• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 20/12 /2020 Ngày giảng:...

Tiết: 81 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kĩ năng

- Tạo lập văn bản thuyết minh và tự sự

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyế minh và tự sự.

*/ KNS: Tư duy, trình bày 1 phút, giao tiếp 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

*/ Năng lực cần hình thành và phát triển: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

Năng lực giao tiếp: sử dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng, mạch lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; kết hợp lời nói với động tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác…;

Viết đúng các dạng văn bản thuyết minh, nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm; Biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân…

II. Chuẩn bị

1. GV: tài liệu, bảng phụ 2. HS : ôn tập

III. Phương pháp

1. Phương pháp : Ôn tập

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, nhóm IV. Tiến trình dạy học - giáo dục

1. ổn định lớp (1’)

2. KTra bài cũ: (3’)Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (1p) Hoạt động của giáo viên- học

sinh

Ghi bảng Hoạt động 2: Những nội dung

lớn của phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 (7’)

- Mục tiêu: Ôn tập những nội dung lớn của chương trình Tập làm văn lớp 9

I. Những nội dung lớn của phần tập làm văn trong Ngữ văn 9

A - Văn thuyết minh: Kết hợp với các phương thức khác như miêu tả, tự sự, nghị luận, các biện pháp nghệ thuật

B - Văn tự sự với 2 trọng tâm:

(2)

- PP hệ thống hóa, vấn đáp

? Phần TLV trong Ngữ Văn 9 tập I có trong nội dung lớn nào.

Hs trả lời, gv đánh giá, chốt ý và ghi bảng:

Hoạt động 3. (7’)

- Mục tiêu: Ôn tập vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố, miêu tả trong văn bản thuyết minh - PP vấn đáp, khái quát hóa

? Biện pháp nghệ thuật và miêu tả có vai trò, vị trí, tác dụng ntn trong văn bản thuyết minh - Làm cho đối tượng hiện lên cụ thể, rõ nét hơn, sinh động hơn.

- Bài văn thuyết minh lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

? Nêu vd minh hoạ?

- Khi thuyết minh về một ngôi chùa cổ, người thuyết minh phải sử dụng những liên tưởng, tượng tưởng, so sánh nhân hoá như ngôi chùa tự kể chuyện về mình để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng thuyết minh. Đồng thời vận dụng miêu tả để người đọc hình dung ra ngôi chùa có dáng vẻ ntn? Màu sắc, không gian, hình khối....

* Hoạt động 4 (7’)

- Mục tiêu: Ôn tập, so sánh để thấy điểm giống và khác nhau giữa yếu tố miêu tả trong vb thuyết minh với vb miêu tả - PP vấn đáp, pp so sánh

? Văn thuyết minh giống và khác văn miêu tả ở chỗ nào ?

- Tự sự kết hợp với nghị luận

- Ngoài ra còn có một số nội dung mới trong văn bản tự sự

+ Đối thoại và độc thoại nội tâm

+ Người kể và vai trò của người kể chuyện kể trong văn bản tự sự.

II. Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố, miêu tả trong văn bản thuyết minh

- Trong thuyết minh nhiều khi người ta phải kết hợp các biện pháp nghệ thuật và các yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động và hấp dẫn.

III. Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và thuyết minh

Miêu tả Thuyết minh

- Có hư cấu, tưởng tượng - Dùng so sánh, liên tưởng

- Mang cảm xúc

- Trung thành với đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh

- Đảm bảo tính khách quan, khoa học ít dùng so sánh, liên tưởng, tưởng

(3)

Hoạt động 5. (14’)

- Củng cố kiến thức về các kiểu văn bản vừa ôn tập

- pp thực hành

? Viết đoạn văn t/minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và y.tố m.tả?

- Thời gian:10p - Một số hs trình bày

- Nhóm khác nx, bổ sung=>GV nhận xét, k.quát.

chủ quan ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.

- Dùng trong sáng tác văn chương.

- ít tính khuôn mẫu, đa nghĩa

tượng.

- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết

- Sử dụng nhiều trong cuộc sống

IV. Luyện tập

- Chon đối tượng thuyết minh.

- Xác định yếu tố miêu tả định dùng.

- Lựa chọn hình thức thể hiện và các biện pháp nghệ thuật.

- Viết thành đoạn văn thuyết minh.

4. Củng cố (3’)

? Vai trò của y/tố m.tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản t.minh?

5. HDVN (2’)

- Tự ôn tập phần văn bản thuyết minh có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

- Xem lại các văn bản thuyết minh đã tự làm, tự xác định yếu tố miêu tả đã dùng.

- Trả lời các câu hỏi để thấy vai trò các yếu tố trong văn bản tự sự.

*/ Bổ sung giáo án:

………

V.RKN

………

………

Ngày soạn: 20/12 /2020 Ngày giảng:...

Tiết: 82 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự

- Sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh, văn bản tự sự.

(4)

- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và tự sự đã học.

2. Kĩ năng

- Tạo lập văn bản thuyết minh và tự sự

- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu văn bản thuyế minh và tự sự.

*/ KNS: Tư duy, trình bày 1 phút, giao tiếp 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

*/ Năng lực cần hình thành và phát triển: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

Năng lực giao tiếp: sử dụng tương đối linh hoạt và có hiệu quả các kiểu câu khác nhau; nói rõ ràng, mạch lạc, tự tin và đúng ngữ điệu; trình bày được nội dung chủ đề thuộc chương trình học tập; biết trình bày và bảo vệ quan điểm, suy nghĩ của mình; kết hợp lời nói với động tác cơ thể và các phương tiện hỗ trợ khác…;

Viết đúng các dạng văn bản thuyết minh, nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm; Biết tóm tắt nội dung chính của bài văn, câu chuyện ngắn; trình bày một cách thuyết phục quan điểm của cá nhân…

II. Chuẩn bị

1. GV: tài liệu, bảng phụ 2. HS : ôn tập

III. Phương pháp

1. Phương pháp : Ôn tập

2. Cách thức: hoạt động cá nhân, nhóm IV. Tiến trình lên lớp

1. ổn định lớp (1’)

2. KTra bài cũ: (3’)Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: hoạt động 1 khởi động (1p)

Hoạt động của gv- hs Ghi bảng

Hoạt động 2. Những nội dung cơ bản của văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 (16’)

- Mục tiêu: Hs nắm được những nội dung cơ bản của văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 9

- PP vấn đáp, đàm thoại gợi mở, so sánh.

