• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
47
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29

Ngày soạn:01/04/2022

Ngày dạy: Thứ 2 ngày 4 tháng 4 năm 2022 TOÁN

ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN (TT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

Biết tính giá trị biểu thức. Rèn kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính .

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy – lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Bảng phụ, sgk/ vgt, UDCNTT - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kết nối (3 phút)

* Khởi động:

* Kết nối:

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (30 phút):

Bài 1:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở ghi

(2)

- Yêu cầu HS quan sát bài mẫu.

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT

* GV củng cố cách giải bài toán bằng hai phép tính, cách tìm phân số của một số.

Bài 2:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC -> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1, M2 hoàn thành BT

* GV củng cố dạng toán rút về đơn vị đơn vị

Bài 3

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

*GV chốt kiến thức

- HS lên chia sẻ KQ trước lớp

-Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

Bài giải

Độ dài đoạn dây thứ nhất là:

9135 : 7 = 1305 (cm) Độ dài đoạn dây thứ hai là:

9135 – 1305 = 7830 (cm) Đ/S: 7835 cm - HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm cá nhân- trao đổi vở (N2) KT kết quả:

- HS thống nhất KQ chung - Đại diện HS chia sẻ trước lớp

* Dự kiến KQ

Bài giải Mỗi xe tải chở là:

15700 : 5 = 3140(kg) Số muối chuyển đợt đầu là:

3140 x 2 = 6280 ( kg) Đ/S: 6280 kg - HS nêu yêu cầu bài tập

- HS tự làm bài

- Chia sẻ kết quả trước lớp

* Dự kiến KQ:

Bài giải Số cốc trong mỗi hộp là:

(3)

Bài 4a

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

Bài 4b: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em

42 : 7 = 6 (cốc)

Số hộp để đựng 4572 cốc là:

4572 : 6 = 762 (hộp ) Đ/S: 762 hộp - HS nêu yêu cầu bài tập

- Cả lớp tự làm bài a) 4 + 16  5

A. 100 B. 320 C. 84 D. 94

=> Đáp án đúng là: C. 84

- HS nêu thứ tự thực hiện phép tính

- HS tự làm bài vào vở.

- HS báo cáo KQ với GV b. 24 : 4  2

A. 3 B. 12 C. 4 D. 48

=> Đáp án đúng: B. 12

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Thực hành giải các bài toán liên quan rút về đơn vị

- Tự ôn tập các kiến thức về giải toán chuẩn bị cho KTĐK

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN BÁC SĨ Y- ÉC- XANH

(4)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Y- éc- xanh, dịch hạch, nhiệt đới, bí ẩn, công dân, toa hạng ba,... Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung. (TL được CH trong SGK). Bước đầu biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của bà khách, dựa theo tranh minh họa. Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa ,… Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

- GDHS nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, SGK - HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. 1. Hoạt động mở đầu (3 phút)

 Kết nối

+ Đọc thuộc lòng bài thơ “Một mái nhà chung”

2. + Nêu nội dung bài thơ

* Kết nối: UDCNTT

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- HS nghe bài hát: “Tấm lòng người thầy thuốc”

- HS thực hiện

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK 2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (25 phút)

2.1. Luyện đọc đúng a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng

- HS lắng nghe

(5)

+ Lời bà khách thể hiện thái độ kính trọng

+ Lời Y-éc-xanh chậm rãi như kiên quyết, giàu nhiệt huyết.

- Lưu ý giọng đọc cho HS.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Y- éc - xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ư?// Ông định ở đây suốt đời sao?//(...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Y- éc- xanh,ngưỡng mộ, nghiên cứu, là ủi, im lặng, vi trùng, chân trời, toa ,... )

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

+ Đặt câu với từ: ngưỡng mộ

VD: Em rất ngưỡng mộ bác sĩ Y-ec-xanh.

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

(6)

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Vì sao bà khách lại mong muốn được gặp bác sĩ Y – éc – xanh ?

+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng bác sĩ Y – éc – xanh là người như thế nào?

+ Vì sao bà nghĩ bác sĩ Y – éc – xanh quên nước Pháp ?

+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y – éc – xanh ?

+Bác sĩ Y – éc – xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao ?

- Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, tổng kết bài

=> GV chốt lại ND

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

+ Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ chọn cuộc sống nơi góc bể chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới .

- HS nêu ý kiến.

+ Vì thấy Y – éc – xanh không có ý định trở về Pháp .

+ Tôi là người Pháp mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có tổ quốc .

- Học sinh phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .

* Nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh (sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại); nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và VN nói chung.

- HS lắng nghe

42.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT:

Luyện đọc lại:

(7)

- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện - Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc phân vai

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

4. HĐ kể chuyện (15 phút) UDCNTT a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện theo lời của ai?

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

+ Cho HS quan sát tranh trang 107 + Gv lưu ý HS: Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và kể nội dung đó theo 4 tranh

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em học được gì từ bác sĩ Y-éc- xanh?

+ Theo lời của bà khách

+ HS quan sát tranh

- Nhóm trưởng điều khiển: kể từng đoạn truyện – Kể toàn bộ câu chuyện

+ Luyện kể cá nhân

+ Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

(8)

* GV chốt bài. - HS trả lời theo ý hiểu (tình yêu Tổ quốc, sự cống hiến cho nhân loại,...)

