiệu về làm đồ chơi cho em bé: ô tô làm bằng vỏ nhựa.

VD: Cuộc sống của trẻ em thật tươi vui nếu xung quanh mình có nhiều đồ chơi, nhất là các đồ chơi tự làm. Để hiểu rõ hơn về cách làm ô tô bằng vỏ hộp, tôi xin giới thiệu để các bạn cùng biết nhé.

- TB:

+ Chuẩn bị vật liệu:

Các loại vỏ hộp sữa bằng giấy cứng hoặc các loại vỏ hộp khác hình chữ nhật.

Que tròn có đường kính khoảng 0,5cm; dài khoảng 12cm.

Các nút chai tròn hoặc hột, hạt…

+ Cách làm:

Lấy cỏ hộp sữa bằng giấy cứng( còn nguyên hình dạng), kích thước vỏ hộp 20 *11*5cm.

Trên một mặt to của vỏ hộp sữa, ta vẽ một hình chữ nhật có kích thước khoảng 10*6cm.

Sau đó dùng dao trổ hoặc kéo cắt rời theo ba cạnh của hình chữ nhật, vừa vẽ trên vỏ hộp, cắt bỏ đi 2/3 chỗ hình chữ nhật vừa cắt, giữ lại 1/3, gấp ngược 1/3 trở lại để tạo thành mui xe ô tô.

ở mặt bên sườn của vỏ hộp, dùi hai lỗ từ mặt sườn bên này thông sang mặt sườn bên kia của vỏ hộp.

Lấy bốn nút chai hình tròn để làm bánh xe, mỗi nút chai chọc một lỗ ở giữa nút. Lấy que tre xuyên qua hai lỗ từ sườn bên này sang sườn bên kia của vỏ hộp để làm trục xe. Sau đó lắp vào mỗi đầu của que tre một nút chai to và ngoài cùng của đầu que tre làm cái chốt chặt giữ cho bánh xe khỏi bị rời ra khỏi trục xe.

Lấy hai nút chai nhỏ gắn ở đầu ô tô dể làm đèn pha, buộc một sợi dây nhỏ phía trước đầu xe để cho trẻ con GV: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh.

? Xác định thể loại và nội dung của đề?

? Phần mở bài em dự định dẫn dắt như thế nào?

? Để làm đồ chơI này cần chuẩn bị vật liệu nào?

? Cách làm đồ chơI này được tiến hành ra sao?

? Đồ chơi này có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh nêu ý nghĩa

? Phần kết bài em dẫn dắt như thế nào?

Học sinh tự dẫn dắt phần kết bài và trình bày bằng miệng.

Học sinh tự trình bày sản phẩm của mình trên lớp học và giới thiệu về nó.

(3)

kéo xe.

-Tác dụng: ô tô là đồ chơi cho trẻ con, tạo niềm vui trong cuộc sống.

- KB: Chiếc ô tô làm bằng vỏ nhựa rất giản dị nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với trẻ em. Mỗi chúng ta hãy biết trân trọng thứ đồ chơi này và giữ gìn cẩn thận. Hãy giúp các bạn tạo ra nhiều thứ đồ chơI mới để tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.

4. Củng cố:

- Khi thuyết minh về một phương pháp (cách làm), ta phải làm gì mới có thể đạt hiệu quả cao khi giới thiệu?

+ Tìm hiểu kĩ đề.

+ Xác định đối tượng.

+ Hiểu rõ về đối tượng, về phương pháp (cách làm….) đối tượng.

5. Hướng dẫn:

- Học bài.

- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập thơ hiện đại Việt Nam.

V. RÚT KINH NGHIỆM

………

……….

……….

………

……….

……….

Tiết : 25

ÔN TẬP: NHỚ RỪNG Thế Lữ I.

MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp H/S:

1. Kiến thức :

- Củng cố và khắc sâu kiến thức về tác giả Thế Lữ và bài thơ “Nhớ rừng”. Qua bài thơ, giúp các em nhận ra những cách tân nghệ thuật và những đổi mới về nội dung và tư tưởng bài thơ.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng viết đoạn văn và kĩ năng cảm thụ văn học qua việc phân tích một số hình ảnh trong bài thơ.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tình yêu văn học.

II.CHUẨN BỊ: -Thầy: - Giáo án - Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP:

(4)

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: .... / Vắng:

8B: : Sĩ số: .... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ. Trình bày nội dung của bài thơ?

Hoạt động của thày – trò Nội dung cần đạt

? Giới thiệu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Thế Lữ?

Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp:

? Trong phong trào thơ mới, vị trí của Thế Lữ được khẳng định ntn?

- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xa phải tan rã.

- Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh.

- Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm;: nẻo về quá khứ mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui ngời ta biết say sưa với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu.

- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước.

? Trình bày xuất xứ bài thơ

? Vị trí của bài thơ trong sự nghiệp thơ ca của Thế Lữ

? Thái độ tiếp nhận của công chúng thời đó với bài thơ

? Vì sao bài thơ lại đợc tiếp nhận nồng nhiệt như vậy?

“Nhớ rừng” là lời con hổ trong vườn bách thú.Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Họ khao khát cái tôi cá nhân

I TÁC GIẢ.

a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca

(SGK)

b. Đôi nét về hồn thơ Thế Lữ

-> Thế Lữ không những là ngời cắm ngọn cờ thắng lợi cho phong trào Thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới thời kì đầu.

II. VĂNBẢN.

- Là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đ- ường cho sự thắng lợi của Thơ mới

- Tác giả mượn lời con hổ để nói lên tâm sự u uất của lớp thanh niên thế hệ 1930- đó là những thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời - Bài thơ tràn trề cảm hứng lãng mạn: thân tù hãm mà hồn vẫn sôi sục, khao khát tự do.

III. Luyện tập:

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ?

3. Bài mới

(5)

được khẳng định và phát triển trong một cuộc đời rộng lớn, tự do. Đó cũng đồng thời là tâm sự chung của ngời dân mất nớc bấy giờ. Vì vậy, Nhớ rừng đã có đợc sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Có thể coi Nhớ rừng như một áng văn thơ yêu nước tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước hợp pháp đầu thế kỷ XX.

Cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng nhưng không có cách gì thoát ra được, nó chỉ biết buông mình trong mộng tưởng để thoát ly hẳn cái thực tại đó, tìm đến một thế giới khoáng đạt, mạnh mẽ, phi thường.

- Giáo viên cho hs trình bày dàn ý.

- GV nhận xét khái quát

- GV đọc cho học sinh tham khảo, tổ chức cho các em trao đổi cảm nghĩ về những bài thơ đó 1.Tìm hiểu đề

- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học

- Nội dung: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con ng- ười lúc bấy giờ.

- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND.

2. Dàn ý a. Mở bài

-Thế Lữ (1907- 1989) -> Bài thơ Nhớ rừng b. Thân bài

* Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú

- Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt là nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.

+ Buông xuôi và căm ghét thực tại.

+ Nhục nhã khi bị đem ra thứ đồ chơi.

+ Phải sống ngang bầy với những loài vật tầm thường.

+ Chứng kiến khung cảnh nhàm chán, đơn điệu, giả dối nơi vườn bách thú.

Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc

* Nỗi nhớ của hổ về chốn sơn lâm về quá khứ hào hùng, oanh liệt.

- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm núi rừng đại ngàn, lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn …

- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi diễn tả vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình

- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu

(6)

sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ

- Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - điệp từ ''ta'':

con hổ uy nghi làm chúa tể. Hình ảnh con hổ nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt -> khí phách ngang tàng, làm chủ.

- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, còn đâu tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn .''Than ôi!” -> bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.

* Khổ 5

- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do của người dân mất nước.

c. Kết bài

- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạngchán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.

3. Viết bài

- Học sinh triển khai ý 1 của dàn bài.

- HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài

4.Đọc và chữa bài Học sinh đọc.

- GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 4. Củng cố:

- ? Khẳng định lại vai trò, vị trí của bài thơ và của nhà thơ t rong phong trào thơ mới?

? Bài thơ vì sao lại được trí thức thời đó đón nhận nhiệt liệt?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà triển khai dàn bài hướng dẫn thành một bài viết cụ thể, đảm bảo các ý trong bài.

- Chú ý trình tự và cách triển khai từ nghệ thuật -> nội dung -> cảm xúc….

- Chuẩn bị bài thơ “Ông đồ” – Vũ Đình Liên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề).. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một

Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò

Trong một phương trình, ta có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia và đổi dấu hạng tử đó. Vậy phương trình có một nghiệm duy nhất x = –12. b) Quy tắc nhân

Để có một món ăn ngon miệng, ngoài việc lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn, ta cũng cần chú ý đến trình bày trang trí món ăn để tăng thêm vẻ hấp dẫn ngon miệng.Bài học

Là một cô nuôi làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, tôi luôn suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo thực đơn, đúng khẩu phần, đảm

Định lí 1. Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền. Tam giác ABC vuông

Mở rộng quyền kiểm soát của Toà án đối với các nhánh quyền lực khác như: quyền xem xét các văn bản pháp luật vi hiến; đồng thời đảm bảo quyền kiểm soát của