? Những nội dung cơ bản của văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 9

- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, lập luận, đối thoại và độc thoại, người kể trong văn bản tự sự

- Kỹ năng kết hợp các phương thức trong một văn bản

- Vai trò, vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận

-Vai trò, tác dụng của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

-Thay đổi các hình thức người kể chuyện trong văn bản tự sự

I. Những nội dung cơ bản của văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 9 1.Vai trò của các yếu tố trong văn bản tự sự

- Yếu tố miêu tả - Yếu tố nghị luận - Đối thoại

- Độc thoại

- Độc thoại nội tâm

(5)

? Nêu vai trò, tác dụng của yếu tố lập luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

- Yếu tố lập luận có tác dụng thuyết phục người nghe, người đọc

- Yếu tố miêu tả nội tâm làm nổi bật suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm lý phức tạp, tinh vi của NV.

? Hãy cho vd về 1 đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm ? lập luận ?

VD -Miêu tả nội tâm: Thực sự mẹ không lo lắng...

(cổng trường...)

- Lập luận: lời dụ quân trước lúc lên đường của Quang Trung.

- Cả miêu tả nội tâm và lập luận : đoạn tôi trò chuyện với Bình Tư về Lão Hạc.

? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm?

? Nêu vai trò, tác dụng các hình thức nào ?

? Tìm các vd về đoạn văn tự sự có tác dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ?

? Tìm các vd về các đoạn tự sự về người kể chuyện theo ngôi thứ nhất?

? Qua ngôn ngữ 1 nhân vật? Kể bằng lời kể của người dẫn truyện?

- Đoạn văn Dế Mèn trêu chị Cốc.

- Truyện ngắn " Làng", " Lặng lẽ Sa Pa".

- Kể theo ngôi thứ 1: Những ngày thơ ấu - Kể qua ngôn ngữ của một NV

- Kể bằng lời của người dẫn truyện: Lặng lẽ Sa Pa

? Nhận xét tác dụng của mỗi hình thức kể ? - HS thảo luận

- Thời gian:5p - Đại diện trình bày

- Nhóm khác nx, bổ sung=>GV kết luận:

+ Ngôi 1: Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe,thấy; trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình=> người nghe tin những điều đc kể là thật.

+ Ngôi 3:Người kể có thể kể linh hoạt những gì mình nghe, thấy=> truyện khách quan hơn.

+ Kể qua ngôn ngữ 1nv: Khiến câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái, cảm xúc của mình xen lẫn bình luận.

(6)

+ Kể bằng lời của người dẫn truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nvđể quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện=> tất cả hiện ra . . .

Hoạt động 3. (18’)

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp với miêu tả nội tâm

- PP thực hành

? Nhập vai nhân vật bé Thu vào đêm ở nhà bà ngoại khi đã nhận ra cha. Kể lại những suy nghĩ của Thu trong đêm ấy.

- Thời gian:10p - Đại diện trình bày

- Học sinh nhận xét, bổ sung=>Gv nhận xét

II. Luyện tập

- Xác định các sự việc, nhân vật.

- Yếu tố miêu tả: nét mặt, cử chỉ, hành động của Thu.

- Yếu tố miêu tả nội tâm:

Vui hay buồn, day dứt, ân hận, nuối tiếc…

4. Củng cố (3’)

? Vai trò của các y/tố miêu tả, nghị luận,đối thoại , độc thoại, độc thoại nội tâm trong vb t.sự?

5. HDVN (2’)

- Ôn tập những nội dung cơ bản của văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 9

- Soạn: Ôn tập tập làm văn( So sánh sự giống và khác nhau giữa văn tự sự và văn thuyết minh; làm bài tập)

*/ Bổ sung giáo án:

………

………

V.RKN………

………

………

Ngày soạn:20/12/2020

Ngày giảng:... Tiết 83 Văn bản

CỐ HƯƠNG

(Lỗ Tấn) I. Mục tiêu: Giúp học sinh

1. Kiến thức:

- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại.

- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới.

- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm.

- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn Lỗ Tấn trong truyện Cố hương.

(7)

2. Kĩ năng:

* KN bài học:

- Đọc - hiểu văn bản truyện hiện đại nước ngoài.

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kể và tóm tắt được truyện.

* KN sống : Tự nhận thức, tìm kiếm và xử lí thông tin.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho học sinh biết quý trọng tình bạn thiêng liêng cao cả.

- Biết vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

4. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực cần hình thành và phát triển:

- Tôn trọng các nền văn hoá trên thế giới: Tôn trọng các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hoá trên thế giới.

- Nhân ái, khoan dung: Phản đối cái ác, cái xấu, phê phán và tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội; sẵn sàng cộng tác với mọi người xung quanh; tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

- Tư duy độc lập: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc; quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

4. Tích hợp

- GD bảo vệ môi trường: Môi trường xã hội và sự thay đổi của con người

- GD đạo đức: Khát vọng lý tưởng cao đẹp vì cộng đồng, sống có trách nhiệm, sống có niềm tin và lý tưởng với mọi người xung quanh; Tình yêu gia đình, đất nước

=> giáo dục các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1- GV: Nghiên cứu, soạn giảng, tìm hiểu thêm về tác giả Lỗ Tấn và tập truyện ngắn “Gào thét”. ( máy tính, loa..)

2- HS: Đọc – hiểu văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu, phân tích, bình giảng…

- Hình thức: cá nhân, nhóm

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ(3’): Kiểm tra vở soạn của học sinh 3. Bài mới:

Hoạt động 1: khởi động (1’)

- Mục tiêu: Định hướng và tiếp cận bài học - PP thuyÕt tr×nh

- KT: động não

(8)

Nỗi nhớ thương quê hương là một đề tài phổ biến trong thơ ca từ xưa đến nay.

Các nhà văn nhà thơ đã mượn những vần thơ để bày tỏ tình cảm gắn bó với quê hương của mình, mà mỗi người vì những hoàn cảnh khác nhau đã phải sống xa quê hương.

Hạ Tri Chương ngậm ngùi bẽ bàng:

“Thiếu tiểu li gia lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi;

Nhi đồng tương kiến bất tương thức Tiếu Vấn : khách tòng hà xứ lai ?”

Lý Bạch trĩu nặng nhớ thương:

“Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương”

Còn Lỗ Tấn lại xót xa, tê tái vì cảnh quê, người quê…

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: (7’)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

những nét chính về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, thuyết trình, khái quát .v.v.

- Kĩ thuật trình bày một phút, động não, tìm kiếm và xử lí thông tin,

- Phương tiện: Tranh ảnh, máy chiếu GV: Chiếu ảnh tác giả Lỗ Tấn

? Trình bày những hiểu biết về tác giả Lỗ Tấn?

HS: Dựa vào chú thích để trình bày.