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- VN tìm đọc các câu chuyện cùng chủ đề 6. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

...

THỦ CÔNG

ÔN TẬP GẤP CẮT DÁN NGÔI SAO VÀNG 5 CÁNH (Tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Học sinh biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh. Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kĩ thuật. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối. Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.

- GDHS chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV:

+ Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công.

+ Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp.

+ Kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ.

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(9)

1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi đầu:

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

* Kết nối :

- Giới thiệu bài mới.

- Hát bài: Đôi bàn tay em.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV.

- Học sinh lắng nghe.

2. HĐ thực hành- luyện tập: (25 phút)

Việc 1: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước thực hiện gấp, cắt, dán ngôi sao và lá cờ đỏ sao vàng.

- Cho HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh trong nhóm 4 để những em biết gấp hướng dẫn em chưa biết gấp.

- Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.

- Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.

Việc 2: Học sinh trưng bày sản phẩm

- Đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Học sinh nhắc lại các bước gấp, cắt ngôi sao vàng 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.

Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.

Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh.

Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.

- Thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh trong nhóm. Tự hỗ trợ nhau hoàn thành sản phẩm.

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét - Đánh giá.

(10)

- Khen, khích lệ Hs có sản phẩm đẹp.

3. HĐ ứng dụng (4 phút):

* Củng cố, dặn dò : 1’

- Nhắc lại cách dán ngôi sao vàng lên lá cờ đỏ.

- Về tiếp tục thực hành cắt, gấp thêm ngôi sao 5 cánh.

- Trang trí ngôi sao 5 cánh đó cho đẹp hơn bằng cách vẽ (hoặc dán) thêm các họa tiết vào các cánh hoa.

- Dùng các ngôi sao 5 cánh lớn nhỏ trang trí vào góc học tập của mình.

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: 02/04/2022

Ngày dạy: Thứ 3 ngày 05 tháng 4 năm 2022 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đọc viết các số có năm chữ số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức.Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Xem đồng hồ chính xác từng phút.Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tính giá trị của biểu thức

-GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: UDCNTT, VBT, SK - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

(11)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : 5’

* Khởi động:

- Trò chơi: “Gọi thuyền”:

+ TBHT điều hành

+ Nội dung: Bài tập 1 (SGK)

- GV tổng kết trò chơi, củng cố cách viết các số có 5 chữ số

* Kết nối:

- Giới thiệu bài – Ghi bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

+ Các số viết được:

a) 76 245 b) 51 807 c) 90 900 b) 22 002

- Lắng nghe – Ghi bài vào vở 2. Luyện tập- thực hành (28 phút).

Bài 2:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

a)54287 + 29508 b) 4508 x 3 78362 – 24935 4625 : 5 -> GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT

* GV củng cố cho HS cách tính cộng, trừ, nhân, chia.

Bài 3:

Trò chơi “Điền đúng, điền nhanh”

- HS nêu yêu cầu bài tập

+ HS làm bài cá nhân-> chia sẻ kết quả + HS thống nhất KQ chung

*Dự kiến KQ:

a) 83 795; 53 427 b) 13 524; 6 925

(12)

- GV nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ:

+ Quan sát sgk/177

-TBHT điều hành chơi: Nhóm nào viết nhanh và chính xác số chỉ giờ sẽ là nhóm thắng cuộc

- GV tổng kết trò chơi

*GV củng cố cách xem đồng hồ Bài 4:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

*GV chốt cách tính giá trị biểu thức Bài 5:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

* GV củng cố giải toán rút về đơn vị

- HS đọc nhẩm YC bài

- 2 đội tham gia chơi (mỗi đội 3 HS)

*Dự kiến KQ:

a) Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút

b) Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém 10 phút hoặc 1 giờ 55 phút

c) Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phúthoặc 7 giờ kém 26 phút.

- Bình chọn đội thắng cuộc

- HS đọc nhẩm YC bài

- Học sinh thực hiện YC - Chia sẻ KQ

* Dự kiến kết quả:

a)( 9 + 6 ) x 4 = 15 x 4 = 60 (…) b) 9 + 6 x 4 = 9 +24

= 33 (…) - HS nêu thứ tự thực hiện phép tính

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS thực hiện theo YC của bài

* Dự kiến kết quả:

Tóm tắt:

5 đôi dép: 92500 đồng 3 đôi dép: ….. đồng ?

(13)

Bài giải

Giá tiền mỗi đôi dép là:

92500 :5 = 18500 (đồng) Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là:

18500 x3 = 55500 9đồng) Đ/S: 55500 đồng

* Củng cố, dặn dò: 2’ - Thực hành xem đồng hồ

- Tự ôn tập kiến thức tổng hợp chuẩn bị cho KTĐK

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) BÀI HÁT TRỒNG CÂY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Viết đúng: vòm cây, mê say, rung,... Nhớ - viết lại chính xác bốn khổ thơ đầu trong bài “Bài hát trồng cây”. Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm đầu r / d / gi . Biết đặt câu với từ ngữ mới vừa hoàn chỉnh. Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu r/d/gi

-GDHS yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: VBT, UDCNTT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(14)

1. HĐ mở đầu: (3 phút)

* Khởi động

- GV nhận xét, đánh giá chung

*Kết nối :

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng

- Hát: “Chữ đẹp nết ngoan””

- Thi viết đúng, viết đẹp: dáng hình, rừng xanh, rung mành, lơ lửng, thơ thẩn,...