GV Chiếu video GV bổ sung:

- Ông sinh ngày 29-5-1881 trong 1 gia đình quan lại sa sút. Khi Lỗ Tấn 13 tuổi thì thân sinh là Chu Bá Nghi lâm bệnh và sau 3 năm thì mất. Mẹ là Lỗ Thuỵ - 1 người phụ nữ trung hậu, kiên nghị, có ảnh hương sâu sắc đến Lỗ Tấn.

- Lỗ Tấn sinh trưởng trong XHPK TQ – XH mà ở đó mà đa số người dân mù chữ và lạc hậu. Ông từng theo học ngành Hàng hải, địa chất. Sau đó ông sang Nhật học nghề y với mơ ước chữa bệnh cứu người. Nhưng rồi ông nhận thức rằng sự dốt nát, ngu muội là thứ bệnh nguy hiểm nhất cần phải chữa trước tiên. Ông chuyển sang hoạt động VH nhằm thức tỉnh, cải tạo đầu óc ngu muội và hèn nhát của quần chúng nông dân TQ. Từ đó ông gắn bó với p/trào CM và nhờ tiếp thu CN Mác – Le-nin, ông trỏe thành chiến sĩ CM trên mặt trận văn hóa.

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả

- Lỗ Tấn(1881 – 1936) - Quê: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang.

- Là người học rộng tài cao - nhà văn lớn của Trung Quốc.

(9)

- Về nước ông vừa viết văn vừa dạy đại học 1926 dạy đại học Bắc Kinh.

- Ông là nhà văn cách mạng nổi tiếng ở Trung Quốc.

- Và sau 1 thời gian lâm bệnh, lại làm việc quá sức Lỗ Tấn đã từ trần tại Thượng Hải vào ngày 19 -10-1936.

Bất chấp sự ngắn cấm và đàn áp của chính quyền phản động, nhân dân và giới văn nghệ sĩ Thượng Hải đã long trọng tổ chức lễ an táng nhà văn, nhà tư tưởng, nhà giáo dục và phủ lên quan tài ông 1 lá cờ đỏ thêu 4 chữ “Linh hồn DT”, có hàng nghìn người đi đưa tang ông.

G: Chốt

? Nêu xuất xứ của VB “Cố hương”?

GV: chiếu ảnh các tập truyện

- “Cố hương” là 1 truyện ngắn có yếu tố tự truyện và hồi kí.

- “Cố hương” phê phán xã hội phong kiến, sự bạc nhược của con người, từ đó đặt ra con đường giải thoát nông dân, giải phóng xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.

- GV: Cùng với tập truyện ngắn “Bàng hoàng” thì

“Gào thét” cũng được liệt vào hàng những tác phẩm xuất sắc.

GV: Lúc đầu Lỗ Tấn nghĩ việc cứu chữa bệnh tật cho người dân là quan trọng nhưng rồi ông nhận ra rằng việc cứu chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn rất nhiều nên ông chuyển sang hoạt động VH.

Hoạt động 3(28’)

- Mục tiêu: GV hướng dẫn học sinh Đọc- hiểu văn bản để phân tích các nội dung và nghệ thuật chính của văn bản

- Phương pháp đàm thoại, phân tích, quy nạp, giản bình, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.v.v.

- Kĩ thuật trình bày một phút, động não, tư duy sáng tạo, chia nhóm.v.v.

- Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu

GV hướng dẫn cách đọc: ( Chiếu yêu cầu)

Giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể tả; giọng ấp úng của n/v Nhuận Thổ; giọng chua chát của thím Hai Dương; giọng suy ngẫm, triết lí của n/v “tôi”.

Gv đọc mẫu một đoạn.

? HS đọc nối tiếp cho đến hết.

? Hãy tóm tắt truyện?

Hs tóm tắt cốt truyện:

GV : chiếu đoạn tóm tắt mẫu.

Sau 20 năm trời đi xa, tôi phải vượt qua 2000 dặm về thăm quê đang độ giữa đông. Về quê lần này là để

2. Tác phẩm

- Trích trong tập “Gào thét”.

II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích a) Đọc, kể, tóm tắt

(10)

dời quê đến sinh sống ở nơi khác. Về quê tôi gặp lại mọi người, gặp Nhuận Thổ - người bạn cũ, con người ở cho gia đình tôi, gặp lại Nhuận Thổ giờ đã khác xa...

Cuộc chia tay đã đến, ngôi nhà cũ xa dần, lòng tôi buồn → trong tâm trí tôi hiện lên hình ảnh mọi người nghĩ đến ngày mai.

GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số chú thích khó trong SGK.

? Thể loại của VB này?

- Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.

GV giải thích:

- Có nhiều đoạn chứa yếu tố hồi ký.

- Hồi ức về Nhuận Thổ.

- Nhân vật Nhuận Thổ là Nhuận Thuỷ có thật nguyên mẫu.

- Nhiều chi tiết trong tác phẩm là sự việc có thực trong cuộc đời Lỗ Tấn: việc bán nhà, rời quê h/cảnh gia đình...

* “Cố hương” có vai trò hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật.

- Nhân vật tôi không nên đồng nhất với Lỗ Tấn.

- Nếu nói Lỗ Tấn trong 20 năm đã có lần về quê và có thời gian làm việc ở quê thì làm sao có thể làm nổi bật được sự thay đổi ghê gớm của “Cố hương” cũng như t/

cảm của n/v “tôi” đối với cố hương? Trong thực tế, người chỉ vẽ cho n/v “tôi” bẫy chim không phải là Nhuận Thổ mà là bố Nhuận Thổ. Song nếu viết y như thực thì làm sao có thể tôn lên vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất trí tuệ của em bé nông dân Nhuận Thổ được? Và như vậy thì làm sao tố cáo mạnh mẽ tội ác của chế độ đẳng cấp và lễ giáo phong kiến đã hủy hoại thể lực và tinh thần của Nhuận Thổ dược?

→ Tác phẩm là truyện ngắn có yếu tố hồi ký.

? Nêu phương thức biểu đạt chính của tác phẩm.

Ngoài ra còn sử dụng các phương thức nào ? HS : * Phương thức biểu đạt.

- Chủ yếu là phương thức tự sự : mạch kể có xen những đoạn hồi ức – với hiện tại.

- Ngoài ra còn có các p/thức :

+ Miêu tả người, thiên nhiên, nội tâm nhân vật.

+ Biểu cảm (là p/thức quan trọng) + Lập luận

+ Độc thoại, đối thoại

? Vì sao phương thức biểu cảm là quan trọng nhất ? HS: Vì :

+ có nhiều yếu tố hồi ký.

+ tác phẩm dùng ngôi 1 để biểu hiện t/cảm quan

b) Chú thích

2. Kết cấu, bố cục : - Thể loại: Truyện ngắn có yếu tố hồi kí.

- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, nghị luận.