- Lắng nghe

- Mở SGK 22. Hình thành kiến thức mới : 12’ UDCNTT a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ -

viết

- Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết - GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ Cây xanh mang lại cho con người những điều gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ?

+ Chúng ta viết hoa những chữ nào?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.

- 4 HS nối tiếp đọc thuộc 4 khổ thơ cần viết

+ Cây xanh mang lại cho con người nhiều lợi ích, hạnh phúc. Con người cần tích cực trồng, bảo vệ cây xanh,..

+ Dòng thứ nhất, dòng thứ ba của mỗi khổ thơ có 3 chữ, dòng thứ hai và thứ tư có 5 chữ.

+ Mỗi khổ thơ có 4 dòng thơ

+ Viết hoa chữ đầu bài, đầu câu,....

+ Bắt đầu viết từ ô thứ 3 từ lề sang.

- Học sinh nêu các từ: vòm cây, mê say, lay lay, rung, quên nắng xa đường dài

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

(15)

2.2. HĐ viết chính tả (15 phút)

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nhớ - viết bài.

* Chấm, nhận xét bài (3 phút)

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

2.3 HĐ làm bài tập (7 phút)UDCNTT Bài 2: Điền vào chỗ trống rong/dong/giong

+ Giải nghĩa từ: gánh hàng rong (hàng hoá mang đi bán được cho vào quang gánh đi, người bán không ngồi một chỗ mà luôn di chuyển tới những vị trí thuận lợi để bán

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

=>Đáp án: rong ruổi, rong chơi, thong dong, trống giong cờ mở, gánh hàng rong

- HS đọc các từ ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh

(16)

hàng)

 Củng cố, dặn dò: 1’ - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có chữ chứa âm đầu r/d/gi và chép lại cho đẹp

5.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

THỂ DỤC

Bài 62: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG TRÒ CHƠI “AI KÉO KHỎE”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách tung, bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay). Trò chơi “Ai kéo khỏe”. Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.

Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.

- Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức

(17)

Phần mở đầu

1. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

2. Ôn bài thể dục phát triển chung 3. Đi thường theo 1 hàng dọc sau

1-2’ - 1 lần

3-4’ - 1 lần

Phần cơ bản

1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai người:

- GV tập hợp HS, hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.

- Từng em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần

- Cho HS tập theo từng đôi một, GV nhắc HS chú ý phối hợp toàn thân khi thực hiện động tác và cách

12 - 14’

2 - 3’

9 - 10’

1. Đi lại thả lỏng và hít thở sâu 1-2’ - 1 lần 4.Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có)

...

...

...

...

TẬP VIẾT- LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÁC NƯỚC. DẤU PHẨY.

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Kể được tên một vài nước mà em biết và chỉ được vị trí của các nước đó trên bản đồ hoặc quả địa cầu. Viết được tên các nước vừa kể Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. Ghi nhớ tên các nước và sử dụng dấu câu hợp lí - GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Qủa địa cầu, vbt,sgk.

- HS: SGK, vbt

(18)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 3’

* Khởi động

- Trò chơi: “ Gọi thuyền”: Đặt và TLCH Bằng gì?

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS hát bài: Trái đất này là của chúng mình

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập- thực hành ( 30’): UDCNTT

*HĐ 1: Mở rộng vốn từ về các nước Bài tập 1: Qủa địa cầu

- GV giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.

+ Yêu cầu Hs cá nhân-> chia sẻ.

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng

=> GV củng cố vốn từ về các nước, giới thiệu đôi nét đặc sắc về một số nước trên thế giới

Bài tập 2: HĐ cá nhân -> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài + Làm bài cá nhân

+ Nhận xét, đánh giá bài làm của HS

- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân-> chia sẻ: HS nêu các nước và tìm vị trí các nước: Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc,... trên quả địa cầu hoặc bản đồ thế giới

+ HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

+ HS làm bài cá nhân

*Dự kiến KQ:

(19)

- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.

+ Tên các nước cần viết như thế nào?

- GV lưu ý cách viết một số nước: Cam- pu-chia, Ma-lai-xi-a (Viết hoa chữ cái đầu tiên, sử dụng gạch nối giữa các tiếng)

*HĐ 2: Ôn về dấu phẩy

Bài tập 3: HĐ nhóm đôi -> Cả lớp - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3.

- Trao đổi theo nhóm (theo bàn)

* GV lưu ý đối tượng HS M1 nhận biết sử dụng dấu câu hợp lí

- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.

=>GV củng cố về cách dùng dấu câu hợp lí trong khi nói và viết.

+ Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lai- xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức, Bỉ, Thủy Sĩ,...

+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng

- HS thảo luận -> chia sẻ bài làm

*Dự kiến KQ:

a) Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.

b) Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.

c) Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

* Củng cố, dặn dò: 1’ - VN tìm hiểu thêm về tên một số nước trên thế giới chưa nêu trong bài học - VN đặt câu có sử dụng dấu phẩy và viết lại câu đó

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HÓA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- HS nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn. Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá. Ghi nhớ và sử dụng nhân hoá hợp lí

(20)

- GDHS yêu nước, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* GD BVMT: Học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây. Qua đó giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: SGK, VBT, UDCNTT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

- Trò chơi: “ Hộp quà bí mật”: Nội dung liên quan bài: Đặt và TLCH : bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập- thực hành ( 25’): UDCNTT

*Bài tập 1:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi

- Gọi HS đọc đoạn thơ, đoạn văn

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm -> chia sẻ

+ Tìm các sự vật được nhân hoá + Cách nhân hoá

* HĐ nhóm 4 -> Cả lớp - 2HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

- 2 HS đọc yêu cầu và đoạn thơ đoạn văn

- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào phiếu -> báo cáo kết quả.

* Dự kiến đáp án:

- Đoạn văn a)

+ Sự vật được nhân hóa: cây đào

-> Nhân hóa bằng từ ngữ chỉ bộ phận

(21)

- GV nhận xét chốt lời giải đúng

+ Em thích nhất hình ảnh nào ? Tại sao?

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

+ Bài yêu cầu viết đoạn văn để làm gì ?

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý điều gì?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập

- GV gọi một số HS đọc bài viết - GV nhận xét, đánh giá

của người: mắt

-> Nhân hóa bằng các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người : cười,tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim.

- Đoạn văn b)

+ Sự vật được nhân hoá: Cơn dông, lá gạo, cây gạo

-> Nhân hoá bằng cách chỉ bộ phận của người : anh em

-> Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ hoạt động đặc điểm của người : kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền, đứng, hát

* HĐ cá nhân-> Cả lớp

- HS đọc yêu cầu: Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

+ Tả lại bầu trời buổi sớm hoặc vườn cây

+ Trong đoạn văn ta phải chú ý sử dụng phép nhân hoá

- HS viết vở bài tập

- 5, 6 HS đọc bài viết

- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung - Bình chon bạn có bài viết tốt nhất + HS nêu

+ HS nêu (VD: chăm sóc cây, tưới

(22)

- GV nhận xét, phân tích.

* GDBVMT: Bầu trời buổi sớm hay vườn cây có gì đẹp?

+ Em cần làm gì để giữ gìn vẻ đẹp thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường?

nước cho cây, dọn dẹp VS môi trường)

*Củng cố, dặn dò: 2’ - Có ý thức sử dụng nhân hoá trong bài viết để bài viết sinh động hơn

- VN tìm các câu văn, câu thơ có sử dụng phép nhân hoá và cho biết các sự vật được nhân hoá bằng cách nào.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

Ngày soạn : 03/04/2022

Ngày giảng : Thứ 4 ,ngày 06 tháng 4 năm 2022 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tìm số liền trước của một số; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số. Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính. Đọc và phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản. Rèn kĩ năng đọc tính toán, giải toán, kĩ năng phân tích số liệu của bảng thống kê

- GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: UDCNTT, VBT, SGK - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(23)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : 3’

* Khởi động:

- Trò chơi “ Hái hoa dân chủ”

+ TBHT điều hành.

+ Nội dung: BT 1a

- GV tổng kết trò chơi, củng cố cách tìm số liền trước, liền sau

* Kết nối :

- Học sinh tham gia chơi.

+ Đáp án đúng:

Số liền trước 8270: 8269 Số liền trước 35461: 35460 Số liền trước 10000: 9999

- Lắng nghe.

- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.

2. Luyện tập- thực hành (30 phút) Bài 1b:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

+ Muốn tìm số lớn nhất, ta phải làm gì?

* GV chốt cách nhận biết giá trị số lớn nhất trong các số tự nhiên đã cho

Bài 2 :

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài

* GV củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính

- 1 HS nêu yêu cầu

+ Phải so sánh các số với nhau - HS làm cá nhân – Chia sẻ

* Dự kiến đáp án:

b/Số lớn nhất trong dãy số đã cho là:

D. 44 202

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân vào vở -> Trao đổi vở.

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

-Thống nhất cách làm và đáp án đúng

(24)

Bài 3 :

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân – trao đổi N2

- GV củng cố giải bài toán bằng hai phép tính.

Bài 4 (a,b,c) :

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu HS quan sát bảng ở SGK.

+ TBHT điều hành HĐ chia sẻ Xem bảng và trả lời câu hỏi.

? Mỗi cột của bảng trên cho biết điều gì.

*Dự kiến KQ:

8129 + 5936 = 14 065 49154 – 3728 = 45 426 4605 x 4= 18 420 2918 : 9= 324 dư 2

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS trao đổi nhóm.

- Đại diện HS lên chia sẻ KQ trước lớp Bài giải

Số bút chì đã bán được là:

840 : 8 = 105 (cái) Số bút chì cửa hàng còn lại là:

840 – 105 = 735 (cái)

Đ/S: 735 cái bút chì -1 HS đọc nội dung bài tập.