(11)

điểm ... nguyện vọng.

+ ngay cả khi dùng các phương thức ≠ tình cảm sâu kín của tác giả vẫn thấm đậm tác phẩm.

? Tác giả chọn ngôi kể nào để kể chuyện? Ngôi kể ấy có tác dụng ra sao ?

HS : Ngôi 1- dẫn dắt câu chuyện, biểu hiện tư tưởng, tình cảm quan điểm, nguyện vọng...

? Có thể xem : “Cố hương” là một hồi ký không ? Vì sao ?

HS : Không, vì p/thức biểu đạt chính là tự sự, chỉ có điều mạch tường thuật sự việc luôn bị giãn cách bởi những đoạn hồi ức xen kẽ.

- Nên chỉ có thể xem ‘Cố hương’’ là truyện ngắn có yếu tố hồi kí chứ không phải là hồi kí.

? Tìm bố cục của truyện ?( Chiếu) HS : 3 phần.

- P1 : Từ đầu … ‘đang làm ăn sinh sống’’ : N/v ‘tôi’’

trên đường về quê → dự đoán thực trạng cố hương.

- P2 : Từ ‘Tinh mơ sáng hôm sau....sạch trơn như quét’’: Những ngày n/v ‘tôi’’ ở quê → chứng kiến thực trạng ở cố hương.

- P3 : Từ ‘Thuyền chúng tôi thẳng tiến…thành đường thôi’’ : N/v ‘tôi’’ trên đường xa quê → mơ ước cố hư- ơng đổi mới.

? Nhận xét về bố cục ấy ?( Văn bản đc kể theo trình tự nào ?)

HS : - Bố cục theo trình tự thời gian – sự kiện chuyến về quê.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng : một con người đang suy tư trên một chiếc thuyền dưới bầu trời u ám, về cố

ơng và cũng con người ấy đang suy tư trong một chiếc thuyền rời cố h ương . Tuy nhiên rời quê có mẹ

“tôi” và Hoàng.

- Những ngày ở quê

+ Nhuận Thổ {hồi ức, hiện tại}

+ Thím Hai Dương

* Giáo viên: Tác phẩm có kết cấu “Đầu cuối tương ứng”. Một con người đang suy tư trong 1 chiếc thuyền, dưới bầu trời u ám, về cố hương và cũng con người ấy đang suy tư trong 1 chiếc thuyền rời cố hương. Tất nhiên tương ứng không phải là lặp lại đơn thuần. Trên đường rời quê, còn có mẹ “Tôi”, Hoàng, về quê, “Tôi” hình dung, dự đoán thực trạng của cố hương - rời quê, “Tôi” ước mơ cố hương đổi mới...

=> Trong quá trình phân tích, không theo trình tự chia đoạn mà phân tích bổ ngang-> từ đó rút ra nội dung, ý nghĩa của văn bản

- Ngôi kể ngôi thứ 1.

- Bố cục: 3 phần.

- Tôi trên đường về quê

→ dự đoán thực trạng cố hương.

- Những ngày ở quê → chứng kiến thực trạng - Tôi trên đường xa quê

→ mơ ước cố hương đổi mới.

(12)

? ở phần giữa có thể chia thành mấy đoạn nhỏ?

HS: Những ngày ở quê : + Ký ức về NThổ

+ Gặp những người hàng xóm + Gặp lại NThổ

? Vì sao đoạn hồi ức về quá khứ lại xuất hiện ngay khi mẹ vừa nhắc đến Nhuận Thổ và lại kéo dài nh- ường ấy ?

HS: Bởi vì hình ảnh đẹp đẽ của Nhuận Thổ gây ấn tượng sâu đậm mạnh mẽ và thường trực trong nhân vật ‘tôi’’, nhắc đến Nhuận Thổ là nhớ ngay đến những hình ảnh đẹp đó.

? Vì sao sau đoạn hồi ức về Nhuận Thổ, tác giả chưa cho Nhuận Thổ xuất hiện ngay mà còn bố trí thêm hai cuộc đối thoại nữa (giữa tôi và Hoàng, tôi và Hai Dương.) và ba bốn ngay sau Nhuận Thổ mới đến ?

HS: Vì càng hãm thì nỗi khao khát gặp bạn lại càng mãnh liệt; khao khát càng mãnh liệt nhưng đến khi gặp không được bộc lộ, lại càng thêm chua xót.

→ Cách bố cục của một bậc thầy truyện ngắn.

? Em có nhận xét gì về cách bố trí của t/giả khi để cho n/v ‘tôi’’ về quê trong đêm và rời quê khi hoàng hôn?

- Thời gian mang tính nghệ thuật : về quê trong đêm và rời quê trong hoàng hôn.

- Không gian nghệ thuật : tôi suy nghĩ về hiện tại và tương lai trong một chiếc thuyền.

- Con đường : + Nghĩa đen + Nghĩa bóng.

? Truyện có những nhân vật nào ? Nhân vật trung tâm ? Nhân vật chính ? Vì sao em biết?

- Nhân vật chính Nhuận Thổ → biểu hiện sự thay đổi sa sút của làng quê. Sự thay đổi của Nhuận Thổ đã tác động mạnh nhất đến tư tưởng nhân vật tôi.

- Nhân vật trung tâm : ‘tôi’’

+ Là đầu mối của toàn bộ câu chuyện có quan hệ với toàn bộ hệ thống nhân vật.

+ Toát lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

* Vì :

- Nhân vật trung tâm “tôi” : vì nhân vật ‘tôi’’ xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, các sự việc và nhân vật trong truyện đều được cảm nhận từ nhân vật ‘tôi’’ → làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

- Nhân vật chính : Nhuận Thổ biểu hiện sự thay đổi sa sút của cố hương.

? Nhan đề “Cố hương” có ý nghĩa gì ?

(13)

HS : Nghĩa là quê cũ, làng cũ nơi sinh ra và đã từng gắn bó với cuộc sống của mỗi người.

? Hs đọc lại phần đầu của VB.

? N/v ‘tôi’’ trở về quê vào thời gian nào ? Khi ấy cảnh vật hiện ra như thế nào ?

HS : - Thời gian : Đang độ giữa đông, trời lạnh giá, về quê sau hơn 20 năm.

- Không gian : ‘Trời càng ua ám…Làng xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im dưới vòm trời màu vàng úa’’.

? Cảnh đó cho thấy c/sống như thế nào đang diễn ra ở ‘Cố hương’’ ?

HS : Tàn tạ, nghèo khó.

? Chứng kiến cảnh ấy, n/v ‘tôi’’ có tâm trạng như thế nào ? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng ấy ? HS : - ‘Lòng tôi se lại’’  Tôi phảng phất nỗi buồn se sắt.

- ‘A, đây thật có phải là làng cũ mà hơn 20 năm trời nay tôi hằng ghi lấy hình ảnh trong kí ức không …?’’ ngạc nhiên không tin đó là cái làng cũ.

? Vì sao tôi lại có tâm trạng đó ?

HS : - Vì giữa cái mong ước hy vọng và tưởng tượng của tác giả khác xa với thực tế. Hình ảnh của cố hương khiến tâm hồn người con xa quê có phần hẫng hụt, thương cảm vì cảnh làng quê tiêu điều hoang vắng.

? Tác giả về quê chuyến này để làm gì ? Điều đó gợi lên hiện thực c/sống như thế nào ở nơi đây ?

HS : Về quê để tác giã từ, vĩnh biệt ngôi nhà cũ yêu dấu → cuộc sống ở quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống.

? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này ? - Sự gia tăng yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho chỉ trong một đoạn văn ngắn mà vừa tái hiện hình ảnh của làng quê, vừa bộc lộ xúc động của lòng người.

- Nghệ thuật đối: cảnh vật hiện tại>< với cảnh vật trong hồi ức → thất vọng trước sự sa sút.

GV bình: Giữa cái mong ước, hi vọng và t/cảm của n/v ‘tôi’’ trước và trong chuyến đi đã khác xa thực tế.

N/v ‘tôi’’ vấn x giữ nguyên trong mình cái đẹp không thể miêu tả của miền quê trong kí ức. Nhưng khi trở về lại là sự thất vọng tràn ngập. Sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại đó thật ấn tượng khi diễn tả tâm trạng buồn của n/v ‘tôi’’.

? Vậy em có cảm nhận ntn về tâm trạng của n/v

‘tôi’’ trên đường trở về quê?

GV chốt và tiểu kết:

3. Phân tích

3.1. Tâm trạng nhân vật tôi trên đường về quê

Cảnh quê cũ tiêu điều, xơ xác khiến nhân vật

‘tôi’’ buồn, ngạc nhiên và thất vọng.

4. Củng cố:(2’)

(14)

GV và HS hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.

? Tóm tắt lại truyện?

? Ý nghãi nhan đề của văn bản?

? Cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường về quê?

5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau :(3’) - Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.

- Soạn tiếp văn bản “Cố hương” – Lỗ Tấn.

+ Tìm hiểu n/v “tôi” những ngày ở quê.

+ N/v ‘tôi’’ trên đường rời quê.

? Trong những ngày ở quê, n/v "tôi’’ đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp với những n/v nào được kể nhiều nhất?

? H/ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?

? Khi đó Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết ?

? Khi găp lại Nhuận Thổ sau 20 năm, hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên như thế náo về bộ dạng, lời nói, tính cách… ?

? Ngoài sự thay đổi của N/Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi của những con người nào khác?

? Con người thì như vậy, còn cảnh vật nơi cố hương thì sao? Tác giả biểu hiện tình cảm, thái độ ntn khi chứng kiến sự thay đổi đó ?

? Vì sao khi rời cố hương, n/v “tôi” lại cảm thấy “lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt?”

? Khi rời cố hương, n/v “tôi” đã mong ước điều gì?

? Chi tiết nhân vật tôi suy tư trên một chiếc thuyền về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có dụng ý nghệ thuật gì ?

* Bổ sung giáo án:

...

...

..

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

..

Ngày soạn:20/12/2020 Tiết 84,85 Ngày giảng:...

Văn bản

CỐ HƯƠNG

(Lỗ Tấn) I. Mục tiêu: Như tiết 81

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1- GV: Nghiên cứu, soạn giảng

(15)

2- HS: Đọc – hiểu văn bản, trả lời câu hỏi SGK.

III. Phương pháp:

- Phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu, phân tích, bình giảng…

- Hình thức: cá nhân, nhóm IV. Tiến trình giờ dạy-GD

1. Ổn định lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ(5’): Kiểm tra vở soạn của học sinh

? Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm “Cố hương”?

*Tác phẩm: Sau 20 năm xa quê, nhân vật “tôi” trở về thăm quê cũ. So với ngày trước, cảnh vật và con người nơi quê thật tàn tạ, nghèo hèn. Mang nỗi buồn thương, nhân vật “tôi” dời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay.

3. Bài mới:

Hoạt động 1:khởi động (1’) ( PP thuyết trình)

Sau bao nhiêu năm xa cách quê hương giờ đây nhân vật tôi mới có dịp về quê hương, và cũng là lần cuối cùng trở về quê cũ, vậy làng quê sau bao năm xa cách thay đổi như thế nào....

Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2(28’):

- Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu tâm trạng n/v “tôi”

những ngày ở quê khi gặp gỡ Nhuận Thổ và thím Hai Dương.

- PP: nêu vấn đề, phân tích, đàm thoại, giảng bình...

- KT: động não, trình bày 1 phút, tư suy sáng tạo - Phương tiện: bảng phụ

HS theo dõi phần VB tiếp theo.

Gv dẫn : Tâm trạng tôi những ngày ở quê chủ yếu được thể hiện qua câu chuyện với bà mẹ, cuộc gặp gỡ với chị Hai Dương và với Nhuận Thổ - ta tìm hiểu qua một hai cảnh chính.

? Trong những ngày ở quê, n/v "tôi’’ đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó cuộc gặp với những n/v nào được kể nhiều nhất?

HS: - N/v Nhuận Thổ và chị Hai Dương.

? Mối quan hệ của n/v ‘tôi’’ với Nhuận Thổ được kể trong những thời điểm nào ?

HS : - Nhuận Thổ thời quá khứ.

- Nhuận Thổ thời hiện tại.

HV hướng dẫn HS tìm hiểu sự thay đổi của các n/

v qua hệ thống câu hỏi. GV ghi bảng phụ để HS tiện so sánh và theo dõi:

? H/ảnh Nhuận Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào?

HS: - ‘Vầng trăng tròn vàng thắm treo lửng lơ

3. Phân tích(tiếp)

3.2. Nhân vật ‘tôi’’ những ngày ở quê

(16)

trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn; một đứa bé trạc mời một, mười hai tuổi, cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm chiếc đinh ba, đang cố sức đâm theo 1 con tra...’’

? Tại sao n/v ‘tôi’’ gọi đó là một ‘cảnh tượng thần tiên’’ ?

HS : - Đó là 1 cảnh tượng sáng sủa – dấu hiệu của cuộc sống thanh bình nơi làng quê, giờ chỉ còn là trong giấc mơ…

? Khi đó Nhuận Thổ hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dạng, trang phục, tính tình, hiểu biết ?