- HS quan sát ở SGK.

- Thực hiện theo YC -> chia sẻ trước lớp

* Cột 1: tên người mua hàng.

+ Cột 2 : giá tiền 1 búp bê và số lượng búp bê mỗi người mua

+ Cột 3 : Giá tiền 1 ô tô đồ chơi và số ô tô đã mua của một người.

+ Cột 4 : Giá tiền 1 tàu bay đồ chơi và số tàu bay đã mua của một người.

+ Cột 5 : Tổng số tiền đã mua đồ chơi

(25)

? Mỗi bạn Nga, Mĩ, Đức mua những loại đồ chơi nào và số lượng của mỗi loại là bao nhiêu tiền.

? Mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền

*GV chốt đáp án đúng, lưu ý khi đọc bảng thống kê

Bài 4d (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

? Em có thể mua những loại đồ chơi nào với số lượng mỗi loại là bao nhiêu để phải trả 20000 đồng.

của mỗi người.

* Nga mua : 1 búp bê, 4 ôtô

+ Mỹ mua : 1 búp bê, 1 ôtô , 1 tàu bay

+ Đức mua : 1 ôtô, 3 tàu bay

* Mỗi bạn đều phải trả 20000 đồng.

* Có thể mua :

1 tàu bay, 7 ôtô ; 2 tàu bay, 4 ôtô ; 10 ôtô

 Củng cố, dặn dò: 2’ - Tiếp tục thực hành cộng, trừ, nhân, chia

- Tiếp tục ôn tập kiến thức chung chuẩn bị cho KTĐK

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

………..

MĨ THUẬT ( Lớp 3B)

Bài 29: VẼ TRANH TĨNH VẬT (LỌ HOA VÀ QUẢ)

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất

- Yêu quý, trân trọng vẻ đẹp của tranh tính vật.

- Chăm chỉ trong học tập, có ý thức chuẩn bị đồ dùng chu đáo 2. Năng lực đặc thù

-NLQS nhận thức; HS bíêt thêm về tranh tĩnh vật.

-NL sáng tạo và ƯDTM: Vẽ được tranh tĩnh vật và vẽ màu theo ý thích. Hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.

(26)

- NL phân tích đánh giá sp: Biết trao đổi, chia sẻ, nhận xét sp của mình của bạn - NL chhung; Năng lực quan sát, tự học, tụ chủ, giao tiếp hợp tác

3. Mục tiêu đối với HSHN

- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu quý vẻ đẹp của tranh tĩnh vật

-Năng lực: Biết 1-2 bộ phận của đồ vật. Tập vẽ đc tranh tĩnh vật đơn giản.

II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Mẫu vẽ, tranh tĩnh vật và một số tranh đề tài khác.

- Một số bài vẽ của HS.

HS: Vở tập vẽ, chì màu.

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3p

5p

1 .Hoạt động khởi động

- KTđồ dùng cuả HS-GV nhận xét - Giới thiệu tranh tĩnh vật của các họa sĩ, của thiếu nhi-- liên hệ vào bài 2.

Hoạt động khám phá

* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:

+ Mục tiêu: HS nhận biết đc tranh tĩnh vật qua bố cục và màu sắc

+ Cách tiến hành- Gv giới thiệu tranh tĩnh vật và tranh đề tài khác:

+ Tranh tĩnh vật có gì khác với tranh khác loại?

+ Em có nhận xét gì về hình vẽ và màu sắc trong tranh?

- vở tập vẽ, chì màu

- Hs quan sát

- Tranh tĩnh vật là tranh vẽ các đồ vật ở dạng tĩnh như: lọ, hoa, quả, ca, cốc...và vẽ màu theo cảm nhận riêng. Còn các tranh khác vẽ về các hoạt động của con người hoặc vẽ phong cảnh.

- Hình vẽ trong tranh cân đối, rõ đặc điểm. Màu sắc vẽ như mẫu hoặc vẽ màu theo cảm nhận riêng ( gồm có màu hình

(27)

- YCHS kể tên 1 số đò vật trong tranh tĩnh vật và màu sắc của nó

ảnh và màu nền).

- Kể tên đồ vật và màu sắc của đồ vật theo khả năng

3p

+ GVbổ sung: Tranh tĩnh vật là tranh vẽ các đồ vật ở dạng tĩnh. Vẻ đẹp của tranh tĩnh vật là cách sắp xếp bố cục và màu sắc. Đế vẽ được tranh tĩnh vật đẹp các em cần quan sát kĩ vật mẫu , nên vẽ đơn giản không vẽ quá nhiều chi tiết

* Hoạt động 2: HD cách vẽ:

+ Mục tiêu; HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật và tô màu theo mẫu

+ Cách tiến hành: GV minh họa:

+ Vẽ hình ( có thể không vẽ theo trình tự như bài vẽ theo mẫu)

* Vẽ phác hình vừa với phần giấy.

* Chỉnh sửa hình cho gần giống mẫu.

+ Vẽ màu:

* Vẽ màu theo mẫu hoặc trên cơ sở màu của mẫu, vẽ màu theo ý thích.

* Vẽ màu có đậm, có nhạt.

* Vẽ thêm màu nền cho tranh.

- GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.

-YCH chọn 1 sp mình thích 3. Hoạt động luyện tập

+Mục tiêu; HS vẽ được tranh tĩnh vật và tô màu theo ý thích

- HS theo dõi GV vẽ minh họa các bước.

-

- Quan sát học tập bài của các bạn - Chọn 1 sp mình thích

-HS tập vẽ tranh tĩnh vật lọ và hoa theo

(28)

18p

6p

+ Cách tiến hành; GV bày mẫu cho HS vẽ ( Lọ và hoa)

- Quan sát, gợi ý HS làm bài.

- HD HS vẽ hình và màu cho cân đối 4.

Hoạt động vận dụng

+Mục tiêu; HS trưng bày NX, đánh giá sp của mình của bạn

+ Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trưng bày bài.

- Gợi ý HS nhận xét,

- GV nhận xét, xếp loại, tuyên dương.

- YCH chọn sp mình thích, nêu lý do thích

* Củng cố, dặn dò: Hệ thống bài, - Nhận xét giờ học,

- VN quan sát ấm pha trà.

đúng góc độ của mình ( hoặc có thể vẽ theo ý thích).

- Chú ý vẽ hình cho cân đối trong VTV - Màu sắc vẽ theo cảm nhận riêng - Tập vẽ tranh tĩnh vật đơn giản

- HS trưng bày bài,

- Nhận xét bài của bạn về:

+ Cách sắp xếp hình vẽ ( cân đối hay chưa cân đối)

+ Hình dáng, tỉ lệ của lọ và quả( có giống mẫu không).

+ Màu sắc( trong sáng có đậm, nhạt) - Chọn bài mình thích.nêu lý do

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

………

TẬP ĐỌC

(29)

CUỐN SỔ TAY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia,..Hiểu được đặc điểm một số nước được nêu trong bài. Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác (TL được các CH trong SGK) . Đọc đúng: Mô – na – cô, Va – ti – căng, cầm lên, lí thú ,quyển sổ, toan cầm lên, … Đọc trôi trảy, phân biệt được lời các nhân vật - GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, SGK - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

+ Gọi 2 đọc bài “Người đi săn và con vượn”.

+ Yêu cầu nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét chung.

* Kết nối:

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng.

+ 2 em lên tiếp nối đọc bài.

+ Nêu lên nội dung bài.

- HS lắng nghe

- Quan sát, ghi bài vào vở

22. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (20 phút) UDCNTT a. GV đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài giọng kể rành mạch chậm rải, nhẹ nhàng b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

(30)

hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

Lúc đi ngang qua bàn Thanh,/ chợt thấy quyển sổ/ để trên bàn,/ Tuấn tò mò,/ toan cầm lên xem// (....)

=>GV KL: Toàn bài đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, rõ ràng

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1)

=> cả lớp (Mô – na – cô, Va – ti – căng, cầm lên, lí thú, quyển sổ, toan cầm lên...) - HS chia đoạn (4 đoạn)

+ Đ1: Từ đầu...sổ tay của bạn?

+ Đ2: Tiếp theo....trọng tài + Đ3: Tiếp theo....trên 50 lần + Đ4: Còn lại

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn văn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Giải nghĩa từ khó: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia,..

- Đặt câu với từ: Trọng tài - Lắng nghe

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Thanh dùng cuốn sổ tay làm gì ?

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú ,.. .

(31)

+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh ?

+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?

+ Bài văn khuyên chúng ta điều gì?

+ Nêu nội dung của bài?

=>Tổng kết nội dung bài.

+ Lí thú như : tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất

+ Là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng, trong sổ tay người ta ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết, người ngoài tự ý xem là tò mò, không lịch sự .

+ Bài khuyên mọi người cần lịch sự, không tự ý xâm phạm tài sản riêng cua người khác/ Cần biết ghi chép lại những điều bổ ích được học

*Nội dung: Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không xem sổ tay của người khác

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút) UDCNTT

*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc phân biệt được lời thoại của các nhân vật

*Cách tiến hành: Nhóm 4- cả lớp

- Hướng dẫn học sinh, mỗi nhóm 4 học sinh phân vai thi đọc diễn cảm cả bài văn (Lân, Thanh, Tùng, người dẫn chuyện) .

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- 1 HS đọc lại toàn bài (M4)

- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng

+ Phân vai trong nhóm + Đọc phân vai

+ Thi đọc trước lớp

- Bình chọn nhóm đọc tốt

- VN tiếp tục đọc phân vai bài tập đọc

(32)

* Củng cố, dặn dò: 1’ - Vn thực hiện làm Sổ tay và ghi chép những điều lí thú vào số tay

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

……….

MĨ THUẬT Đã soạn

……….

Ngày soạn : 04/4/2022

Ngày giảng : Thứ 5 ,ngày 07 tháng 4 năm 2022

……….

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tìm số liền, liền trước sau của một số. Biết so sánh các số và sắp xếp một nhóm 4 số. Thực hiện cộng, trừ, nhân, chia với các số có đến 5 chữ số. Biết các tháng có 31 ngày. Biết giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.