HS : Thảo luận nhóm bàn(2’)

- Hình dáng : Khuôn mặt trĩnh, nước da bánh mật.

- Trang phục : đầu đội mũ lông chim bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng.

- Tính tình : Hắn thấy ai là bẽn lẽn, chỉ không bẽn lẽn với một mình tôi.

- Hiểu biết : Bẫy chim sẻ thì tài lắm ; biết nhiều chuyện lạ lùng lắm.

? Chi tiết ‘tôi’’ khóc và Nhuận Thổ cũng khóc khi chia tay đã nói lên điều gì về tình bạn khi xưa của 2 người ?

HS : Tình bạn gắn bó, thân thiện, bình đẳng không có sự ngăn cách.

? Từ đó hình ảnh một người bạn như thế nào đã hiện lên trong tâm trí ‘tôi’’ ?

HS : - Trong quá khứ, thời thơ ấu, Nhuận Thổ là người khôi ngô, khỏe mạnh, hồn nhiên, nhanh nhẹn, gần gũi và nhiều tình cảm.

? Khi găp lại Nhuận Thổ sau 20 năm, hình ảnh Nhuận Thổ hiện lên như thế náo về bộ dạng, lời nói, tính cách… ?

HS : Thảo luận nhóm bàn(2’)

- Hình dáng : Khuôn mặt với nước da vàng sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm ; mi mắt viền đỏ húp mọng lên ; đội chiếc mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm ; bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.

- Giọng nói : nói không ra tiếng.

- Thái độ : cung kính xa cách…

- Lại xin tất cả đống tro, chờ khi nào chúng tôi lên đường là đem thuyền đến chở.

? Dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi kì lạ nhất ở

Nhuận Thổ trong quá khứ

Nhuận Thổ trong hiện tại

Hình dáng:

khuôn mặt tròn trĩnh

- vàng sạm, mắt húp Động tác :

lanh lẹn cứng rắn

- co ro cúm rúm

Giọng nói : rõ ràng

- nói không ra tiếng Thái độ với

tôi : thân thiết, gần gũi.

cung kính, cách bức.

Tính cách : nhanh nhẹn, thông minh cởi mở, ham hiểu biết.

- đần độn, mụ mẫm, nghèo khổ → ngu hoá.

(17)

Nhuận Thổ?

HS: - Tất cả sự thay đổi toàn diện ở một con người theo chiều hướng xấu.

- Kì lạ nhất là thay đổi tính nết: tự ti và u mê.

? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ ? HS: Phép so sánh tương phản.

? Từ đó Nhuận Thổ của hiện tại là một con người như thế nào?

HS: Già nua, tiều tụy và hèn kém .

? Em nghĩ gì về lời than thở của n/v ‘tôi’’ dành cho Nhuận Thổ : ‘Con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi’’?

HS: Sự thay đổi kì lạ ở Nhuận Thổ có nguyên nhân từ cách sống lạc hậu của người nông dân, từ hiện thực đen tối của XH áp bức...

GV bình: Thời gian đã làm mọi sự việc thay đổi.

Nhưng đau xót xa thay đó là sự thay đổi của con người, người bạn thân thiết, khôi ngô, thông minh thưở xưa giờ lại là một con người trở nên xa lạ với tính tình tự ti và tham lam, tiều tụy, hèn kém...Sự thay đổi ấy phải chăng chính là sự thay đổi của XH ?

? Ngoài sự thay đổi của N/Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi của những con người nào khác?

HS: - Thím Hai Dương và những người hàng xóm.

? Thím Hai Dương trong kí ức của tác giả là con người như thế nào? Thái độ của tác giả?

HS: - Là nàng “Tây Thi đậu phụ” bộc lộ t/cảm thân thiện đối với người phụ nữ láng giềng đã từng là một người đẹp người, đẹp nết.(Cái tên

“Tây Thi” đã nói lên điều đó, chỉ có điều chị ta bán đậu phụ nên gọi là “Tây Thi đậu phụ”...)

? Còn nàng “Tây Thi đậu phụ” trong hiện tại là người phụ nữ như thế nào?

HS: + Thím Hai Dương :

- “Một người đàn bà trên dưới 50 mươi tuổi, lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt một cái com pa.”

- Lời nói: “ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi. Hừ!

Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu.” → nói the thé

- Hành động: “tiện tay giật luôn đôi bít tất của

(18)

mẹ tôi giắt vào lưng quần, cút thẳng.”

→ H/ảnh thật hài hước chua chát, người đẹp thời ấy giờ đây sao mà xấu xí và ích kỷ, tham lam, vụ lợi một cách trắng trợn → lưu manh hoá.

? Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?

- Thay đổi toàn diện, xấu cả hình dạng lẫn tính cách.

? Theo em sự thay đổi nào ở con người này là lớn nhất? Vì sao?

- Sự thay đổi về tính tình là lớn nhất, vì đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê (vốn người ở quê rất hiền lành, chất phác và chân thật).

? Qua những thay đổi ấy cho ta thấy thím Hai Dương là một con người như thế nào?

- Xấu xí, tham lam đến độ trơ trẽn, lưu manh.

+ Những người khác: mượn cớ mua đồ gỗ, m- ượn cớ tiến mẹ con tôi để lấy đồ đạc → tham lam vơ vét sạch trơn như quét.

+ Thuỷ Sinh hiện tại: không vòng bạc, da vàng, gầy còm   Nhuận Thổ trong quá khứ: cổ đeo vòng bạc, nước da bánh mật trông khỏe mạnh...

? Con người thì như vậy, còn cảnh vật nơi cố hương thì sao? Tác giả biểu hiện tình cảm, thái độ ntn khi chứng kiến sự thay đổi đó ?

HS: - Cảnh vật :

* Xư a : tươi đẹp : biển – bãi dưa ánh trăng vàng thắm.

* Nay : tiêu điều, xơ xác, hoang vắng mấy cọng tranh khô phơ phất trước gió quạnh hiu.

→ H/ảnh làng quê nghèo đói, sa sút về kinh tế

? Mọi cái đều thay đổi nhưng cái không đổi duy nhất là tình cảm giữa “tôi” và Nhuận Thổ.

Khao khát được gặp nhau, được quan tâm tới nhau

nhưng khi gặp thì sao? Cảm giác khi gặp lại Nhuận Thổ của “tôi”?

HS: - NThổ: vừa hớn hở, vừa (cách biệt đẳng cấp) thê lương, mang quà. môi mấp máy, cung kính...

“Bẩm ông!”

- “Tôi” → khao khát mãnh liệt → càng khao khát khi gặp lại càng chua xót → bị điếng người.