Rèn cho học sinh kĩ so sánh, tính toán và giải toán - GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Sách giáo khoa, vbt, UDCNT - Học sinh: Sách giáo khoa, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu : 3’

(33)

* Khởi động:

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ + TBHT điều hành

+ Nội dung: BT 1 - SGK

- Tổng kết – Chốt cách tìm số liền trước, liền sau, cách sắp xếp dãy số tự nhiên

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

* Đáp án:

a) Số liền trước số 92458 là số 92457 Số liền sau số 92458 là số 92459 b) 69 134; 69 314; 78 507; 83 507.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. Luyện tập - Thực hành (28 phút):

Bài 2:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

=> GV củng cố kĩ năng tính

Bài 3:

Kĩ thuật khăn trải bàn (N4) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn

-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 nêu lại cách nối để

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở -> chia sẻ cặp đôi - Thống nhất KQ

* Dự kiến đáp án:

a) 86127 + 4258 = 90385 65493 – 2486 = 63007 b) 4216 x 5 = 21080 4035 : 8 = 504 (dư 3)

- HS nêu yêu cầu bài tập

+ HS làm cá nhân (góc phiếu cá nhân)

+ Hs thảo luận KQ, thống nhất KQ ghi vào phần phiếu chung

+ Đại diện HS chia sẻ trước lớp

(34)

hoàn thành BT

- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm

* GV chốt đáp án đúng. hướng dẫn HS quy tắc nắm tay trái để xác định cho chính xác

Bài 4a.

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

Bài 5:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện YC -> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 để hoàn thành BT - GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ với nhóm

* GV chốt đáp án đúng

Bài 4b (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm):

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

- GV chốt đáp án đúng

+Các nhóm khác bổ sung

* Dự kiến đáp án:

+ Các tháng có 31 ngày là: tháng một, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng tám, tháng mười, tháng mười hai.

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở ghi

- Chia sẻ đáp án:

*Dự kiến đáp án:

a) X x 2 = 9328 X = 9328 : 2 X = 4664

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS thảo luận N2, thống nhất KQ - Đại diện HS chia sẻ trước lớp

* Dự kiến đáp án:

Bài giải

Chiều dài hình chữ nhật là:

9 x 2 = 18 (cm) Diện tích hình chữ nhật là:

18 x 9 = 162 (cm2)

Đ/S: 162cm2

(35)

- HS đọc YC bài tập

- HS thực hiện YC bài-> báo cáo KQ với GV

 Củng cố, dặn dò: 2’ - Tiếp tục thực hành các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

- Thực hiện giải bài tập 5 bằng cách khác 3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ- GHI CHÉP SỔ TAY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo: Alô, Đô- rê- mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon. Rèn cho học sinh kĩ năng ghi chép sổ tay.

-GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, VBT,SGK - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (5 phút):

* Mở đầu:

*Kết nối

- Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- Mở SGK

(36)

2. Hình thành kiến thức mới : 15’ ( UDCNTT) Bài 1: Đọc bài báo

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- Cho học sinh đọc bài Đô - rê mon theo phân vai

- GV cho HS đọc trong nhóm.

- Giới thiệu về tranh ảnh của các loại động, thực vật quý hiếm

Lưu ý: Khuyến khích M1+M2 đọc bài trước lớp theo vai nhân vật

Bài 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon

- Mời HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu đọc lại các câu trả lời của Đô- rê-mon

- Hướng dẫn học sinh gạch chân các ý chính trong câu trả lời

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT - Theo dõi học sinh viết

- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp.

- Nhận xét về nội dung, hình thức, cách dùng từ, sử dụng dấu câu,...

-

*Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp -1 HS nêu yêu cầu bài tập-> lớp đọc thầm theo .

- HS đọc bài theo YC của Gv

- Nhóm trưởng điều hành đọc phân vai

- HS quan sát, lắng nghe

*Cá nhân -> Cả lớp

- HS nêu yêu cầu bài - 2 HS đọc

- HS thực hiện

- Hs viết bài vào vở BT

- HS đọc lại đoạn văn trước lớp + Hs nhận xét, chia sẻ, bổ sung Ví dụ: Khu vực Việt Nam, các loài có nguy cơ tuyệt chủng là:

+ Động vật: Sói đỏ, cáo, gấu chó, hổ…

+ Thực vật: Trầm hương, kơ- nia,

(37)

Giáo viên tuyên dương, khen ngợi.

*Lưu ý: Khuyến khích Hs M1, M2 tham gia vào hoạt động chia sẻ.

tam thất (…)

- Bình chọn viết tốt nhất

* Củng cố, dặn dò: 1’ - Tiếp tục hoàn thiện bài viết

- VN tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ các loài động vật hoang dã

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

……….

TẬP LÀM VĂN

NGHE –KỂ: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nghe và nói lại được thông tin trong bài: Vươn tới các vì sao. Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được. Rèn cho học sinh kĩ năng nghe-kể và ghi chép sổ tay.

- GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, SGK, VBT - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu: 3’

* Khởi động : - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại

(38)

* Kết nối:

- Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng

chỗ

- Mở SGK 2. Luyện tập- Thực hành : 15’ ( UDCNTT)

Việc 1 : HD học sinh nghe- kể Bài 1:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV đọc bài: Giọng chậm rãi, tự hào.

- GV gọi HS đọc lần 2,3.

+ HS hoạt động nhóm 4

+ Cho HS quan sát tranh ảnh minh hoạ . + GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

- Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp

- GV nhắc HS chuẩn bị giấy, bút, nghe và ghi lại chính xác những con số, tên riêng, sự kiện.

+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1?

+ Ai là người bay lên con tàu đó?

+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất?

+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am- xtơ- rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?

+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?

*Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp

- 2 HS nêu yêu cầu

- 2 HS đọc

- HS chia sẻ về nội dung từng mục trong sách

- HS nghe và ghi chép lại

+ 12/4/1961

+ Ga –ga-rin + 1 vòng

+ 21/7/1969

(39)

- GV đánh giá chung

Lưu ý: Khuyến khích M1+M2 chia sẻ bài trước lớp

Việc 2: Viết bài Bài 2:

- Mời HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn học sinh dựa vào phần chia sẻ để ghi lại các ý chính vào sổ tay của mình

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT - Theo dõi học sinh viết

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp.

- Nhận xét về nội dung, hình thức, cách dùng từ, sử dụng dấu câu,...

- Giáo viên tuyên dương, khen ngợi.

*Lưu ý: Khuyến khích Hs M1, M2 tham gia vào hoạt động chia sẻ.

+ 1980

- Tuyên dương nhóm bạn nhớ chính xác, đầy đủ thông tin, thông báo hay, hấp dẫn.

- Hs nêu yêu cầu bài

- Lắng nghe.

*Hoạt động cá nhân -> cả lớp - 2 HS nêu yêu cầu

- HS viết bài vào vở BT

- HS đọc lại đoạn văn trước lớp - Hs nhận xét, chia sẻ, bổ sung Ví dụ:

a) Ngày 12- 4 -1961, Ga –ga-rin là người đầu tiên bay vào vũ trụ.

b) Ngày 21 – 7 – 1969, Am-xtơ-rông, người Mĩ là người đầu tiên lên mặt trăng.

c) Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ : Phậm Tuân, 1980.(…)

- Bình chọn viết tốt nhất

(40)

-Lắng nghe

* Củng cố, dặn dò: 1’ - Kể cho người thân nghe về các mốc sự kiện trong bài học

- VN thực hiện tìm hiểu thêm về con tàu vũ trụ và các hành tinh (sao Hoả, Mặt Trăng)

3. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

THỂ DỤC

BÀI 65: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM BA NGƯỜI. TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm ba người. Trò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được .Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật.

- Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, VS sạch sẽ.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ

chức

Phần mở đầ

u - GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Ôn bài TD phát triển chung (2 x 8 nhịp)

1-2’ - 1 lần

3-4’ - 1 lần

(41)

Phần cơ bản

1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người:

- Cho HS tập theo từng nhóm (3 em), đứng theo hình tam giác thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau. Sau 1 số lần cho HS đổi vị trí đứng, khi thực hiện tùy theo đường bóng cao hay thấp, gần hay xa để di chuyển tới bắt bóng. Khi bắt bóng xong, mới chuyển sang động tác tung bóng đi cho bạn

2. Nhảy dây kiểu chụm 2 chân:

- HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo khu

10 - 12’

4 - 5’

Phần kếtthúc

- Đứng thành vòng tròn, cúi người thả lỏng

- GV và HS hệ thống bài

1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 4 . Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

……….

TỰ NHIÊN XÃ HỘI BÀI 67: BỀ MẶT LỤC ĐỊA I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

-Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. Nắm được đặc điểm của suối, sông, hồ. Rèn cho HS kỹ năng quan sát

-GDHS chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

* KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quan sát, so sánh.

* GD BVMT:

(42)

- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên mơi trường sống của con người và các sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: UDCNTT, SGK, VBT - HS: SGK,VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động:5’

* Mở đầu:

+ Kể tên các châu lục trên Trái Đất.

+ Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? (...)

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

- Lớp chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ dưới sự điều hành của TBHT

- Lắng nghe – Mở SGK

2.Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành: 30’:

Việc 1: Tìm hiểu về bề mặt lục địa - GV giao nhiệm vụ

* Bước 1. HD học sinh quan sát hình SGK.

+ Chỉ trên hình 1 chỗ nào mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước.

* Bước 2. Trình bày kết quả thảo luận - GV bổ sung.

=>GV nhận xét và kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao (đồi núi), có chỗ bằng phẳng (đồng bằng, cao nguyên), có những dòng nước chảy (sông, suối) và những nơi chứa nước (ao, hồ)...

* Nhóm 2 – Lớp

- HS quan sát hình và thảo luận theo cặp:

+ Từng cặp HS quan sát H1- T128 thảo luận theo gợi ý của GV.

- KQ ghi phiếu học tập

- HS đại diện chia sẻ KQ

- HS nghe và nhắc lại

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Dựa theo tranh vẽ, kể lại từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của em:..

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.... Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 của