?Kể về sự thay đổi của những con người nơi cố hương, người kể muốn cho chúng ta hiểu điều gì về cuộc sống đang diễn ra nơi cố hương?

HS: Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày

(19)

một khổ sở, hèn kém và bất lương.

? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật sự thay đổi của cố hương ?

HS:- Tác giả không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu n/v này ở hiện tại với n/v kia trong quá khứ : NThổ trong quá khứ → hiện tại với Thuỷ Sinh hiện tại.

? Thông qua sự thay đổi đó tác giả muốn nói tới điều gì ?

HS : - Qua đó tác giả đã:

+ P/ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH Trung Quốc đầu thế kỷ XX.

+ Phân tích nguyên nhân và lên án cái thế lực tạo nên thực trạng đáng buồn ấy.

+ Chỉ ra những những tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách người lao động.

→ Vạch trần ung nhọt của xã hội bệnh tật

→ Lôi hết bệnh tật của người lao động ra tìm cách chữa chạy.

VD : NThổ vì con đông, mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại thân hào và còn vì mê tín, quan niệm đẳng cấp lạc hậu, sự nhẫn nhục chịu đựng.

GV bình :

? Vậy qua phân tích trên đây em có cảm nhận ntn về n/v ‘tôi’’ trong những ngày ở quê ? HS :

GV chốt và tiểu kết :

? HS theo dõi phần cuối VB ?

? Vì sao khi rời cố hương, n/v “tôi” lại cảm thấy

“lòng tôi không chút lưu luyến và vô cùng lẻ loi, ngột ngạt?”

HS: Vì:

- Cố hương của n/v “tôi” không còn trong lành, đẹp đẽ, ấm áp như xưa với những đứa bạn như Nhuận Thổ, những người hàng xóm như “nàng Tây Thi đậu phụ” và ngôi nhà thân thuộc yêu dấu.

- Cố hương giờ chỉ còn là xơ xác, nghèo hèn, và xa lạ từ cảnh vật đến con người.

? Khi rời cố hương, n/v “tôi” đã mong ước điều gì?

HS: - Mong cho thế hệ con cháu “không bao giờ phải cách bức nhau”; không phải “vất vả chạy vạy như tôi”; không phải “khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ”; không phải “khốn khổ mà tàn nhẫn như bao người khác. Chúng nõ cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng

- Tác giả chứng kiến sự sa sút, tàn tạ của con người và cảnh vật cố hương  cảm giác đau đớn, chua xót đến bi đát. Đồng thời bày tỏ thái độ căm ghét XH cũ, cần phải thay đổi cái XH thối nát ấy.

3.3. Nhân vật “tôi” trên đ- ường rời quê

* Suy nghĩ về quê hương

(20)

tôi chưa từng được sống”.

? “Một cuộc đời mới” như mong ước của n/v

“tôi” sẽ là một cuộc đời như thế nào trong tưởng tượng cảu người đọc?

HS: - Làng quê tươi đẹp trù phú.

- Con người tử tế, thân thiện...

? Trong hi vọng của n/v “tôi” xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? Qua đó mong ước nào cuả n/v “tôi” được bộc lộ?

HS : - Một cảnh tượng tươi đẹp hiện lên : ‘Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm’’

Mong ước cuộc sống yên bình, ấm no cho làng quê.

- ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đối chiếu giữa hai thế hệ : chúng tôi – chúng nó. Tôi mong ước chúng nó có một cuộc sống mới mà chúng tôi chưa từng

được sống.

? Chi tiết nhân vật tôi suy tư trên một chiếc thuyền về quê trong đêm và rời quê vào lúc hoàng hôn có dụng ý nghệ thuật gì ?

HS:

* Biện pháp nghệ thuật đặc sắc : Kết cấu đầu cuối tương ứng. Thời gian không gian N/thuật – so sánh đối chiếu - đối thoại... biểu cảm + nghị luận.

* Thể hiện cảm xúc tâm trạng buồn thương của nhân vật tôi trên đường về quê.

* Ước mong thế hệ trẻ có một cuộc sống mới.

* H/ảnh quê hương trong tương lai.

? Có ý kiến cho rằng: Nhuận Thổ hy vọng vào những cái gần gũi còn ‘tôi’’ hy vọng vào cái xa vời, lớn lao. Em có đồng ý không ? Vì sao

→ Gv chốt.

+ NThổ xin lư hương, chân nến hy vọng vào cầu cúng thần linh - hy vọng gần gũi nhỏ bé.

+ Tôi hy vọng vào cuộc sống mới - hy vọng xa vời lớn lao- hy vọng vào con đường.

? Ý nghĩ cuối cùng của n/v ‘tôi’’: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta di mãi thì thành đường thôi’’ có ý nghĩa gì?

HS thảo luận nhóm bàn(2’):

→ Gv chốt: Cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống không tự có sẵn.

Nhưng nếu muốn, bằng cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả.

→ Hy vọng vào sự đổi mới

* Suy nghĩ về con đường

(21)

- Con đường :

+ thực trên mặt đất, con đường thuỷ

+ của xã hội cũ dẫn đến đói nghèo lạc hậu

+ biểu tượng khái quát triết lý con đường của tự thân vận động - đấu tranh chống lại đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc đời mới.

? Vì sao khi mong mỏi và hi vọng cuộc đời mới cho cố hương, n/v ‘tôi’’ lại nghĩ đến co đường

‘đi mãi thì thành’’?

HS: - Ông muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo nàn, áp bức.

- Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no, hạnh phúc cho quê hương.

? Những p/thức biểu đạt nổi bật nào sử dụng trong phần cuốc VB?

HS: Biểu cảm và nghị luận.

? Từ đó n/v tôi đã tự bộc lộ tư tưởng t/cảm nào đối với cố hương?

HS: - Khơi dậy tinh thần không cam chịu áp bức nghèo hèn cho dân làng.

- Tin vào cuộc đổi đời của quê hương.

- Đó là biểu hiện của một tình yêu quê hương mới mẻ và mãnh liệt.

GV bình: H/ảnh con đường mà Lỗ Tấn nhắc tới ở phần cuối VB thật giàu ý nghĩa. Đó không chỉ là con đường thủy đã đưa n/v ‘tôI’’ về quê và đang rời quê. Mà nó còn là biểu tượng của con đường đi đến tự do, hạnh phúc của con người. Đó là con đường của sự tự ý thức, tự đấu trang để giành lại cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc thoát khỏi kiếp sống mê muội, hèn kém....Ông cũng rất tin tưởng vào thế hệ con cháu sẽ làm được những điều mà thế hệ ông chưa làm được và con cháu ông sau này sẽ được sống một c/đời mà thế hệ ông chưa từng được sống...

? Vậy qua đây em có cảm nhậ gì về n/v tôi trên đường rời quê?

? Qua truyện em cảm nhận được gì về hình ảnh cố hương?

* Cách thức : thảo luận nhóm 4 hs

* Thời gian : 3/

→ Gv chốt

cố hương : quê cũ nơi mỗi người sinh ra.

Quá khứ Hiện tại + Làng quê đẹp, đông đúc + Làng quê tiêu điều hoang vắng.

+ Tình bạn k0 ngăn cách + Tình bạn bị ngăn

- Con đường khai sáng, con đường giải phóng.

- Trên đường rời quê, n/v tôi đã khơi dậy tinh thần chống áp bức, nghèo hèn. Đồng thời ông còn bộc lộ niềm tin tưởng về sự đổi mới của quê hương.

(22)

cách.

+ Con ng` lương thiện + Con ng` mụ mẫm, tử tế đần độn, tham lam tàn nhẫn

Đặt vấn đề : con đương XD CS mới.

→ chủ đề : Phê phán xã hội lễ giáo PK đặt ra vấn đề con đường đi của người nông dân của xã hội phong kiến Trung Quốc.

? Những yếu tố ND, nghệ thuật đặc sắc nào góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.

Bt 1. Nghệ thuật so sánh đối chiếu.

Bt 2. phương thức biểu đạt Bt 3. Bố cục.

→ Gv chốt + Ngôi kể 1

+ Truyện ngắn đậm chất hồi ký, trữ tình + So sánh, đỗi chiếu.

+ Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt + Bố cục chặt chẽ, hợp lý

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

+ Sáng tạo nhiều h/ảnh biểu tượng, biểu trưng giàu ý nghĩa triết lý.

? Qua truyện ngắn em hiểu gì về tác giả Lỗ Tấn và ước vọng của ông ?

HĐ4: Luyện tập (5 phút)

- Muc tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện tập để củng cố kiến thức

- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình - Kĩ thuật trình bày một phút, động não

- Năng tự: tư duy sáng tạo, tự nhận thức, sử dụng ngôn ngữ.v.v.

? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật

“tôi” sau khi học xong văn bản.

? Cho rằng tác phẩm "Cố hương" của Lỗ Tấn đã bộc lộ quan điểm tiến bộ của tác giả về con người và thời đại. Em có đồng ý không? Tại sao?

- Quan điểm tiến bộ của tác giả thể hiện ở tư tưởng:

+ Phê phán:

- Xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, xã hội áp bức, lễ giáo PK đè nặng lên cuộc sống người dân.

- Con người: Bị bần cùng hoá, lạc hậu, mụ mẫm, cam chịu, bị tha hoá, ích kỉ, nhỏ nhen…

+ Hi vọng và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, thức tỉnh người dân Trung Quốc không nên cam chịu, phải tự mình xd cuộc sống mới, xã hội mới.

4. Tổng kết a) Nội dung

- Tình cảnh sa sút, suy nhược của người TQ đầu TK XX mà “Cố hương” là h/ảnh thu nhỏ của XH TQ thời đó.

- Nguyên nhân của thực trạng đó.

- Những hạn chế, tiêu cực trogn tâm hồn tính cách của người l/động.

- Mơ ước về một XH TQ tương lai tốt đẹp qua h/ảnh con đường.

b) Nghệ thuật

+ Truyện ngắn đậm chất hồi ký, trữ tình

+ Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt: TS + MT + BC + NL.

+ Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

+ Sáng tạo nhiều h/ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý.

c) Ghi nhớ (SGK ) III. Luyện tập

(23)

* Giáo dục kĩ năng sống:

? Là học sinh em thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?

? Em có mong ước gì cho làng quê của mình?

4. Củng cố:(2’)

? Em đã đạt được những yêu cầu nào của tiết học?

- Học sinh tự đánh giá

* G.viên: “Cố hương” là một không gian nghệ thuật chứa đựng thời gian nghệ thuật, chủ yếu là giữa quá khứ & hiện tại nhằm giúp tác giả phản ánh những thay đổi điển hình của xã hội T.Quốc đầu thế kỉ XX. Đó là 1 xã hội “Bệnh tật”, tồn tại với những con người” Bệnh tật” mà tác giả muốn lôi ra để chạy chữa bởi ông không muốn những người dân vì khốn khổ mà đần độn như N.Thổ hoặc vì khốn khổ mà tàn nhẫn với những người khác như Thím Hai Dương & những người hàng xóm của ông. Kết thúc truyện ngắn là hình ảnh của Hoàng & Thuỷ Sinh với ước mơ của nhân vật Tôi. Nhân vật Tôi mong muốn sao cho chúng không lặp lại lối mòn của Tôi & Nhuận Thổ cùng bao nhiêu người khác đã đi. Ông hi vọng dù gian nan, trắc trở, thế hệ tương lai sẽ tìm được con đường mới cho mình để vượt qua &

sống “1 cuộc đời mới, cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Đó chính là ý nghĩa sâu sa của truyện ngắn.

GV: “Cố hương” không chỉ được quan niệm là nơi chôn nhau cắt rốn. “Cố hương”

thường còn là bức ảnh thu nhỏ của xã hội, của đất nước. Những thay đổi mà Lỗ Tấn đã miêu tả trong “Cố hương” là những thay đổi có tính điển hình của xã hội Trung Quốc cận đại. Truyện ngắn có yếu tố tự truyện và hồi kí. Truyện phê phán xã hội phong kiến, sự bạc nhược của con người, từ đó đặt ra con đường giải thoát nông dân, giải phóng xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.

5. Hư ớng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau : (3 phút)

- Đọc lại tác phẩm; kể tóm tắt truyện; xem bài phân tích.

- Nhớ được một số đoạn truyện miêu tả, biểu cảm, lập luận tiêu biểu trong truyện.

- Chuẩn bị: Trả bài Tập làm văn số 3, bài kiểm tra Văn.

+ Đoc lại bài viết ố 3 và bài kiểm tra văn + Chữa lỗi sai trong bài.

* Bổ sung giáo án:

...

V. Rút kinh nghiệm:

...

(24)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đấy là trách nhiệmc của người lớn chúng ta chứ không phải chỉ riêng ai… Chứ bây giờ để báo là người hùng thì ở bên ngoài có rất là nhiều người hùng chứ không chỉ

- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong em.. - Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ nghèo, dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, sung

- Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca

ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả, biểu cảm có thể

- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động về màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật hành động?. - Yếu tố

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được đan xen, mỗi lần quẹt diêm đều là ảo ảnh và cảm giác. * Kết bài: Kết cục cô bé đã chết vì lạnh và đói, Sự vô tâm của mọi

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong TP truyện để cảm nhận một VB tự sự hiện đại..